Nhịp tim thất thường, huyết áp biến đổi, vã mồ hôi nhiều,… là các triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Bệnh rất khó phát hiện nếu chỉ khám với chuyên gia tim mạch.
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật xảy ra đi hệ thần kinh tự chủ (hệ thần kinh thực vật) mất khả năng kiểm soát các chức năng tự động. Điều này khiến cho các bộ phận: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết, mồ hôi,… không được điều khiển theo ý muốn con người.
Hệ thần kinh tự chủ với chức năng điều hòa chu trình hoạt động của cơ quan nội tạng, điều hòa chuyển hóa vật chất khi bao gồm cả hai hệ thần kinh phó giao cảm và giao cảm. Trong đó, các hoạt động không cần sự điều khiển từ bộ não như: tạo nhịp tim, tiêu hóa thức ăn, tiết nước bọt,… sẽ tự được điều phối.
Khi sự mất cân bằng của 2 hệ giao cảm xảy ra, tình trạng rối loạn thần kinh thực vật sẽ bắt đầu. Ví dụ: khi hệ thần kinh giao cảm ra mệnh lệnh khiến nhịp tim và huyết áp cao hơn, thì hệ thần kinh phó cảm lại có phản ứng ngược lại làm chậm quá trình.
Rối loạn thần kinh thực vật gây ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể
Các triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật biểu hiện ở mỗi người là khác nhau. Các biểu hiện thường thấy của bệnh là:
Ngoài ra, bệnh nhân rối loạn thần kinh thực vật còn có các biểu hiện bên ngoài như: gây rụng tóc, khô da, hư móng tay và co giãn các mạch bất thường ở ngoài da.
Có thể bạn quan tâm:
Thông thường, bệnh rối loạn thần kinh thực vật xảy đến do bệnh nhân gặp nhiều căng thẳng do cuộc sống, do biến chứng của bệnh lý hoặc từ tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
Bệnh lý rối loạn thần kinh thực vật có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân
Cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật phụ thuộc vào điều tra bệnh sử về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh nhân. Trong trường hợp các nguyên nhân gây bệnh không được tìm thấy, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành điều trị thông qua các triệu chứng bệnh.
Bệnh nhân sẽ được kết hợp điều trị giữa phương pháp nội khoa và ngoại khoa.
Bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị rối loạn thần kinh thực vật sau khi kết thúc chẩn đoán về bệnh. Các danh mục thuốc dự kiến dùng trong điều trị bệnh là:
Trong suốt thời gian điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng thêm các loại vitamin nhóm B giúp làm giảm các triệu chứng.
Bệnh nhân rối loạn thần kinh thực vật cần uống thuốc đầy đủ, đúng liều
Phương án điều trị này thường được áp dụng với các bệnh nhân bị tăng tiết hồ hôi nhiều. Bệnh nhân được kết hợp điều trị với phương pháp vật lý trị liệu. Đó là: xông hơi, bấm huyệt, xoa bóp, tắm nóng, lạnh,…
Ngoài ra, phương án đốt hoặc cắt hạch giao cảm cũng là một trong số cách trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa sẽ không ưu tiên phương án này bởi chúng có ảnh hưởng đến cơ thể sau đó.
Cùng với các phương án điều trị như trên, người bệnh cũng cần kết hợp duy trì lối sống lành mạnh với các thói quen sinh hoạt đúng mực. Cụ thể là: tập thể dục thường xuyên, ăn uống đủ dinh dưỡng, không sử dụng các chất kích thích,… Bệnh nhân cũng cần suy nghĩ thông thoáng, tích cực và chia sẻ nhiều hơn với những người xung quanh để giải tỏa cảm xúc.
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật không phải là một bệnh lý cụ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân cần điều trị từ sớm để thiết lập lại trình tự cân bằng giữa hệ thần kinh phó giao cảm và giao cảm.
Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.