Polyp trực tràng là gì? nguyên nhân và cách điều trị

Polyp trực tràng là gì? nguyên nhân và cách điều trị

12-05-2020

Polyp trực tràng là một bệnh phổ biến thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt đối với người cao tuổi. Nếu không có biện pháp chữa trị sớm để polyp tăng số lượng lên nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ cao tiềm ẩn ung thư.

Polyp trực tràng là gì?

Polyp trực tràng là tình trạng xuất hiện những khối u lồi nằm ở thành ruột hoặc trong lòng trực tràng.

Đa số các polyp trực tràng đều lành tính nếu có kích thước nhỏ, tuy nhiên nếu polyp phát triển có kích thước lớn sẽ chuyển sang ác tính, tăng khả năng bị ung thư cao.

Về hình dạng, nhìn chung polyp trực tràng có 2 dạng: không cuống (polyp phẳng) và có cuống, trong đó loại không cuống có độ phổ biến hơn.

Về mặt bệnh học, polyp trực tràng còn chia làm 2 dạng khác nhau với mức độ nguy hiểm cũng khác nhau là polyp tuyến (polyp phát triển bất thường) và polyp không phải dạng tuyến (không phát triển bất thường). Theo đó có thể phân chia các loại polyp trực tràng hay gặp như sau:

  • U tuyến ống: chiếm khoảng 70% các trường hợp, là loại polyp phổ biến nhất. Đây là loại polyp mà cấu trúc tế bào vẫn giữ được cấu trúc bình thường theo dạng ống

  • Polyp tăng sản: là một polyp không phải dạng tuyến, thường có kích thước nhỏ. Trong các loại polyp, loại polyp này có nguy cơ thấp chuyển thành ung thư nên người bệnh không cần quá lo lắng khi gặp phải

  • Polyp răng cưa: đây là loại polyp nhỏ (thường dưới 5mm), hình dạng tròn và không có cuống. Polyp răng cưa khó phát hiện, là một loại u tuyến nguy hiểm và có thể phát triển thành ung thư. Tùy thuộc vào kích thước, dạng mô bệnh học và mức độ loạn sản lúc được phát hiện của polyp mà các khối u có nguy cơ ác tính khác nhau

  • Polyp viêm: Thường xảy ra ở người bệnh bị viêm ruột. Đây không phải là một loại polyp thật sự mà thực chất là một phản ứng với tình trạng viêm mạn tính ở trực tràng, thường xuất hiện ở người bệnh viêm đại tràng thể loét mạn tính hoặc người bệnh Crohn đại trực tràng

  • U tuyến ống nhánh: Có khoảng 5-15% người bệnh mắc phải loại polyp này. Polyp có kích thước thay đổi, có cuống hoặc không có cuống và có nguy cơ ung thư hóa thấp

polyp-truc-trang Polyp trực tràng là tình trạng xuất hiện những khối u lồi nằm ở thành ruột hoặc trong lòng trực tràng

Nguyên nhân hình thành polyp trực tràng

Polyp trực tràng là một khối tế bào nhỏ trên niêm mạc đại tràng, được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc. Nguyên nhân cụ thể hình thành nên polyp trực tràng hiện vẫn chưa được làm rõ. 

Đa phần các polyp đại trực tràng là lành tính. Tuy nhiên theo thời gian, một số polyp có thể phát triển thành ung thư, nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh polyp trực tràng đặc biệt là với những người có yếu tố nguy cơ cao

như:

  • Người từ 50 tuổi trở lên

  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh polyp hoặc ung thư đại trực tràng

  • Người mang gen di truyền hiếm gặp khiến người bệnh có nguy cơ cao phát triển polyp

  • Người có tiền sử mắc polyp tiêu hóa

  • Người mắc bệnh viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn

  • Phụ nữ bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư tử cung trước 50 tuổi

  • Người mắc bệnh tiểu đường

  • Người mắc chứng rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Lynch hoặc hội chứng Gardner

Ngoài ra, một số thói quen cũng làm tăng nguy cơ mắc polyp trực tràng bao gồm:

  • Chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ

  • Sử dụng thuốc lá và rượu

  • Ít tập hoặc không tập thể dục

  • Cơ thể béo phì, thừa cân

Chế độ ăn nhiều chất béo không tốt là nguyên nhân hình thành polyp trực tràng Chế độ ăn nhiều chất béo không tốt là nguyên nhân hình thành polyp trực tràng

Triệu chứng của bệnh polyp trực tràng

  • Đi ngoài phân có máu tươi: Đây là dấu hiệu dễ phát hiện bệnh nhất, khi đi ngoài người bệnh sẽ thấy máu phủ ngoài mặt phân, phân có khuôn và không trộn lẫn với máu.

  • Cuống polyp sa ra ngoài (sa trực tràng): Trường hợp polyp trực tràng có cuống dài có thể sa ra ngoài hậu môn gây cảm giác khó chịu.

  • Bề mặt niêm mạc của polyp tuyến tròn có màu , sáng bóng và có hình bông cải, chỉ có thể phát hiện thông qua nội soi trực tràng.

  • Đau buốt hậu môn: Nếu cảm giác đau buốt hậu môn xuất hiện, đi ngoài máu kèm dịch nhầy rất có thể polyp trực tràng đã bị viêm, cần đi soi kiểm tra trực tràng ngay.

Polyp trực tràng có nguy hiểm không?

  • Tiềm ẩn nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng

    : Polyp trực tràng đa phần đều lành tính, tuy nhiên nếu polyp tăng số lượng và kích thước lớn sẽ dẫn đến nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng.
  • Đau buốt khi đi ngoài, máu trong phân: Khi bị polyp trực tràng ở giai đoạn muộn, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng khó chịu, đau buốt ở hậu môn khi đi ngoài, thậm chí còn bị tiêu chảy, đau quặn bụng.

Ung thư trực tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của polyp trực tràng Ung thư trực tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của polyp trực tràng

Phương pháp chẩn đoán polyp trực tràng

Để có thể chẩn đoán được polyp trực tràng, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và hỏi thăm tình trạng bệnh của bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp cận lâm sàng khác như:

  • Nội soi trực tràng: đây là phương pháp chính xác nhất để phát hiện polyp, u trực tràng. Khi

    nội soi trực tràng

    phát hiện được polyp, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi toàn bộ bên trong ruột già để kiểm tra. Cách kiểm tra toàn bộ trực tràng - ruột già sẽ giúp phát hiện thêm polyp, bởi người bệnh thường sẽ có nhiều hơn một polyp và bất kì polyp nào cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. 

Khi phát hiện polyp, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật để cắt bỏ polyp trực tràng.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp bác sĩ có thể thông qua nội soi để thực hiện sinh thiết để xác định polyp lành tính hay ác tính

  • Chụp X-quang có thuốc cản quang cũng được sử dụng để chẩn đoán polyp trực tràng, phương pháp này có thể phát hiện được polyp hay khối u trực tràng, nhược điểm là dễ bỏ sót những polyp nhỏ.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner)/ chụp cộng hưởng từ cũng được đưa vào để chẩn đoán bệnh.

Cách điều trị polyp trực tràng

Cắt bỏ hết những polyp ở ruột già và trực tràng là phương pháp được khuyến khích nhất vì những khối polyp này có thể dẫn tới ung thư.

  • Polyp có cuống sẽ được cắt bỏ trong quá trình nội soi trực tràng bằng cách dùng dao để cắt hoặc dao để đốt điện

  • Nếu như polyp không có cuống hoặc không thể cắt đi khi nội soi thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật mổ

  • Trong trường hợp polyp đã phát triển thành ung thư, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng lan rộng của khối ung thư. Để xác định tình trạng bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết và quan sát mô tế bào ở dưới kính hiển vi. 

Nếu như ung thư đã xâm lấn vào các cuống polyp, sẽ cần cắt bỏ polyp ác tính, ngoài ra những đoạn ruột già có polyp có tế bào ung thư cũng sẽ cần cắt bỏ và tiến hành ghép trực tràng vào cùng với ruột non. 

Sau khi trực tràng bị cắt bỏ, bác sĩ sẽ phải phẫu thuật tạo một lỗ mở ở ruột non ra ngoài thành bụng (mở thông hồi tràng hoặc tạo hậu môn nhân tạo) để giúp bệnh nhân có thể đi vệ sinh. Chất thải được đưa qua thông lỗ mở rồi thông vào trong túi dùng một lần.

Hiện nay có một số loại thuốc chống viêm không chứa steroid đang trong quá trình kiểm chứng về khả năng tiêu diệt những khối u do polyp gia đình gây ra. Tuy nhiên tác dụng của thuốc chỉ là tạm thời, khi bệnh nhân ngừng thuốc thì polyp sẽ bắt đầu phát triển từ từ trở lại.

Cắt polyp là phương pháp được khuyến khích điều trị polyp trực tràng Cắt polyp là phương pháp được khuyến khích điều trị polyp trực tràng

Phòng ngừa polyp trực tràng

Có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh polyp trực tràng và ung thư đại trực tràng bằng cách kiểm tra y tế thường xuyên. Bên cạnh đó một số thay đổi lối sống cũng có thể giúp phòng ngừa polyp trực tràng:

  • Áp dụng thói quen lành mạnh vào lối sống: Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc trong chế độ ăn uống và giảm lượng chất béo dung nạp. Hạn chế uống rượu và bỏ thuốc lá. Duy trì hoạt động thể chất và trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.

  • Bổ sung canxi và vitamin D: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung canxi và vitamin D có thể giúp ngăn ngừa tái phát u tuyến đại tràng. Bạn có thể uống thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc bổ sung qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày.

  • Nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh polyp trực tràng, hãy cân nhắc việc đi khám kiểm tra.

Nội soi tầm soát và điều trị polyp trực tràng ở đâu uy tín và hiệu quả?

Polyp trực tràng là vấn đề tiêu hóa có thể gặp phải ở mọi đối tượng, có thể lành tính hoặc ác tính. Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm giúp giảm tối đa nguy cơ tiến triển thành ung thư. Để có kết quả thăm khám, điều trị hiệu quả, người bệnh nên tìm đến những cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Hiện tại,

Trung tâm Tiêu hóa – BVĐK Hồng Ngọc

với nhiều ưu điểm vượt trội về chuyên môn và chất lượng dịch vụ, được đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để điều trị các bệnh lý về tiêu hóa và tầm soát ung thư trực tràng với:

  • Đội ngũ bác sĩ tiêu hóa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm: TTND.PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng – Nguyên Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn, BV Hữu Nghị Việt Đức, Phó Chủ tịch hội Hậu môn – Đại trực tràng Việt Nam, Hội viên Hội thầy thuốc điều trị các bệnh lý Đại trực tràng – Hậu môn của Cộng hoà Pháp; Tiến sĩ Đặng Thị Kim Oanh – Hội viên Hội Tiêu hóa Gan mật Thái Bình Dương; Ths. BS Lê Thị Vân Anh – hơn 30 năm kinh nghiệm từ BV Bạch Mai cùng đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa tại Nhật Bản, Hàn Quốc.

  • Áp dụng công nghệ nội soi NBI sử dụng dàn máy Olympus CV-190 tiên tiến từ Nhật Bản giúp phát hiện sớm và chính xác các dấu hiệu bất thường tại các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa

  • Quy trình trước – trong – sau nội soi tiêu chuẩn an toàn

  • Khám tiền mê với bác sĩ giàu kinh nghiệm, xét nghiệm đầy đủ đảm bảo chống chỉ định

  • Dịch vụ chất lượng cao trong thăm khám tiêu hóa và thực hiện các ca tiểu phẫu, phẫu thuật hệ tiêu hóa như:

    phẫu thuật trực tràng; cắt polyp trực tràng, dạ dày, đại tràng… hay những ca

    đại phẫu như khâu lỗ thủng dạ dày, ruột non; cắt ruột thừa, túi mật; mở ống mật chủ lấy sỏi; cắt nang ống mật chủ; phẫu thuật nối mật ruột…

  • Không gian sạch, thoáng, trải nghiệm tiện ích bệnh viện khách sạn 5*

  • Nhân viên y tế chuyên nghiệp, chu đáo.

Trung tâm Tiêu hóa – Gan Mật – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc:

  • BV Hồng Ngọc Phúc Trường Minh, Số 8, Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

  • BVĐK Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

  • Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Email: trungtamtieuhoa@hongngochospital.vn

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Đặt lịch trước để chọn Bác sĩ miễn phí và nhận ưu đãi riêng

Nếu quý khách có nhu cầu nhận tư vấn, đặt lịch khám tại

Trung tâm Tiêu hóa – Bệnh viện Hồng Ngọc

, vui lòng liên hệ hotline

0911 908 856

hoặc đăng ký

TẠI ĐÂY

:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.
Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay