Chế độ tập luyện phục hồi dây chằng chéo trước sau phẫu thuật

Chế độ tập luyện phục hồi dây chằng chéo trước sau phẫu thuật

18-05-2023

Tập luyện phục hồi dây chằng chéo trước sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong đẩy nhanh quá trình làm lành khớp gối, giảm sưng đau, tránh cứng khớp, teo cơ và phục hồi tầm vận động của khớp gối.

Vì sao cần tập luyện phục hồi dây chằng chéo trước sau phẫu thuật?

Sau phẫu thuật dây chằng chéo trước, bệnh nhân cần nhiều tuần để khớp gối lành lại. Một chương trình tập luyện phục hồi chức năng ngay sau phẫu thuật là cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi, hạn chế biến chứng, đưa bệnh nhân trở lại các hoạt động hàng ngày bình thường và chơi thể thao ở cường độ như trước phẫu thuật.

Nguyên tắc tập luyện phục hồi dây chằng chéo trước sau phẫu thuật:

  • Bảo vệ và ổn định dây chằng mới.

  • Giảm sưng đau, kiểm soát viêm, hỗ trợ tuần hoàn máu.

  • Hạn chế cứng khớp, teo cơ do bất động.

  • Tăng sức mạnh cơ, phục hồi vận động khớp gối.

  • Khớp gối trở lại hoạt động bình thường.

phục hồi dây chằng chéo trước Tập luyện ngay sau phẫu thuật giúp đẩy nhanh quá trình làm lành khớp gối và phục hồi vận động.

Khi nào nên bắt đầu tập luyện phục hồi dây chằng chéo trước?

Tập luyện phục hồi dây chằng chéo trước nên được thực hiện ngay sau ngày phẫu thuật và có thể kéo dài đến 12 tháng. Để hỗ trợ quá trình tập luyện, bệnh nhân cần chuẩn bị nẹp gối và nạng phù hợp với chiều cao của bản thân.

Khi còn ở bệnh viện, người bệnh cần tập theo hướng dẫn của bác sĩ và chuyên viên vật lý trị liệu để đảm bảo đúng kỹ thuật, đúng phương pháp và tiếp tục thực hiện khi về nhà. Các bài tập gồm cách bảo vệ dây chằng mới, tập gia tăng sức mạnh cơ, tập đi lại với nạng, tập lên xuống cầu thang…

phục hồi dây chằng chéo trước Tập luyện phục hồi dây chằng chéo trước nên được thực hiện ngay sau ngày phẫu thuật.

Tập luyện phục hồi dây chằng chéo trước sau phẫu thuật

Giai đoạn 0 - 8 tuần

  • Nẹp gối: Trong tuần đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân cần nẹp gối duỗi hoàn toàn để bảo vệ mảnh ghép dây chằng mới, khóa nẹp khoảng 4 tuần.

  • Gấp gối: Bắt đầu gấp gối từ tuần thứ hai, tăng dần biên độ cho đến tuần 8 có thể gấp 90-100 độ.

  • Dùng nạng: Đi lại với sự hỗ trợ của cả hai nạng trong 3 tuần đầu. Từ tuần 4 có thể đi với một nạng, tỳ chân một phần và sau 8 tuần có thể bỏ nạng hoàn toàn.

  • Bài tập: Thực hiện các động tác gập duỗi cổ chân, day bánh chè, nâng chân, gấp gối thụ động, ép gối… Tần suất tập 20-30 lần/động tác, mỗi động tác giữ 10 giây, tập 3-5 đợt/ngày. Sau mỗi lần tập nên chườm lạnh từ 15-30 phút.

phục hồi dây chằng chéo trước Tập luyện phục hồi dây chằng chéo trước với nẹp gối.

Giai đoạn 9 - 12 tuần

  • Nẹp gối: Bỏ khóa nẹp và thay bằng bao gối.

  • Gấp gối: Có thể gấp gối tối đa.

  • Bài tập: Tiếp tục thực hiện các bài tập của giai đoạn trước và tăng cường với bài tập kiễng gót chân, gấp duỗi gối chủ động, khuỵu gối khi dựa tường…

phục hồi dây chằng chéo trước Bài tập gập gối với sự hỗ trợ của kỹ thuật viên trong tập luyện phục hồi dây chằng chéo trước.

Giai đoạn 4 - 9 tháng

  • Tiếp tục thực hiện các bài tập giai đoạn 2 với tạ đeo cổ chân hoặc tập với một chân phẫu thuật, động tác đạp tạ, squat nâng cao có tạ.

  • Kết hợp các bài tập vận động khác như bơi, tập lên xuống cầu thang, đạp xe…

Giai đoạn 9 - 12 tháng

  • Tiếp tục các tăng độ linh hoạt, mềm dẻo của xương khớp và tăng cường sức mạnh cơ.

  • Bắt đầu tập các bài tập kỹ năng chuyên biệt của môn thể thao nếu bệnh nhân là vận động viên như bóng đá, bóng chuyền, quần vợt… Tuy nhiên, nếu thấy đau mặt trước khớp gối sau khi tập luyện thì nên ngừng tập và báo cho chuyên viên vật lý trị liệu.

  • Có thể tiếp tục đeo bao gối trước khi tháo ra hoàn toàn.

Giai đoạn sau 12 tháng

  • Hoạt động, chơi thể thao bình thường.

  • Nên mang bao gối khoảng 02 năm để hỗ trợ bảo vệ khớp gối.

Lưu ý khi tập luyện phục hồi dây chằng chéo trước sau phẫu thuật

Trong quá trình tập luyện, bệnh nhân có thể bị té ngã do cơ còn yếu. Để hạn chế nguy cơ té ngã và chấn thương, cần chú ý một số điều sau:

  • Tuân thủ hướng dẫn tập luyện của bác sĩ và chuyên viên vật lý trị liệu.

  • Thận trọng khi di chuyển qua sàn nhà ướt, thảm, dây điện trên sàn, thú cưng…

  • Không cố tập chịu sức nặng lên chân phẫu thuật nhiều hơn chỉ định của bác sĩ.

  • Không ngồi bắt chéo chân.

  • Đảm bảo đủ ánh sáng để đi lại tại các phòng, hành lang.

  • Hạn chế các vật dụng đặt trong phòng để tránh va đập khi đi lại.

  • Nghỉ ngơi và hỏi ý kiến bác sĩ khi tập luyện thấy mệt, chóng mặt.

Trong quá tập luyện phục hồi dây chằng chéo trước sau phẫu thuật, nếu cảm thấy đau nhiều hơn, cảm thấy mất vững khớp gối, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để xác định nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục kịp thời.

phục hồi dây chằng chéo trước Cần liên hệ với bác sĩ nếu cảm thấy đau nhiều trong quá trình tập luyện.

Tại Hà Nội, Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và phục hồi dây chằng chéo trước được đông đảo khách hàng lựa chọn và đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn dịch vụ.

  • Bệnh nhân hoàn toàn yên tâm với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, từng công tác tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Royal North Shore Úc…

  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại nhập khẩu đồng bộ từ Đức giúp hỗ trợ tăng sức mạnh cơ, tăng cường vận động.

  • Kết hợp kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo giúp giảm đau nhanh chóng, giảm co cứng cơ, teo cơ, thư giãn cơ hiệu quả.

  • Đặc biệt, người bệnh đến phục hồi dây chằng chéo trước tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sẽ được tận hưởng nhiều tiện ích như không gian bệnh viện khách sạn 5 sao; lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám; bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng; làm việc cả Thứ Bảy và Chủ Nhật không phát sinh phí.

Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn phương pháp phục hồi dây chằng chéo trước tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0911.858.622 hoặc đăng ký thông tin để được hỗ trợ.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý. Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: 

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay