Giảm sức nghe đột ngột do đâu?

Giảm sức nghe đột ngột do đâu?

15-11-2013
Sống khỏe

Giảm sức nghe đột ngột là hiện tượng sức nghe 1 hoặc 2 bên tai mất đi nhanh chóng do tổn thương dây thần kinh thính giác – thần kinh nghe. Sự thay đổi nhanh chóng của khí hậu trong mùa đông, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm đã làm cho số bệnh nhân nghe kém tăng lên đáng kể ở mọi quốc gia trên thế giới. Đây là một bệnh được xếp vào nhóm cấp cứu trong chuyên khoa tai mũi họng – cấp cứu về sức nghe.

Vì sao giảm sức nghe đột ngột?

Nguyên nhân gây giảm sức nghe đột ngột có rất nhiều như zonna virus, nhiễm độc thuốc, xuất huyết tai trong, hội chứng tăng áp lực nội dịch tai trong – hội chứng Meniere, u dây thần kinh số VIII… nhưng người ta cho rằng nguyên nhân hay gặp nhất là do rối loạn vận mạch của các mạch máu nuôi dưỡng vùng tai trong (nơi có ốc tai từ đó hình thành nên dây thần kinh nghe).

Hiện tượng rối loạn vận mạch này rất hay gặp khi cơ thể gặp lạnh. Nhiệt độ cơ thể giảm làm cho các mạch máu trong cơ thể co lại để làm nóng, đồng thời làm giảm tưới máu cho các cơ quan mà nó cung cấp, trong đó có dây thần kinh nghe làm dây thần kinh này dễ bị tổn thương nếu kèm thêm các yếu tố thuận lợi phối hợp như cơ thể sẵn có các bệnh nội khoa mạn tính kể trên, đang có viêm cấp vùng mũi họng, phụ nữ sau sinh, tắm lạnh…

giảm sức nghe đột ngột

Dấu hiệu giảm sức nghe đột ngột

Những biểu hiện báo trước khi bệnh nhân bị giảm sức nghe đột ngột cũng không rõ ràng, đồng thời giảm sức nghe 1 bên dù hoàn toàn cũng chỉ làm giảm 12% tổng sức nghe của cơ thể nên nếu bệnh nhân không làm những nghề cần sự tinh tế như ca sĩ, nhạc sĩ… thì họ sẽ khó phát hiện ra sự suy giảm sức nghe của mình.

Sau khi nhớ lại, bệnh nhân kể rằng trước khi bị điếc đột ngột họ cảm thấy đầu óc trống rỗng, nhẹ bẫng kèm theo đau nửa đầu bên tai sắp bị điếc, đi đứng không vững, chóng mặt.

Sau đó vài giờ, bệnh nhân nghe thấy tiếng ù trong tai, tiếng ù lúc đầu nghe như tiếng gió rít sau đó chuyển sang như có dế kêu trong tai kèm theo sức nghe của tai giảm đi, mức độ suy giảm sức nghe cũng tùy theo từng bệnh nhân.

Tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng nghe kém ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Nhiều bệnh nhân bị nghe kém đột ngột mà không biết, họ bỏ qua 3 “ngày vàng” đầu tiên có thể phục hồi sức nghe tuyệt đối.

Quan sát trên kính hiển vi bộ phận thần kinh của ếch, người ta nhận thấy tổn thương thần kinh sau 3 ngày khó có dấu hiệu phục hồi.

ù tai

Dự phòng và điều trị giảm sức nghe đột ngột

Các bệnh nhân nghe kém đột ngột thường đi khám vì tiếng ù trong tai bên bệnh và định hướng âm thanh khó khăn mà không phải vì cảm thấy sức nghe bên đó giảm.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học của Trường Đại học Cambridge, những người có cơ địa dị ứng, thoái hóa cột sống cổ, mắc một số bệnh nội khoa như mỡ máu cao, acid uric trong máu tăng, huyết áp thấp, huyết áp cao… đều rất dễ bị nghe kém đột ngột.  

Đặc biệt khi những đối tượng này đi ra ngoài trời lạnh, nhất là tắm ngay sau khi hoạt động thể thao. Vì thế, để bảo vệ sức nghe trong mùa lạnh, nên tránh ra ngoài trời quá sớm hoặc quá khuya, khi không khí có nhiều sương, độ ẩm cao.

Không tắm gội trước 7 giờ sáng và sau 20 giờ. Mặc ấm trước khi ra ngoài trời lạnh. Nếu có bật lò sưởi hay điều hòa ấm, cần tắt trước khi ra ngoài 15 phút để cơ thể quen dần với sự thay đổi của nhiệt độ.

Điếc đột ngột có thể tái phát, những lần sau sẽ nặng hơn lần trước hoặc lan sang tai bên đối diện nên những bệnh nhân đã mắc bệnh cần phải được đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng.

Những bệnh nhân đã bị điếc đột ngột cần điều trị thuốc dự phòng kết hợp việc đeo máy trợ thính kích thích dây thần kinh thính giác hoạt động tránh hiện tượng thoái hóa tiếp theo của dây thần kinh gây cho sức nghe giảm dần.

Đồng thời tìm hiểu thêm một số nguyên nhân toàn thân có khả năng gây bệnh để kết hợp điều trị. Nếu bệnh xuất hiện lại thì thời gian phát hiện là rất quan trọng trong tiên lượng bệnh. Điều trị nội khoa cần được tiến hành ngay.

Phác đồ điều trị có hiệu quả hiện nay là nghỉ ngơi tuyệt đối và tiêm truyền kháng sinh, chống viêm, giãn mạch, vitamin hỗ trợ thần kinh, thuốc chống dị ứng cũng như an thần trong 10 – 20 ngày.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay