Chảy máu dạ dày do đâu? điều trị chảy máu dạ dày như thế nào?

Chảy máu dạ dày do đâu? điều trị chảy máu dạ dày như thế nào?

03-08-2021

Chảy máu dạ dày là biến chứng nguy hiểm liên quan đến các bệnh lý của đường tiêu hóa. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Vậy nguyên nhân chảy máu dạ dày là do đâu và điều trị như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu dạ dày

Loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày là nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dạ dày phổ biến, thường gặp nhất. Các vết loét theo thời gian ăn mòn các mao mạch, dẫn đến tình trạng chảy máu.

Nguyên nhân loét dạ dày thường do vi khuẩn Hp, chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh, lạm dụng thuốc giảm đau,...

K dạ dày

Một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất là ung thư dạ dày, đứng thứ 3 sau ung thư gan và ung thư phổi. Nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày chưa được xác định chính xác, nhưng một số yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh là:

  • Vi khuẩn Hp.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh như ăn đồ ăn sẵn, hút thuốc lá, nghiện rượu,...
  • Yếu tố di truyền.

Viêm dạ dày

20 - 30% trường hợp xuất huyết dạ dày, chảy máu dạ dày là do viêm dạ dày. Bệnh gồm 2 thể là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính. Khi bị bệnh, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám, tránh để xuất huyết sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.

Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Động mạch là có nhiệm vụ vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan; tĩnh mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu từ các cơ quan về lại tim. Tĩnh mạch cửa là cơ quan vận chuyển máu đến dạ dày, ruột non, ruột già, tuyến tụy, lách, gan. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là tình trạng huyết áp tĩnh mạch cửa cao hơn bình thường và có thể gây biến chứng xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản.

Polyp dạ dày tá tràng

Polyp dạ dày tá tràng cũng có thể gây chảy máu, xuất huyết dạ dày. Thường máu sẽ chảy thành từng đợt hoặc chỉ lẫn trong phân. Bệnh được chẩn đoán bằng phương pháp nội soi hoặc chụp baryt.

Chảy máu dạ dày Loét dạ dày là nguyên nhân dẫn đến chảy máu dạ dày phổ biến

Chảy máu trong bệnh Dieulafoy

Đây là nguyên nhân hiếm gặp hơn so với các nguyên nhân trên. Có thể gây xuất huyết dạ dày ồ ạt, dễ tái phát. Khi phát hiện chảy máu dạ dày qua nội soi, cần cố gắng áp dụng nhiều biện pháp cầm máu để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Chảy máu do bệnh về máu (rối loạn đông máu - cầm máu)

Một số bệnh về rối loạn đông máu, cầm máu cũng có thể gây chảy máu dạ dày như:

  • Sốt xuất huyết: do lượng tiểu cầu bị giảm và thành mạch bị tổn thương.

  • Suy tủy: do giảm tiểu cầu.

  • Dùng các thuốc kháng đông: do giảm các yếu tố đông máu.

Chảy máu dạ dày Một số bệnh về rối loạn đông máu cũng có thể gây chảy máu dạ dày

Triệu chứng chảy máu dạ dày

Dưới đây là 5 triệu chứng điển hình, thường gặp và dễ nhận biết nhất khi bị xuất huyết dạ dày:

Da xanh xao và chóng mặt

Dạ dày bị tổn thương, không thể tiêu hóa tốt thức ăn khiến bệnh nhân bị suy nhược, mệt mỏi, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng da xanh xao, kém hồng.

Nôn ra máu

Nôn ra máu là dấu hiệu rõ ràng nhất cảnh báo dạ dày đang bị tổn thương và bị xuất huyết.

Có thể bạn quan tâm:

Đi ngoài ra máu

Người bị xuất huyết tiêu hóa đi ngoài phân có màu đen, giống màu bã cà phê, mùi khắm khó chịu. Lượng phân có màu đen càng nhiều thì tình trạng chảy máu dạ dày càng trầm trọng.

Đau vùng thượng vị 

Xuất hiện cơn đau ở vùng dạ dày, sau đó lan ra khắp bụng. Tính chất cơn đau dữ dội kèm theo các dấu hiệu khác như vã mồ hôi lạnh, bụng cứng, mặt tái,...

Thiếu máu

Việc xuất huyết kéo dài sẽ khiến cơ thể bị mất máu. Từ đó dẫn tới hiện tượng thiếu máu. Cơ thể bị thiếu máu sẽ có các biểu hiện như tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,...

Chảy máu dạ dày Thiếu máu khiến cơ thể xanh xao, mệt mỏi

Khi có các dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, tránh tình trạng mất máu quá nhiều dẫn đến tử vong.

Cách điều trị và phòng ngừa khi bị chảy máu dạ dày

Điều trị

Sau khi thăm khám, tùy vào tình hình của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường có 2 hướng điều trị như sau:

Xuất huyết nhẹ

  • Theo dõi từ 24 - 48 tiếng rồi tiến hành nội soi.

  • Tình trạng xuất huyết giảm sẽ được xuất viện và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.

Xuất huyết nặng

  • Cầm máu ngay lập tức, tránh tình trạng mất máu quá nhiều.

  • Sử dụng thuốc kháng sinh trong 10 -14 ngày.

  • Sử dụng thuốc chữa lành vết loét trong 6 - 8 tuần.

Thuốc Tây y có tác dụng xử lý ngay lập tức tình trạng chảy máu dạ dày nhưng lại có thể gây nhiều tác dụng phụ. Do đó, về lâu dài, bạn có thể kết hợp thuốc tây và các thực phẩm tốt cho dạ dày bào chế từ thảo dược thiên nhiên.

Chảy máu dạ dày Thuốc Tây là cách điều trị, cầm máu nhanh chóng khi bị xuất huyết dạ dày

Phòng ngừa xuất huyết dạ dày hiệu quả

Phòng ngừa xuất huyết dạ dày bằng những cách đơn giản sau:

  • Thăm khám định kỳ, điều trị kịp thời các bệnh lý dạ dày để tránh biến chứng nguy hiểm.

  • Ăn uống khoa học, lành mạnh: ăn chín, uống sôi, ăn không quá no và cũng không bỏ bữa.

  • Không lạm dụng rượu bia và các đồ uống có cồn khác.

  • Không lạm dụng thuốc giảm đau.

  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress.

  • Tập thể dục thể thao đều đặn với cường độ hợp lý.

Giải đáp những thắc mắc liên quan đến xuất huyết dạ dày

Cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày

Khi bị xuất huyết dạ dày, cần có cách xử lý đúng để tránh đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Cụ thể:

  • Người bệnh cần nằm tuyệt đối, không được đứng, ngồi hoặc di chuyển.

  • Đầu nằm thấp giúp máu lưu thông tốt lên não.

  • Hai chân kê cao hơn đầu để máu lưu thông dễ dàng về tim.

  • Chườm đá vào vùng thượng vị sẽ giúp cầm máu.

  • Có thể uống thuốc cầm máu thông thường.

  • Ăn cháo loãng hoặc có thể pha một cốc nước muối loãng, uống từ từ.

  • Gọi xe cứu thương đưa người bệnh đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.

Chảy máu dạ dày Khi bị chảy máu dạ dày, xuất huyết, người bệnh cần đến nhanh bệnh viện để khám

Biến chứng xuất huyết dạ dày

Khi bị xuất huyết dạ dày, nếu không được cầm máu và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, huyết áp tụt và đe dọa tính mạng người bệnh.

Xuất huyết dạ dày có chữa được không?

Xuất huyết dạ dày có chữa được không còn tùy vào cơ địa của người bệnh, mức độ xuất huyết và nguyên nhân dẫn đến xuất huyết. Biện pháp điều trị tạm thời sẽ là cầm máu. Tuy nhiên, để xuất huyết dạ dày không tái phát cần điều trị dứt điểm nguyên nhân. Ví dụ nếu xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày cần điều trị khỏi các vết loét ở dạ dày thì tình trạng chảy máu sẽ không còn tái phát.

Chảy máu dạ dày nên ăn gì?

Chảy máu dạ dày, xuất huyết dạ dày là một biến chứng ở đường tiêu hóa. Do đó, chế độ ăn uống rất quan trọng giúp kiểm soát và hỗ trợ điều trị bệnh. 

Người bị chảy máu dạ dày nên ăn những nhóm thực phẩm chống viêm, giúp giảm tiết axit dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Các thực phẩm chống viêm: giúp cơ thể tránh được các tổn thương tế bào bằng cách ức chế sự phát triển của các gốc tự do. Những thực phẩm chống viêm hàng đầu bao gồm: nghệ, gừng, đu đủ, việt quất, dâu tây, súp lơ, đu đủ,...

Chảy máu dạ dày Chảy máu dạ dày nên ăn nhiều các rau củ, trái cây tươi giúp chống viêm

Các thực phẩm giàu chất xơ tự nhiên: bắp cải, đập bắp, cải xanh,... hỗ trợ tiêu hóa nhanh do cung cấp đủ chất xơ và làm lành niêm mạc dạ dày.

Bên cạnh đó, cần bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm khác như tinh bột, chất béo, thực phẩm giàu vitamin để có một cơ thể khỏe mạnh.

Lưu ý cho người bị chảy máu dạ dày, xuất huyết là nên bổ sung thực phẩm dưới dạng hầm nhừ, nghiền nát, luộc kỹ để tránh dạ dày phải hoạt động quá nhiều.

Bệnh viện Hồng Ngọc- Địa chỉ khám và điều trị bệnh dạ dày uy tín 

Trung tâm tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc được đánh giá là một trong những địa chỉ khám - điều trị các bệnh lý tiêu hóa hiệu quả. 

Trung tâm sở hữu trang bị hệ thống máy nội soi tiêu hóa hiện đại CV-190 của hàng Olympus hàng đầu Nhật Bản, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý liên quan đến dạ dày trong đó có tình trạng chảy máu dạ dày. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhất. 

Bên cạnh đó, trung tâm quy tụ đội ngũ các y bác sĩ tiêu hóa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, đã giúp hàng nghìn bệnh nhân điều trị dứt điểm các bệnh về đường tiêu hóa. Với cơ sở hạ tầng chất lượng 5 * theo mô hình bệnh viện khách sạn tiện nghi, Bệnh viện Hồng Ngọc trở thành điểm đến lý tưởng của hàng triệu khách hàng trong hơn 18 năm hoạt động.

Đăng ký khám các bệnh lý về Tiêu hóa tại đây:

Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 - 0932 232 016

Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay