Các thể thoát vị đĩa đệm thường gặp và cách phân biệt

Các thể thoát vị đĩa đệm thường gặp và cách phân biệt

13-08-2022

Thoát vị đĩa đệm cột sống nằm trong nhóm bệnh lý xương khớp có tỉ lệ mắc cao và gặp ở mọi lứa tuổi. Có các thể thoát vị đĩa đệm khác nhau, do đó cần nhận biết đúng loại bệnh lý để có phương án điều trị phù hợp nhất.

Nghiên cứu cho thấy có các loại thoát vị đĩa đệm khác nhau, phụ thuộc vào vị trí đĩa đệm bị tổn thương. Theo đó có 4 thể thoát vị đĩa đệm như sau:

Thể bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Trong các thể thoát vị đĩa đệm thì bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ rất thường gặp. Bệnh nhân được kết luận thoát vị đĩa đệm cổ khi khối nhân nhầy thoát khỏi đĩa đệm và chèn ép vào các dây thần kinh, tủy sống ở vùng cổ. 

Khi đó bệnh nhân bị đau nhức ở cổ, lan dọc xuống cánh tay, các ngón tay theo đường đi của dây thần kinh. Tình trạng bệnh nghiêm trọng không được điều trị đúng cách thậm chí có thể gây liệt cánh tay.

Các thể thoát vị đĩa đệm Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có tỉ lệ mắc cao

Dấu hiệu nhận biết thể thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Dựa vào dấu hiệu có thể giúp người bệnh nhận biết các thể thoát vị đĩa đệm. Với thể thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đặc trưng là cơn đau mỏi ở cổ và vùng vai gáy.

  • Đau nhức

Cơn đau nhức khởi phát từ một hoặc 2 đốt sống cổ. Tiếp đó đau lan rộng ra khắp vùng cổ, đau lan xuống vai gáy, khắp bả vai, xuống hai cánh tay. Cơn đau cũng có thể lan lên vùng đầu và mặt, gây nhức mỏi hốc mắt, đau vùng sau gáy.

  • Tê bì tay chân

Khi khối nhân nhầy chèn ép vào tuỷ sống, cơn đau lan nhanh xuống tay gây tê bì, nhức mỏi tay và lan ra toàn thân. Nếu nhân nhầy chèn ép vào các dây thần kinh thì cơn đau nhức, tê bì sẽ chỉ lan đến vùng cánh tay, bàn tay và các ngón tay.

  • Vận động khó khăn

Thoát vị đĩa đệm cổ khiến bệnh nhân bị hạn chế vận động. Các cử động ở cổ hay cánh tay trở nên khó khăn, người bệnh bị đau khi dơ tay lên cao hoặc đưa ra phía sau lưng.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng rất khó khăn khi muốn quay cổ hoặc cúi xuống, ngửa cổ lên cao… Khi nhân nhầy chèn ép vào tuỷ sống và cơn đau lan khắp toàn thân, việc đi bộ cũng trở nên khó khăn hơn do cảm giác căng cứng ở bắp chân.

  • Yếu cơ

Khối đĩa đệm chèn vào tuỷ sống sẽ làm suy yếu các cơ. Trong đó cơ vùng chân yếu nhanh hơn tay, khiến bệnh nhân khó đi lại, dễ mỏi mệt, dáng đi không thẳng mà xiêu vẹo. 

  • Một số dấu hiệu khác

Ngoài ra, ở các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ còn có thể gặp những dấu hiệu như: đau nhức một bên lồng ngực, khó thở, táo bón, tiểu tiện khó…

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ

Trong số các thể thoát vị đĩa đệm, thì thoát vị đĩa đệm cổ có nguyên nhân đa dạng, gồm cả những yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó yếu tố tác động thường gặp nhất phải kể đến:

  • Nguyên nhân thoát vị do lão hoá: Tuổi tác tăng cao khiến quá trình lão hoá nhanh hơn, đĩa cột sống khô và mất nước, rất dễ bị tổn thương, gây rách và bong nhân nhầy. Dù chỉ tác động lực nhỏ vào vùng cổ cũng có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm.

  • Ngoài ra các tai nạn hay chấn thương khi lao động, tập luyện, hoặc trong sinh hoạt đời thường cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới đĩa đệm cột sống cổ.

  • Tính chất công việc hay phải mang vác vất vả, chịu lực mạnh tác động lên vùng cổ cũng dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm cổ.

  • Bên cạnh đó một số nguyên nhân chủ quan khác như: hút thuốc lá quá nhiều, tư thế đứng ngồi không hợp lý, lười vận động… cũng có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm cổ.

Thể thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Đây cũng là loại dễ gặp trong các thể thoát vị đĩa đệm và chiếm tỉ lệ mắc cao tại nước ta. Đa số người mắc nằm ở nhóm cao tuổi, những người làm công việc văn phòng phải ngồi nhiều, tài xế lái xe hoặc lao động tay chân nặng…

Theo thời gian cột sống thắt lưng liên tục chịu áp lực lớn, khiến cho quá trình thoát hoá diễn ra nhanh hơn, đĩa đệm yếu và dễ bị tổn thương, lệch khỏi vị trí, rách bao xơ và thoát nhân nhầy ra ngoài, chèn ép vào các dây thần kinh gây thoát vị cột sống lưng.

Nghiên cứu cho thấy cấu trúc đặc biệt của đĩa đệm khiến tình trạng thoát vị dễ xảy ra Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng rất phổ biến

Dấu hiệu nhận biết thể thoát vị cột sống lưng

  • Các cơn đau nhức

Khác với thoát vị đĩa đệm cổ, người bệnh bị thoát vị cột sống lưng sẽ cảm thấy đau nhức thường xuyên ở vùng thắt lưng. Ban đầu cơn đau chỉ thỉnh thoảng, sau đó tần suất dày hơn, mức độ đau tăng lên khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt.

  • Cảm giác tê bì

Khi tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng nặng lên, ngoài cảm giác đau người bệnh sẽ bị tê bị ở vùng thắt lưng. Cảm giác tê và đau buốt ngày càng thường xuyên, đặc biệt hay xảy ra vào buổi sáng khi ngủ dậy. 

Khi đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh, cơn đau lan dọc theo đường đi của thần kinh gây tê bì, đau nhức khắp chân, từ đùi, bắp chân cho đến tận ngón chân.

  • Cứng khớp

Tình trạng thoát vị cột sống lưng cũng gây triệu chứng cứng khớp đặc biệt khi vừa ngủ dậy hoặc khi nằm nhiều. Khi tình trạng nặng, bệnh nhân có thể cảm thấy các khớp cứng đến mức khó ngồi dậy sau khi nằm, hoặc không thể ngồi lâu.

  • Châm chích

Giai đoạn đầu khi thoát vị đĩa đệm, ngoài cảm giác đau người bệnh sẽ thấy châm chích thường xuyên ở vùng thắt lưng, giống như có kiến bò rất khó chịu. 

Ngoài ra bệnh nhân còn dễ bị tê cóng, cảm giác nóng lạnh bất thường và cơ thể suy nhược.

  • Sưng tấy vùng lưng

Nếu nhân nhầy thoát ra ngoài và gây viêm, bệnh nhân sẽ bị sưng tấy, nóng đỏ khắp vùng thắt lưng, kèm theo cơn đau nhức rất khó chịu.

  • Mất cảm giác

Ở giai đoạn bệnh nghiêm trọng, người bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có thể không còn cảm giác đặc biệt ở nửa thân dưới. Lưng khó cử động, tay chân vận động khó khăn, thậm chí rối loạn. Nhiều người bệnh không cảm nhận được đồ vật xung quanh.

Trường hợp bệnh nặng và không điều trị có thể biến chứng teo cơ, gây bại liệt.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Trong các thể thoát vị đĩa đệm thì bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có diễn biến âm thầm, khó phát hiện ở giai đoạn sớm. 

Việc nhận biết đúng các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn phòng tránh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. 

  • Lão hoá theo thời gian: Khi tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc thoái hoá cột sống lưng càng tăng lên. Tình trạng lão hoá khiến toàn bộ hệ cơ xương khớp bị suy yếu, đặc biệt là các đĩa đệm. Dẫn tới nguy cơ tổn thương đĩa đệm cao.

  • Đứng, ngồi sai tư thế: Thói quen ngồi quá lâu một chỗ, ngồi không thẳng lưng, đi đứng sai tư thế khiến vùng cột sống thắt lưng chịu áp lực lớn và đĩa đệm dễ bị rách ra.

  • Chấn thương và tai nạn ở vùng thắt lưng gây lực tác động mạnh khiến đĩa đệm tổn thương.

  • Di truyền: Nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng xương khớp yếu có thể di truyền trong gia đình, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thoát vị đĩa đệm.

  • Thừa cân: Béo phì, thừa quá nhiều cân khiến cột sống gánh chịu sức nặng lớn trong thời gian dài cũng dễ gây ra thoát vị đĩa đệm.

  • Bất thường cấu trúc cột sống cũng khiến áp lực tăng lên khi vận động và dẫn đến thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng.

Có thể bạn quan tâm:

Thể thoát vị đĩa đệm cột sống ngực

Trong các thể thoát vị đĩa đệm thì tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống ngực ít gặp hơn. Bệnh lý này xảy ra khi bao xơ bị rách ở vùng cột sống ngực.

Mặc dù tỉ lệ mắc thể bệnh này thấp hơn, tuy nhiên nếu gặp phải thì nguy cơ biến chứng nghiêm trọng cao hơn rất nhiều.

Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực ít xảy ra nhưng biến chứng nguy hiểm Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực ít xảy ra nhưng biến chứng nguy hiểm

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm cột sống ngực

Triệu chứng đầu tiên mà tất cả các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống ngực đều gặp là những cơn đau nhức ở vùng ngực, lan ra khắp cơ thể.

Khi nhân nhầy chèn ép vào các rễ thần kinh, cơn đau có thể lan đến cả các bộ phận khác như bụng, tim hay ngực.

Đôi khi, nhân nhầy chèn ép vào tuỷ sống khiến người bệnh gặp phải những triệu chứng như:

  • Tê bì, yếu cơ, khó vận động một hoặc cả hai chân.

  • Cảm giác co cứng ở hai chân do phản xạ gân xương tăng.

  • Rối loạn chứng năng ở các cơ quan như ruột, bàng quang.

  • Biến chứng nghiêm trọng gây liệt nửa thân từ thắt lưng xuống chân.

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống ngực

Theo nghiên cứu, thoát vị đĩa đệm ngực xảy ra phổ biến ở người trong độ tuổi 40 - 60. Bệnh lý này có thể diễn ra đột ngột khi có lực tác động bất ngờ vào vùng cột sống ngực.

Chẳng hạn như ngã từ trên cao xuống ở tư thế ngồi. Khi đó một lực rất lớn sẽ tác động vào cột sống, có thể khiến một hoặc vài đốt sống ở vùng ngực bị vỡ hay rách và nhân nhầy thoát ra người.

Ngoài ra, một số trường hợp, người bệnh cong người ra phía sau để tỳ một vật quá nặng lên vùng ngực cũng có thể gây tổn thương đĩa đệm bất ngờ.

Cũng có trường hợp bệnh diễn tiến âm thầm do đĩa đệm đã yếu từ trước, bởi những tổn thương lặp lại nhiều lần. Khi đó chỉ một lực tác động nhỏ cũng có thể gây rách.

Thể thoát vị đĩa đệm cột sống đa tầng

Thể thoát vị đĩa đệm cột sống đa tầng xảy ra khi người bệnh cùng lúc thoát vị nhiều đĩa đệm. Khi đó có 2, 3 hoặc nhiều hơn các đĩa đệm cùng bị tổn thương, rách và lệch khỏi cột sống.

Đây là mức độ nghiêm trọng nhất trong các thể thoát vị đĩa đệm, ảnh hưởng lớn đến chức năng cột sống và sinh hoạt của bệnh nhân.

Thoát vị đĩa đệm cột sống đa là tình trạng nghiêm trọng Thoát vị đĩa đệm cột sống đa là tình trạng nghiêm trọng

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống đa tầng

Dựa vào triệu chứng lâm sàng có thể giúp xác định tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống đa tầng.

  • Người bệnh cảm thấy cơn đau xuất hiện dọc vùng cột sống, lan đến thắt lưng và khắp chân.

  • Cơn đau có mức độ tăng dần và không thuyên giảm. Khi bệnh nặng hơn, cơn đau có thể vượt mức chịu đựng của người bệnh và ảnh hưởng tới khả năng vận động.

  • Người bệnh di chuyển khó khăn, nghiêm trọng có thể mất khả năng chủ động kết hợp và điều khiến vận động của tay, chân.

  • Ngay cả những cử động đơn giản như cầm, nắm hay xoay người cùng trở nên khó khăn hơn.

  • Cột sống có hiện tượng sưng đau, tấy đỏ.

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng

Nhìn chung thoát vị đĩa đệm đa tầng có nguyên nhân giống với các thể thoát vị đĩa đệm kể trên. Nhưng là thể nghiêm trọng nhất trong các mức độ thoát vị đĩa đệm.

Tình trạng này xảy ra khi có lực tác động mạnh vào nhiều vùng của cột sống, hoặc các tổn thương diễn ra liên tục khiến cột sống yếu đi và xảy ra thoát vị ở nhiều vị trí khác nhau.

Có thể thấy tất cả các thể thoát vị đĩa đệm đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ, hãy đến Bệnh viện Hồng Ngọc để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác thể bệnh.

Tại Bệnh viện Hồng Ngọc sở hữu các thiết bị chụp chiếu, siêu âm, xét nghiệm hiện đại hàng đầu giúp cho kết quả nhanh chóng, xác định chính xác thể bệnh thoát vị đĩa đệm, giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Để đặt lịch khám và nhận tư vấn điều trị thoát vị đĩa đệm, vui lòng đăng ký tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay