Chữa thoát vị đĩa đệm đúng cách và hiệu quả

Chữa thoát vị đĩa đệm đúng cách và hiệu quả

13-08-2022

Thoát vị đĩa đệm gây cản trở vận động đáng kể. Người bệnh nên áp dụng ngay các cách chữa thoát vị đĩa đệm trong bài viết dưới đây để chấm dứt tình trạng khó chịu, đau đớn này.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống.

Bất kỳ vị trí nào trên cột sống cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, do các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Tương tự như với các loại bệnh lý khác, việc điều trị thoát vị đĩa đệm cũng cần được thực hiện sớm để kiểm soát bệnh hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Do đó, lời khuyên của các chuyên gia cơ xương khớp là người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế khi:

  • Các triệu chứng chuyển biến xấu hơn: Tình trạng đau, tê hoặc yếu tăng dần đến mức cản trở các hoạt động hàng ngày của người bệnh.

  • Rối loạn chức năng bàng quang, ruột: Hội chứng Chùm đuôi ngựa do nguyên nhân thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến việc đại tiện, tiểu tiện không tự chủ hoặc khó đi tiểu ngay cả khi bàng quang đã đầy.

  • Mất cảm giác: Tình trạng này có thể xuất hiện ở đùi trong, mặt sau của chân và khu vực xung quanh trực tràng.

Chữa thoát vị đĩa đệm Thoát vị đĩa đệm gây đau nhức khó chịu thì nên đi khám sớm

Tổng hợp những cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay

Điều trị bằng thuốc

Ngoài điều trị hỗ trợ, bác sĩ có thể kết hợp dùng thuốc để làm giảm các triệu chứng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Thuốc giảm đau không kê đơn

Nếu cơn đau của bạn từ nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc giảm đau không kê đơn chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol và một số loại khác); Ibuprofen (Advil, Motrin IB và một số loại khác) hoặc Naproxen sodium (Aleve).

Thuốc giãn cơ cũng có thể được chỉ định cho những bệnh nhân bị co thắt cơ. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, choáng váng, mệt mỏi…

Thuốc giảm đau Opioid: Nếu các loại thuốc nêu trên không làm giảm cơn đau, bác sĩ có thể cân nhắc đến việc sử dụng ngắn hạn thuốc Opioid như Codeine hoặc kết hợp với oxycodone-acetaminophen (Percocet, Roxicet). Người bệnh có thể chịu các tác dụng như gây nghiện, buồn ngủ, buồn nôn, lú lẫn, táo bón…

Tiêm thuốc Steroid

Trong trường hợp các biện pháp nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau dạng uống và vật lý trị liệu không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc Steroid vào khu vực xung quanh dây thần kinh cột sống. Đây còn được gọi là phương pháp tiêm ngoài màng cứng và áp dụng cho tình trạng bệnh từ trung bình đến nặng. Thuốc Steroid có thể giúp giảm sưng, giảm đau do thoát vị đĩa đệm và giúp người bệnh đi lại dễ dàng.

Bác sĩ sẽ thông qua hình ảnh chụp X-quang hoặc CT để tìm ra vị trí thích hợp cho việc tiêm thuốc Steroid. Phương pháp này cần được thực hiện nhiều lần với liệu trình tiêm là 3 mũi/đợt, thời gian giữa các mũi từ 3-7 ngày.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu hiện đang là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm được ưu tiên hàng đầu bởi điều trị bệnh từ sâu bên trong lại hạn chế lạm dụng thuốc. Chương trình vật lý trị liệu có thể bao gồm: châm cứu, bấm huyệt, các bài tập kéo giãn giúp cho cơ mềm dẻo và linh hoạt; các kỹ thuật nắn chỉnh khớp, các loại thiết bị hiện đại sử dụng năng lượng công nghệ cao như sóng cao tần, đèn hồng ngoại, điện xung, thủy trị liệu, nhiệt trị liệu... giúp đưa đĩa đệm sai lệch về đúng vị trí ban đầu.

Chữa thoát vị đĩa đệm Vật lý trị liệu giúp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Phẫu thuật

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc và vật lý trị liệu không giúp cải thiện triệu chứng trong khoảng 4-6 tuần thì bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân phẫu thuật.

Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay như sau:

Mổ mở

Phẫu thuật mở ống sống hay còn gọi là giải nén cột sống sau. Bác sĩ thực hiện sẽ rạch 1 đường trên lưng hoặc cổ bệnh nhân để cắt bỏ Lamina (một phần của vòng khung xương bao phủ tủy sống) giúp mở rộng ống sống, giải phóng áp lực lên tủy sống, cắt bỏ gai xương gây chèn ép các rễ thần kinh.

Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm tổn thương dây thần kinh cột sống, đau lưng dai dẳng, rò rỉ dịch não tủy…

Vi phẫu

Đây là loại phẫu thuật được sử dụng phổ biến nhất trong chữa thoát vị đĩa đệm. Trong điều kiện đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như màng tăng sáng C-arm, kính vi phẫu… sau gây mê, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo một vết rạch nhỏ và sử dụng các dụng cụ đặc biệt để loại bỏ phần đĩa đệm gây áp lực lên rễ thần kinh, thậm chí có thể lấy cả đĩa đệm bị hư hại ra ngoài. Thủ thuật cải tiến, ít xâm lấn này có thể được thực hiện trên các bệnh nhân ngoại trú.

Nội soi

Phẫu thuật nội soi phù hợp với những bệnh nhân bị chèn ép thần kinh cấp tính do thoát vị đĩa đệm, điều trị nội khoa thất bại, thoát vị di trú… Chỉ qua một đường nhỏ khoảng 2,5cm trên da, bác sĩ sẽ đưa hệ thống ống nội soi và dụng cụ phẫu thuật vào tiếp cận đến cột sống và thực hiện việc giải phóng áp lực cho dây thần kinh, tủy sống. Ngoài phương pháp gây mê, người bệnh cũng có thể được gây tê cục bộ khi mổ nội soi.

Hợp nhất cột sống

Phương pháp này còn được gọi là hợp nhất tủy sống. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm hoặc cắt đốt sống, bác sĩ có thể kết hợp với thủ thuật hợp nhất hai bên đĩa đệm lại với nhau để cố định vĩnh viễn cột sống của người bệnh. Việc hợp nhất hai đốt sống sẽ ngăn xương di chuyển và giúp người bệnh không còn cảm thấy đau đớn.

Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân để hợp nhất hai hoặc nhiều đốt sống lại với nhau. Bác sĩ cũng có thể dùng vít và thanh kim loại hoặc nhựa được thiết kế riêng để hỗ trợ giữ vững cột sống. Sau hợp nhất cột sống, người bệnh cần phải nằm viện một vài ngày.

Thay đĩa đệm nhân tạo

Nếu sau khoảng 6 tháng chữa thoát vị đĩa đệm bằng các phương pháp bảo tồn nhưng không đạt được kết quả khả quan, người bênh có thể được chỉ định thay đĩa đệm nhân tạo. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị viêm khớp, loãng xương hoặc có nhiều đĩa đệm cùng bị thoái hóa thì sẽ không thực hiện được phương pháp này.

Chữa thoát vị đĩa đệm Hình ảnh đĩa đệm nhân tạo

Để chuẩn bị thay đĩa đệm nhân tạo, người bệnh sẽ được gây mê toàn thân. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một vết ở bụng, qua kính vi phẫu, nới rộng khoảng cách giữa hai đốt sống, thay đĩa đệm bị hỏng bằng đĩa nhân tạo có chất liệu nhựa hoặc kim loại. Sau khi thay đĩa đệm, người bệnh sẽ được lưu lại bệnh viện vài ngày để bác sĩ theo dõi và hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu.

Sau khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp phẫu thuật, các chuyên gia Cơ xương khớp khuyên rằng nếu xuất hiện các triệu chứng như: cơn đau không giảm, dù đã dùng thuốc giảm đau, thuốc tiêm và vật lý trị liệu, các triệu chứng vẫn diễn biến xấu, đi lại khó khăn, mất khả năng kiểm soát ruột hoặc bàng quang,.. thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngoài các biện pháp điều trị nêu trên, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cũng cần có lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng khoa học như: dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao vừa sức, tăng cường bổ sung các loại vitamin nhóm B, D và các thực phẩm giàu canxi, tránh các hoạt động cần phải cúi người, nâng vác vật nặng,... giúp cho việc điều trị bệnh hiệu quả và phòng ngừa nguy cơ tái phát.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm uy tín

Thấu hiểu tác động tiêu cực của bệnh lý xương khớp đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Hồng Ngọc luôn không ngừng đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ để đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất, giúp cải thiện bệnh một cách an toàn, hiệu quả. 

Tại Hồng Ngọc, người bệnh sẽ được điều trị với phác đồ riêng biệt phù hợp với tình trạng thoát vị đĩa đệm ở mỗi bệnh nhân bao gồm cả vật lý trị liệu và phẫu thuật. Đối với Vật lý trị liêu, Hồng Ngọc ứng dụng kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo đưa đĩa đệm về đúng vị trí kết hợp với các thiết bị hiện đại nhập khẩu đồng bộ từ Đức như:

- Máy Laser: tia laser có bước sóng rộng, cường độ mạnh, tác động sâu tới 11cm, vào tận xương và rễ thần kinh, giúp tái tạo mô sinh học bằng ánh sáng, tác động vào điểm căng cứng làm mềm, giải phóng cơ chèn ép.

- Máy Xung kích: tác động vào điểm căng cứng giúp làm mềm và giải phóng mô cơ bị chèn ép.

- Máy Siêu âm kết hợp với điện xung: Kết hợp sóng âm năng lượng cao tạo áp lực lên các tế bào và mô cơ, giúp mềm, giãn cơ, giảm đau nhức hiệu quả.

- Máy Điện xung giao thoa: Tác động sâu đến từng mô cơ, giảm đau, tăng cường vận động của cơ 

- Máy vi sóng: Tập trung sóng cao tần tại 1 điểm giúp chữa lành tổn thương từ sâu bên trong, tăng biên độ vận động.

- Máy Từ trường: Tác động sâu vào từng mô cơ, tăng cường tuần hoàn máu tại chỗ, giúp đĩa đệm hồi phục nhanh chóng

- Máy Kéo giãn: Nới rộng khoảng cách giữa các đốt sống, giảm áp lực lên các đĩa đệm và dây thần kinh bị chèn ép, phục hồi đường cong sinh lý.

- Bể thủy trị liệu: Với nhiệt độ nước từ 35-36 độ C kết hợp lực đẩy của dòng nước, giúp toàn bộ cơ được thư giãn, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép

Hiện tại, khoa Vật lý trị liệu - Bệnh viện Hồng Ngọc có những dòng máy hiện đại mà nhiều tuyến trung ương tại Hà Nội chưa có như:

  • Vi sóng
  • Dao động sâu
  • Siêu âm xung
  • Điện cơ chẩn đoán
  • Bồn điện thủy trị liệu
  • Máy tập thụ động chi trên, chi dưới

Ngoài ra, phẫu thuật sẽ được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ Ngoại khoa khi mà các phương pháp điều trị bảo tồn không còn tác dụng.

chữa thoát vị đĩa đệm Chữa thoát vị đĩa đệm tại Bệnh viện Hồng Ngọc

Bên cạnh đó, chữa thoát vị đĩa đệm tại Hồng Ngọc, khách hàng sẽ được thăm khám, điều trị và chăm sóc với dịch vụ y tế chuyên nghiệp, chất lượng hàng đầu miền Bắc:

– Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm từng công tác tại các bệnh viện tuyến đầu cả nước như: BV Bạch Mai, BV Việt Đức, BV Đại học Y Hà Nôi,... Chính vì vậy, người bệnh sẽ được tư vấn và điều trị với các phương pháp trị liệu phù hợp và hiệu quả cao.

– Đội ngũ nhân viên y tế chu đáo, chăm sóc khách hàng tận tình, chuyên nghiệp trong suốt quá trình làm thủ tục, thăm khám cũng như điều trị.

– Không gian khám bệnh sang trọng, hiện đại, nhiều cây xanh, thoáng mát

– Trị liệu hiệu quả từ buổi đầu tiên.

– Gói khám và điều trị được thiết kế khoa học phù hợp với độ tuổi và tình trạng bệnh của khách hàng

– Nhiều tiện ích hấp dẫn như: bãi đỗ xe miễn phí, wiffi tốc độ cao miễn phí, nhà hàng và quầy café sang trọng phục vụ bệnh nhân và người nhà tới thăm khám – điều trị, cây ATM tiện lợi ngay trong bệnh viện…

Với những ưu điểm về chất lượng dịch vụ và chuyên môn điều trị, Bệnh viện Hồng Ngọc hiện đang là địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm uy tín cho hàng nghìn bệnh nhân. Khách hàng có nhu cầu chữa thoát vị đĩa đệm tại Hồng Ngọc, vui lòng liên hệ theo hotline 0889.621.046 để được hỗ trợ nhanh nhất!

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: 

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay