Hẹp ống sống thắt lưng là bệnh lý xương khớp thường gặp ở người lớn tuổi, nhất là nữ giới trên 50 tuổi. Bệnh gây ra những cơn đau nhức dai dẳng, khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về bệnh hẹp ống sống thắt lưng.
Cột sống được cấu tạo từ nhiều đốt sống đan xen với đĩa đệm có tác dụng nâng đỡ cơ thể. Trong mỗi đốt sống đều một lỗ sống để tủy sống và các rễ thần kinh đi qua. Các đốt sống xếp chồng lên nhau khiến lỗ sống thông nhau tạo thành một khoang rỗng xuyên suốt cột sống được gọi là ống sống.
Hẹp ống sống thắt lưng xảy ra khi không gian bên trong ống sống bị thu hẹp chèn ép lên các rễ thần kinh, tủy sống đi qua cột sống, gây ra các những cơn đau thắt lưng và đau thần dây kinh tọa. Người bệnh cũng có thể không gặp bất kỳ dấu hiệu nào cho đến khi các bệnh chuyển biến xấu đi theo thời gian.
Hẹp ống sống thắt lưng làm khoang ống sống bị thu hẹp chèn ép lên các rễ thần kinh, tủy sống
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến hẹp ống sống thắt lưng:
Nguyên nhân bẩm sinh
Người bệnh ngay từ khi sinh ra đã có phần ống sống nhỏ hơn bình thường. Vì vậy, trong quá trình sống có nhiều nguy cơ bị hẹp hơn người khác.
Ngoài ra, dị tật vẹo cột sống bẩm sinh cũng có thể khiến cho người bệnh có nguy cơ bị hẹp ống sống thắt lưng cao hơn.
Nguyên nhân bệnh lý
Thoái hóa làm dày dây chằng cột sống gây ra tình trạng lấn chiếm vào khoảng trống trong lòng ống sống; dẫn tới việc hình thành các gai xương từ thân đốt sống. Các gai xương này phát triển vào thân ống sống và dần chèn ép lên tủy sống.
Ngoài ta, các chứng rối loạn bất thường cấu trúc xương như bệnh Paget xương cũng có thể làm cho xương cột sống bị phát triển quá mức.
Các gai xương gây chèn ép lên tủy sống.
Có thể bạn quan tâm:
Nhìn chung, người bị hẹp ống sống sẽ phải trải qua những cơn đau nhức âm ỉ với tần suất thường xuyên, đôi khi là đau đớn dữ dội làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh.
Hẹp ống sống thắt lưng chiếm đến 75% trong các ca hẹp ống sống. Đặc biệt, thắt lưng là vùng chứa dây thần kinh tọa nên ống sống ở đây dễ bị hẹp do dây thần kinh chèn ép khiến người bệnh có những biểu hiện đau dây thần kinh tọa:
Tuy nhiên, mức độ và biểu hiện của bệnh hẹp ống sống còn phụ thuộc vào các yếu tố như ống sống hẹp nhiều hay ít, tình trạng đau, sự nhạy cảm các dây thần kinh bị chèn ép,…
Đau lưng là triệu chứng thường gặp khi bị hẹp ống sống thắt lưng
Việc lựa chọn phương pháp điều trị ống sống thắt lưng còn tùy vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng và mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Thông thường, điều trị bảo tồn bằng thuốc và các bài tập vật lý trị liệu vẫn là những phương pháp được ưu tiên áp dụng trước, sau cùng nếu những phương pháp đó không còn tác dụng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.
Sử dụng thuốc
Mục đích sử dụng các loại thuốc là giúp giảm đau, kháng viêm, bổ xương khớp và phục hồi chức năng. Sau thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê đơn thuốc phù hợp.
Một số loại thuốc được dùng để điều trị bệnh hẹp ống sống thắt lưng như:
Điều trị không dùng thuốc
Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh nên áp dụng các bài tập vật lý trị liệu, xoa bóp hoặc bấm huyệt để giảm tình trạng đau nhức. Các phương pháp này sẽ giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng đau nhức và hạn chế lạm dụng thuốc.
Trị liệu bằng máy điện xung giao thoa giúp giảm đau nhức lưng tức thì
Phẫu thuật
Khi phương pháp điều trị bảo tồn không còn tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân phẫu thuật. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân xác định phương pháp phù hợp nhất và giảm thiểu các tổn thương.
Bệnh nhân sẽ được cân nhắc phẫu thuật nếu thuộc trong nhóm các đối tượng dưới đây:
Những phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh hẹp ống sống thắt lưng bao gồm:
Phẫu thuật mở rộng ống sống
Thực hiện các biện pháp dưới đây để phòng ngừa và làm chậm sự tiến triển của bệnh hẹp ống sống thắt lưng:
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh hẹp ống sống thắt lưng. Nếu quý khách có nhu cầu nhận tư vấn và đăng ký khám bệnh hẹp ống sống thắt lưng tại BV Hồng Ngọc, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc