Mỏm trâm là mỏm xương một đầu gắn vào xương thái dương. Chiều dài mỏm trâm bình thường là khoảng dưới 2cm, nhưng cô Đinh Thị T. ở Hà Nội lại có phần xương mỏm trâm bị cốt hóa dài đến 4cm cực kỳ hiếm gặp và nguy hiểm.
Ngày 28/9/2022 vừa qua, Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc đã phát hiện bệnh lý dài mỏm trâm và phẫu thuật thành công cho cô.
Từ triệu chứng đau mắc vùng họng không rõ nguyên nhân
Được biết, cô Đinh Thi T. đến khám tại Hồng Ngọc trong tình trạng đau rát vùng họng, khó nuốt như mắc phải xương cá. Cô cũng đã đi khám nhiều nơi nhưng chỉ được chẩn đoán là viêm amidan và vẫn tiếp tục uống thuốc điều trị. Tuy nhiên, bệnh vẫn không thuyên giảm mà có triệu chứng gia tăng.
Ths.Bs Nguyễn Xuân Quang - Phó khoa TMH và PT Đầu Cổ BVĐK Hồng Ngọc đã chẩn đoán cô T. bị mắc bệnh dài xương mỏm trâm - một bệnh lý cực kì hiếm gặp.
“Ngay khi thăm khám tôi đã nhận định đây không chỉ là triệu chứng viêm amidan thông thường mà giống với bệnh dài xương mỏm trâm. Bệnh này khá hiếm gặp và khó chẩn đoán, cần kinh nghiệm lâu năm và ứng dụng kỹ thuật chụp phim CT 3D hiện đại để có thể đo được kích thước chiều dài xương mỏm trâm một cách chính xác nhấ
t.”
Bs Quang cho biết thêm:
“Không nằm ngoài dự đoán, hình ảnh
phim CT-Scan vùng cổ mặt 3D
hiện rõ hai bên xương mỏm trâm của bệnh nhân dài tới 4cm, gấp đôi bình thường”.
"Mỏm trâm là mỏm xương một đầu gắn vào xương thái dương. Xương này thì ai cũng có nhưng kích thước bình thường chỉ dài khoảng 2cm. Tuy nhiên khi tuổi tác càng cao, gân bám ở đầu xương cốt hóa khiến chúng dài dần ra. Lâu ngày, xương mỏm trâm chèn ép vào vùng họng gây nên cảm giác đau nhức, khó chịu như bị mắc xương cá. Như trường hợp bệnh nhân T, xương đã dài đến 4cm, có nguy cơ đâm chéo vào vùng họng
"
-
Bs cho biết thêm.
Qua phim CT Scan 3D
phát hiện xương mỏm trâm dài 4cm
Đến ca phẫu thuật hy hữu - cắt xương mỏm trâm dài 4cm
Ngay lập tức bệnh nhân được chỉ định tiến hành phẫu thuật nội soi cắt xương mỏm trâm qua đường miệng. Đây là phương pháp tối ưu nhất dành cho bệnh nhân, vừa an toàn lại không ảnh hưởng đến thẩm mỹ phần cổ. Tuy nhiên, mỏm trâm nằm dưới amidan và các cơ siết họng, phải cắt bỏ amidan và tách các cơ siết họng để bộc lộ mỏm trâm. Xung quanh có nhiều các bộ phận quan trọng như bó mạch cảnh, nếu phẫu thuật viên thiếu kinh nghiệm có thể làm tổn thương bó mạch cảnh, gây biến chứng chảy máu có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Phẫu thuật nội soi loại bỏ xương mỏm trâm dài 4cm
Ca phẫu thuật kéo dài 45 phút và diễn ra rất thuận lợi. Kíp mổ loại bỏ thành công 2 đoạn xương mỏm trâm dài khoảng 2cm. Sau phẫu thuật, sức khỏe cô T. ổn định. Cô được xuất viện chỉ sau 2 ngày.
Hình ảnh xương mỏm trâm sau khi được loại bỏ
Chuyên gia cảnh báo
Dài xương mỏm trâm tuy là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại có thể xảy ra với tất cả mọi người, đặc biệt những người cao tuổi, biểu hiện ban đầu rất dễ nhầm lẫn với viêm amidan thông thường.
Bs Xuân Quang cảnh báo:
“Bệnh dài xương mỏm trâm biểu hiện ban đầu khá dễ nhầm lẫn với viêm amidan thông thường. Khi bệnh nhân nuốt hoặc thực hiện các động tác liên quan đến cơ vùng họng sẽ bị co kéo, quệt vào đầu xương gây nên cảm giác đau nhức, khó chịu, sờ hố amidan thấy đầu mỏm trâm. Nếu không điều trị kịp thời, xương mỏm trâm ngày một dài ra sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh gây viêm nhiễm, sưng đau và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nữa.”
Chính vì vậy khi phát hiện mình bị đau họng, nuốt vướng, ăn uống khó khăn, đau khi quay đầu, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt tại cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị kịp thời.