Bệnh mất trí nhớ ở người già: Cần làm gì, chăm sóc thế nào?

Bệnh mất trí nhớ ở người già: Cần làm gì, chăm sóc thế nào?

25-09-2023
Sống khỏe

Bệnh mất trí nhớ ở người già phổ biến và trầm trọng hơn khi bước qua tuổi 60. Nếu không can thiệp sớm, bệnh có nguy cơ tiến triển nhanh thành sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson,...

Bệnh mất trí nhớ ở người già là gì?

Bệnh mất trí nhớ ở người già là hội chứng lâm sàng xác định tình trạng thoái hóa não bộ hoặc tổn thương não bộ gây ra suy giảm trí nhớ/ mất trí nhớ. Điều này bắt đầu từ độ tuổi 20 - 25 và thường tiến triển nhanh với người 60 tuổi trở lên. Nguyên nhân của điều này là do não bộ mất hơn 3000 tế bào thần kinh mỗi ngày và không được tái tạo lại.

Đây là một quy luật tự nhiên từ sự lão hóa của con người. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày, gây bất tiện trong sinh hoạt,… Bệnh mất trí nhớ ở người già có diễn biến nhanh, số lượng gia tăng cũng nhanh. Do vậy, rất cần phát hiện bệnh từ sớm. 

Các triệu chứng hay quên lú lẫn ở độ tuổi từ 50 trở lên được xác định là bệnh mất trí nhớ ở người già

Dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ ở người già

Thông thường, mọi người thường chú ý đến bệnh với một triệu chứng duy nhất là: không thể ghi nhớ thông tin hoặc mất hoàn toàn kí ức cũ. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh biểu hiện rõ rệt hơn thế.

  • Quên đi kí ức cũ: người bệnh không có khả năng nhớ lại những sự vật, sự kiện đã từng diễn ra.

  • Quên đi kí ức mới: các sự kiện vừa mới diễn ra không được “ghi” vào đầu bệnh nhân, dù là ghi nhớ tạm thời hay ghi nhớ vĩnh viễn.

  • Mất trí nhớ thoáng qua: người bệnh có xu hướng mất đi các kí ức mà bản thân không muốn lưu giữ (kí ức đau buồn, những cảm xúc tiêu cực,..).

Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị nhớ nhầm, nhớ sai, mất phương hướng di chuyển, quên mất việc cần làm,… Người bệnh mất trí nhớ ở người già còn gặp sự thay đổi rõ rệt trong tính cách, dễ dàng bị stress, tiêu cực, tâm lý chán nản,…

Đối tượng dễ bị mất trí nhớ ở người già

Hầu như các độ tuổi đều dễ bị mất trí nhớ. Thế nhưng, bài viết này sẽ tập trung đề cập đến nguyên nhân diễn ra bệnh mất trí nhớ ở người già. Đó là:

  • Nhóm người gặp nhiều áp lực trong cuộc sống.

  • Những người có các rối loạn tâm thần: rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, trầm cảm sau sinh,…

  • Người lạm dụng và sử dụng nhiều chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá,…

  • Người gặp các chấn thương, tổn thương tới não bộ: tai biến mạch máu não, chấn thương não,…

Ngoài ra, người trung niên từ khoảng 60 tuổi trở lên là đối tượng thường gặp nhất của hội chứng mất trí nhớ. Do vậy, mọi người cần cẩn trọng hơn và đi khám ngay nếu thấy các nguy cơ từ bệnh mất trí nhớ ở người già.

Cần làm gì khi bị suy giảm trí nhớ

Ngay khi phát hiện những nguy cơ từ chứng mất trí nhớ ở người già, bệnh nhân cần tới viện để kiểm tra sớm. Thông qua đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán đúng tình trạng bệnh, kết luận bệnh nhân còn mắc đồng thời các bệnh suy giảm trí nhớ khác hay không: Alzheimer, Parkison,…

Đặc biệt hơn, người bệnh cần đi khám cùng với gia đình, người thân để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng khi chẩn đoán. Kế hoạch điều trị sẽ được các bác sĩ hội chẩn và chỉ định. Bệnh nhân cần phối hợp đúng phác đồ để nhận lại hiệu quả tốt nhất.

Bệnh mất trí nhớ ở người già cần được chăm sóc và điều trị sớm

Cách chăm sóc người cao tuổi bị mất trí nhớ

Quá trình chăm sóc đúng cách sẽ giúp ích rất nhiều cho tình trạng mất trí nhớ ở người già. Do vậy, hãy cân nhắc các cách thức như sau:

  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng: bổ sung các thành phần có lợi cho sức khỏe như protein thực vật, vitamin B, axit béo omega-3 và các chất chống oxy hóa.

  • Tập thể dục điều độ: cơ thể trở nên khỏe mạnh, dẻo dai sẽ giúp cho não bộ được thư giãn.

  • Quan tâm đến giấc ngủ hàng ngày: não bộ được nghỉ ngơi, kích thích ghi nhớ tốt hơn.

  • Tránh xa khỏi các căng thẳng, áp lực: cần tránh tạo thêm những áp lực khiến bệnh chuyển biến xấu.

  • Tạo môi trường vui vẻ, lạc quan: sự chăm sóc và quan tâm đúng mực của người thân, gia đình là liều thuốc “tinh thần” tốt nhất dành cho bệnh mất trí nhớ ở người già.

  • Uống thuốc đầy đủ theo chỉ định: các loại thuốc bổ não được kê theo đơn sẽ giúp tăng cường máu lên não, cải thiện trí nhớ.

Tình trạng bệnh mất trí nhớ ở người già rất phổ biến, chiếm tỉ lệ mắc cao trong các mặt bệnh phổ biến của người cao tuổi. Nếu như được điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh lý có thể cải thiện đáng kể. Do vậy, hãy quan tâm đến sức khỏe não bộ để có được một cuộc sống vui khỏe, minh mẫn khi về già.

Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay