Điều trị trĩ ngoại như thế nào để hiệu quả, an toàn và không tái phát là mối quan tâm của rất nhiều người mắc bệnh. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có câu trả lời chi tiết nhất.
Trĩ ngoại là tình trạng bị rối loạn tĩnh mạch ở bờ hậu môn, khiến chúng phình ra và căng giãn quá mức, gây nên các búi trĩ. Khác với trĩ nội xuất hiện ở bên trong hậu môn, phía trên đường lược thì trĩ ngoại trĩ ngoại xuất hiện ở bên ngoài, dưới lớp da xung quanh hậu môn.
Ban đầu kích thước búi trĩ chỉ nhỏ như hạt đậu, sau một thời gian không được điều trị đúng cách, búi trĩ sẽ dần dần phát triển thành cục to, gây ra sự khó chịu, ngứa ngáy, đau rát ở vùng hậu môn.
Đối với trường hợp bệnh nhân bị trĩ ngoại nặng, có thể sẽ đau đớn hơn khi ngồi hoặc chảy máu, lúc này cần phải có sự can thiệp của ngoại khoa để cắt bỏ búi trĩ.
Các triệu chứng của trĩ ngoại sẽ thay đổi tùy thuộc theo mức độ diễn tiến của bệnh. Một số triệu chứng bệnh trĩ ngoại có thể kể đến như:
Dấu hiệu trĩ ngoại nhẹ:
Dấu hiệu trĩ ngoại nặng:
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh trĩ vẫn chưa được xác định rõ. Bệnh trĩ thường dễ phát triển ở những bệnh nhân có yếu tố thuận lợi làm tăng áp lực trong trực tràng, chèn ép hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn. Từ đó cản trở tĩnh mạch lưu thông máu về, máu tĩnh mạch đọng lại gây giãn tĩnh mạch tạo thành búi trĩ. Các yếu tố thuận lợi cho sự hình thành búi trĩ bao gồm:
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, uống bia rượu, ăn đồ ăn nhanh… Đặc biệt, chế độ ăn thiếu hụt chất xơ là nguyên nhân hàng đầu hình thành trĩ. Thói quen này khiến phân bị khô, gây khó khăn khi đại tiện.
Người ngồi nhiều, ít vận động
Nhân viên văn phòng, công nhân, thợ may, lái xe là những người dễ mắc bệnh trĩ. Vì tính chất công việc của họ phải duy trì lâu một tư thế hoặc thường xuyên phải mang vác nặng. Thời gian dài khiến áp lực dồn lên các dây thần kinh hậu môn, tĩnh mạch bị giãn và sưng phồng thành búi trĩ.
Ngồi nhiều, ít vận động là một trong những yếu tố thuận lợi gây ra bệnh trĩ
Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài
Táo bón và trĩ thường có liên quan mật thiết với nhau. Khi mắc bệnh trĩ, đại tiện thường gây đau rát, khó chịu. Nhiều người bệnh còn nghĩ việc đi ngoài sẽ khiến trĩ nặng hoặc do tâm lý sợ đau hơn nên trì hoãn vào nhà vệ sinh. Điều này gây táo bón hoặc làm tình trạng táo bón trầm trọng hơn. Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài khiến thành ruột phải co thắt nhiều hơn, tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng gây ra bệnh trĩ.
Ngoài ra, một số yếu tố khách quan khác cũng làm tăng nguy cơ bị trĩ có thể kể đến như phụ nữ trong thời gian mang thai, tình trạng béo phì, tâm lý thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi…
Trĩ ngoại hình thành và phát triển theo 4 giai đoạn diễn biến của bệnh với mức độ trở nặng tăng dần.
Đối với bệnh trĩ ngoại nhẹ (giai đoạn 1 và giai đoạn 2), khi búi trĩ mới hình thành, triệu chứng chưa rõ ràng và hầu như không gây ra bất kỳ khó chịu nào cho người bệnh. Với các trường hợp này, bác sĩ thường được ưu tiên điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
Đối với bệnh trĩ ngoại đã diễn tiến nặng (giai đoạn 3 và giai đoạn 4), lúc này búi trĩ đã sưng to và các triệu chứng nghiêm trọng cùng nguy cơ biến chứng cao, gây nguy hiểm cho bệnh nhân như nhiễm trùng, trĩ ngoại tắc mạch, hoại tử búi trĩ,.. thì cần phải can thiệp thủ thuật hoặc phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ.
Như vậy có thể thấy, nếu bệnh nhân chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị trĩ ngoại đúng cách, thì phương pháp điều trị sẽ càng đơn giản, hạn chế các đau đớn, hiệu quả thoát trĩ cao và ngăn ngừa tối đa nguy cơ bệnh tái phát.
Cách điều trị trĩ ngoại giai đoạn 1 & 2
Với bệnh nhân bị trĩ ngoại ở giai đoạn đầu bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Khi búi trĩ mới hình thành, sử dụng thuốc sẽ có tác dụng trong việc giải quyết các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh trở nặng.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc uống kết hợp thuốc bôi ngoài da hằng ngày để cho tác dụng toàn diện. Một số loại thuốc tốt cho người bệnh trĩ ngoại thường được chỉ định như:
Người bệnh cần đặc biệt lưu ý rằng, loại thuốc và liều lượng thuốc phải do bác sĩ chỉ định sau khi tiến hành thăm khám trực tiếp, xem xét tình trạng bệnh cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt lành mạnh, đặc biệt là cần trú trọng việc vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn mỗi ngày, cụ thể:
Cách điều trị trĩ ngoại giai đoạn 3 & 4
Tuy rằng có nhiều thủ thuật điều trị trĩ ngoại như: chích xơ, đốt, thắt dây thun… Nhưng đối với trĩ ngoại, vì hậu môn vùng có nhiều cơ quan thụ cảm nên việc thực hiện các thủ thuật có thể gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh. Chưa kể việc thực hiện thủ thuật còn có thể dẫn tới các biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng… Đồng thời tỷ lệ tái phát trĩ ngoại sau điều trị cũng ở mức cao. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên áp dụng phẫu thuật cắt trĩ đối với bệnh nhân trĩ ngoại.
Một số phương thức cắt trĩ ngoại có thể kể đến như:
Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ Longo
Điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ giúp loại bỏ hoàn toàn búi trĩ, mang lại hiệu quả điều trị gần như tuyệt đối, ít xảy ra nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp nào sẽ do bác sĩ có chuyên môn chỉ định dựa trên tình trạng bệnh của bệnh nhân. Vì vậy trước khi quyết định cắt trĩ, bệnh nhân nên đến khám với bác sĩ chuyên khoa, tại các cơ sở y tế có uy tín, không nên tìm đến các cơ sở y tế nhỏ lẻ, không đảm bảo để thực hiện cắt trĩ để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Trung tâm Phẫu thuật Tiêu hoá, Đại trực tràng – Tầng sinh môn – BVĐK Hồng Ngọc hiện là một địa chỉ y tế điều trị trĩ ngoại uy tín được nhiều người lựa chọn. Trung tâm đã và đang điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân trĩ ngoại giai đoạn 3, 4 và mắc các biến chứng với:
Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ:
Hotline đặt lịch thăm khám với PGS Nguyễn Xuân Hùng 0911 908 856
Hotline tư vấn phẫu thuật cắt trĩ: 0949 646 556
Đăng ký nhận thông tin và tư vấn tại:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.