Sản dịch là gì? cảnh giác với triệu chứng bất thường

Sản dịch là gì? cảnh giác với triệu chứng bất thường

03-03-2021

Sau sinh bị ra sản dịch là hiện tượng bình thường, nhưng tình trạng này kéo dài sẽ khiến các sản phụ có cảm giác khó chịu.

Sản dịch là gì?

Sản dịch chỉ tình trạng dịch chảy từ âm đạo sau khi mẹ hoàn thành ca sinh. Trong sản dịch sẽ gồm máu, các mô từ lớp niêm mạc tử cung và có thể có cả vi khuẩn. Để đóng các mạch máu thì tử cung sẽ co bóp lại và vì thế lượng máu chảy ra ngoài giảm xuống khi thai được xuất ra khỏi cơ thể.

Trong vài ngày, sản dịch sẽ có sự thay đổi, màu đỏ tươi của sản dịch sẽ giảm dần ở vài tuần đầu khi dòng chảy trở nên ít dần.

Tùy thuộc vào cơ địa của từng đối tượng, sản dịch sau sinh sẽ kéo dài từ 2 – 4 tuần đến 2 tháng rồi biến mất. Để tráng sản dịch có thể lại xuất hiện, phụ nữ sau sinh không nên làm việc quá sức.

sản dịch

Sản dịch thường kéo dài bao lâu?

Dù là sinh thường hay sinh mổ thì ngay sau khi sinh con, sản dịch sẽ xuất hiện, trong 1 tuần, màu của sản dịch sẽ thay đổi từ màu đỏ tươi sang màu đỏ nâu, 10 ngày tiếp theo sản dịch sẽ chuyển sang màu vàng hoặc màu trắng bởi thành phần chủ yếu trong sản dịch là các tế bào bạch cầu và tế bào niêm mạc tử cung.

Xem thêm: Thai sản trọn gói

Sau sinh, tình trạng sản dịch thường kéo dài từ 2 – 4 tuần phụ thuộc vào cơ địa từng người. So với sinh thường, sản dịch sau sinh mổ thường ít hơn.

  • Sau sinh 3 ngày đầu, sản dịch gồm máu loãng và máu cục nhỏ có màu sẫm.

  • Từ 4-8 ngày, sản dịch sẽ trở nên loãng hơn, trong máu có lẫn ít chất nhầy nên màu máu sẽ nhạt hơn.

  • 9 ngày sau sinh thì sản dịch không có màu, sản dịch có màu trong hoặc màu trắng chứa lượng lớn bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử.

Những sản phụ sinh con lần đầu hoặc cho con bú sẽ hết sản dịch nhanh hơn do việc co hồi của tử cung nhanh hơn.

Sản dịch màu đỏ tươi vài tuần đầu sau sinh sau đó sẽ giảm dần khi dòng chảy dần dần ít đi. Sản dịch sẽ tiếp tục xuất hiện nếu sản phụ hoạt động quá nhiều hoặc quá sớm, làm việc quá sức.

sản dịch Sau sinh sản dịch sẽ có màu đỏ tươi và giảm dần khi dòng chảy ít đi

Sản dịch có mùi hôi do nguyên nhân nào?

Bình thường, khi sản dịch nhiều và đặc sẽ có mùi tanh nồng, còn ít và loãng màu hơn thì sẽ giảm dần mùi tanh.

Nếu như sản phụ đã vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhưng sản dịch có mùi hôi thì có thể do đường âm đạo bị nhiễm khuẩn.

Mùi hôi có thể kèm mủ, cảm giác nóng rát nơi âm đạo thì cần đi khám ngay. Nếu sản dịch vẫn ra sau 45 ngày lại kèm mùi hôi thì rất có thể sản phụ đã bị bế sản dịch.

Hiện tượng bế sản dịch là khi sản dịch không thoát ra ngoài được, thường gặp ở phụ nữ sinh con so với các dấu hiệu như bụng dưới căng tức, đau tràn, sản dịch ra từng chút một, kéo dài ngày, có mùi hôi, sốt 38 – 39 độ.

Bế sản dịch nếu không được điều trị sẽ rất nguy hiểm, dịch tử cung vẫn rỉ ra ngoài, rất lâu hết, ứ đọng gây nhiễm trùng nội mạc tử cung, khi viêm nhiễm nặng nề có thể dẫn đến viêm cơ tử cung toàn bộ, viêm hai phần phụ, viêm phúc mạc tiểu khung, viêm phúc mạc toàn bộ, thậm chí là bị nhiễm trùng huyết…

Chị em nên đi khám khi sản dịch có mùi hôi và kéo dài, tránh những biến chứng nặng nề.

Sản dịch màu nâu cần hết sức cẩn thận

Sau 2 – 3 tháng sau sinh mà sản phụ gặp phải tình trạng sản dịch màu nâu rất có thể là biến chứng hậu sản, nếu đi kèm thêm mùi hôi, đau bụng thì chị em cần đến bệnh viên ngay lập tức nếu không muốn đối mặt với các bệnh viêm phụ khoa nguy hiểm khác như:

Viêm âm đạo

Rối loạn nội tiết, nhiễm trùng từ vết mổ tầng sinh môn, nằm hay ngồi nhiều một chỗ, sản dịch ra nhiều đều là nguyên nhân khiến sản phụ dễ bị viêm âm đạo.

Khi bị viêm âm đạo, khí hư sẽ có màu nâu, mùi hôi, gây ngứa vùng kín.

Viêm nhiễm tử cung

Nếu việc chăm sóc và kiêng cữ không tốt sau khi sinh sẽ rất dễ khiến tử cung bị viêm nhiễm dẫn đến khí hư màu nâu, mùi hôi, đau bụng dưới, ngứa vùng kín.

Ung thư cổ tử cung

Những triệu chứng cảnh báo ung thư cổ tử cung sẽ sao gồm sản dịch màu nâu, xuất huyết âm đạo giữa chu kỳ kinh, mệt mỏi, giảm cân đột ngột.

Sau sinh gần 2 tháng mà chị em vẫn ra sản dịch thì cần đến khám ngay vì đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, để lâu sẽ càng trầm trọng hơn.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay