Suốt nhiều tuần phải quỳ ngủ vì cơn đau thoát vị đĩa đệm

Suốt nhiều tuần phải quỳ ngủ vì cơn đau thoát vị đĩa đệm

02-06-2023

Những cơn đau nhức thắt lưng do thoát vị đĩa đệm hành hạ khiến bệnh nhân N.K.L không thể vận động bình thường mà chỉ có thể ngồi quỳ để cảm thấy dễ chịu trong suốt nhiều tuần. Sau 15 phút tiêm thẩm phân, bệnh nhân gần như hết đau hoàn toàn, có thể đi lại thoải mái - điều mà trước đây bệnh nhân chưa dám nghĩ đến.

Mất ăn, mất ngủ vì thoát vị đĩa đệm

Bệnh nhân N.K.L (80 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau nhức thắt lưng dữ dội, đau và tê bì vùng mông và chân trái. Các cơn đau tăng lên khi gấp, duỗi chân khiến bệnh nhân không thể duỗi thẳng chân trái, chỉ ngồi ở tư thế quỳ là dễ chịu nhất, muốn nằm phải lựa nghiêng người và hạ xuống từ từ.

Theo chia sẻ của người nhà, bệnh nhân dù tuổi cao nhưng trước đó vẫn có thể đi bộ khá xa, thậm chí tự lái ô tô đi về quê mà không bị ảnh hưởng gì. Từ ngày bị các cơn đau hành hạ, bệnh nhân đi lại khó khăn, thậm chí phải cần người dìu, đỡ, lại mất ngủ, ăn uống kém nên tinh thần suy sụp.

tiêm thẩm phân Tư thế ngồi quỳ giúp bệnh nhân đỡ đau nhất trong nhiều tuần gần đây.

Sau thăm khám, bác sĩ chỉ định bệnh nhân chụp cộng hưởng từ MRI cột sống thắt lưng. Kết quả phát hiện bệnh nhân bị thoát vị lớn đĩa đệm L4/L5. Do trước đó bệnh nhân từng điều trị bảo tồn với thuốc giảm đau, chống viêm kết hợp vật lý trị liệu, tiêm thuốc steroid ngoài màng cứng dưới hướng dẫn siêu âm nhưng đau không thuyên giảm nên các bác sĩ khoa Cơ xương khớp và Điện quang can thiệp - Chẩn đoán hình ảnh đã nhanh chóng tiến hành hội chẩn và quyết định điều trị bằng kỹ thuật tiêm thẩm phân dưới hướng dẫn của máy chụp mạch số hóa xóa nền.

Lý giải về điều này, TS.BS Trịnh Tú Tâm (Trưởng khoa Điện quang can thiệp - Chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc) chia sẻ “Bệnh nhân cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền, việc dùng thuốc giảm đau, chống viêm kéo dài có thể gây nhiều tác dụng phụ đối với tim mạch, dạ dày, thận hoặc gây phản ứng với các thuốc điều trị bệnh lý khác. Bên cạnh đó, bệnh nhân đau nhiều và không đáp ứng với điều trị nội khoa nên bắt buộc phải lên phác đồ điều trị phù hợp hơn.”

tiêm thẩm phân Hình ảnh thoát vị đĩa đệm lớn ở vị trí tầng L4/L5 trên phim MRI.

Tiêm thẩm phân - 15 phút chấm dứt đau thắt lưng dai dẳng do thoát vị đĩa đệm

Sau khi nghe bác sĩ giải thích chi tiết về ưu, nhược điểm của kỹ thuật tiêm thẩm phân, bệnh nhân đồng ý thực hiện. Quy trình tiêm thẩm phân được tiến hành với một chiếc kim nhỏ như sợi tóc được đưa vào vị trí rễ thần kinh bị chèn ép gây đau, dưới hướng dẫn của màn tăng sáng.

Sau khi đưa kim tới vị trí mốc giải phẫu tương ứng vùng tổn thương, bác sĩ sẽ bơm thuốc cản quang để kiểm tra chính xác vị trí kim có nằm cạnh rễ thần kinh cần điều trị hay không rồi mới tiến hành bơm thuốc tê và kháng viêm. Thủ thuật không cần gây mê, không mất máu, diễn ra nhanh chóng và an toàn tại phòng mổ chất lượng cao, đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.

tiêm thẩm phân Thủ thuật tiêm thẩm phân diễn ra nhanh chóng, không gây mê.

Sau tiêm 15 phút, bệnh nhân đỡ đau rõ rệt và được ra viện trong ngày. Khi được hỏi về cảm nhận sau tiêm, bệnh nhân N.K.L chia sẻ “Nếu biết đơn giản thế này thì tôi đã tiêm ngay từ đầu rồi. Tiêm xong thấy đỡ đau, nhẹ nhõm hẳn người, đi lại thoải mái chứ không còn phải ngồi quỳ nữa. Giờ tôi chỉ mong có thể quay lại sinh hoạt bình thường, đi chơi xa cùng con cháu như trước thôi”.

Theo TS.BS Trịnh Tú Tâm, mục tiêu của tiêm thẩm phân là để nồng độ thuốc tập trung cao nhất ở vị trí đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh, tăng hiệu quả giảm đau vượt trội, ngăn ngừa biến chứng và giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị thông thường. Bệnh nhân sau tiêm có thể bị tê chân từ 4-6 tiếng đầu nên cần được theo dõi tại chỗ.

Thủ thuật này được áp dụng cho bệnh nhân cao tuổi, có bệnh lý nền đang điều trị bằng nhiều thuốc đặc trị khác. Đồng thời, các trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc đau cấp cũng được cân nhắc sử dụng phương pháp này.

tiêm thẩm phân Nụ cười thoải mái của bệnh nhân sau khi làm thủ thuật.

Bác sĩ khuyến cáo mặc dù kỹ thuật tiêm thẩm phân rất hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm nhưng mỗi năm chỉ nên tiêm 3-4 lần/vị trí nếu đau trở lại, mỗi lần tiêm cách nhau vài tháng. Ngoài ra, người bệnh cần duy trì lối sinh hoạt lành mạnh, không mang vác nặng, tránh hoạt động sai tư thế và nên phối hợp với vật lý trị liệu, phục hồi chức năng để tăng cường sức khỏe xương khớp.

Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn về các bệnh lý cơ xương khớp tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0243 927 5568 (máy lẻ 2225, 2265) hoặc đăng ký vào form dưới đây:

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay