Áp xe phổi: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Áp xe phổi: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

11-12-2023
Sống khỏe

Áp xe phổi là tình trạng nhiễm trùng phổi do vi khuẩn gây hoại tử nhu mô phổi. Tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh, tình trạng này được phân loại là cấp tính (dưới 4 tuần) hoặc mãn tính (hơn 4 tuần). Áp xe phổi gây ra các biến chứng nặng nề như viêm màng não, ho ra máu,…nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Áp xe phổi là gì?

Áp xe phổi là một bệnh lý nhiễm trùng. Tình trạng này xảy ra ở mô phổi, hình thành các ổ áp xe chứa mủ, gây hoại tử mô phổi và có thể dẫn đến viêm phổi hoặc hoại tử phổi.

Áp xe phổi có hai loại:

  • Áp xe phổi nguyên phát: Vi khuẩn phế cầu, tụ cầu vàng và liên cầu là nguyên nhân chính gây áp xe phổi nguyên phát. Các loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể theo đường phế quản, đường máu,...Các yếu tố như: suy giảm miễn dịch, sử dụng các loại thuốc điều trị ung thư, dị tật phổi bẩm sinh, vệ sinh rang miệng kém, bất thường hoạt động thực quản, chấn thương lồng ngực,…đều làm tăng nguy cơ gây áp xe phổi ở trẻ.

  • Áp xe phổi thứ phát: Tình trạng này xảy ra khi trẻ có dị tật phổi bẩm sinh hoặc mắc các biến chứng sau phẫu thuật, viêm phổi.

Nguyên nhân áp xe phổi

Bệnh nhân bị áp xe phổi do:

  • Vi khuẩn kỵ khí: Khi hít các chất trong hầu họng chứa vi khuẩn kỵ khí, gồm Bacteroides, Prevotella, Peptostreptococcus,… gây ra áp xe.

  • Sức khỏe răng miệng kém: Những người mắc bệnh nướu răng có nguy cơ mắc áp xe cao hơn.

  • Hệ thống miễn dịch suy giảm: Điều này tạo điều kiện cho các vi trùng khó phát hiện trong miệng hoặc cổ họng xâm nhập như nấm hoặc vi khuẩn gây bệnh lao, viêm họng liên cầu.

Suy giảm hệ miễn dịch tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra áp xe phổi Suy giảm hệ miễn dịch tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra áp xe phổi
  • Lây truyền đường máu: Vi khuẩn hoặc cục máu đông bị nhiễm trùng có thể di chuyển theo máu vào phổi, gây ra áp xe.

  • Tắc nghẽn phế quản: Do khối u, dị vật, hạch bạch huyết sưng to.

  • Các nguyên nhân khác: Kén hơi bội nhiễm, sau gây mê đặt nội khí quản, sau phẫu thuật tai mũi họng, mắc các bệnh nội khoa về đái tháo đường, giãn phế quản,...

Triệu chứng của áp xe phổi

Thông thường, các triệu chứng của áp xe phổi sẽ xuất hiện chậm trong nhiều tuần. Các giai đoạn áp xe phổi gồm:

Giai đoạn ổ mủ kín: Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao lên tới 39 – 40 độ C, kèm các triệu chứng ho khan, ớn lạnh, mệt mỏi, chán ăn và sụt cân.

Các cơn ho kéo dài là biểu hiện thường gặp của áp xe phổi Các cơn ho kéo dài là biểu hiện thường gặp của áp xe phổi

Giai đoạn ộc mủ: Giai đoạn này, các triệu chứng đã biểu hiện rõ ràng. Ho và đau ngực biểu hiện nặng. Ho kèm theo mủ, lượng mủ có thể lên tới 300 – 500ml. Độ đặc quánh của mủ sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:

  • Mủ màu socola thường do amip.

  • Mủ có mùi thối do các virus gây ra.

  • Mủ màu vàng do áp xe đường mật gây vỡ thông lên phổi.

Bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu, ăn uống được khi ho ộc ra được mủ.

Giai đoạn ổ mủ mở thông với phế quản: Các cơn ho vẫn tiếp tục xuất hiện nhưng cơn sốt đã hạ dần.

Biến chứng

Các biến chứng có thể xảy ra của áp xe phổi bao gồm:

Áp xe mãn tính: Nếu tình trạng này kéo dài hơn 6 tuần.

Viêm mủ màng phổi: Khoảng trống giữa phổi và thành ngực xuất hiện ổ mủ.

Xuất hiện ổ mủ do áp xe phổi Xuất hiện ổ mủ do áp xe phổi

Chảy máu: Đây là vấn đề nghiêm trọng khi áp xe phổi có thể làm tổn thương mạch máu và gây chảy máu nghiêm trọng.

Các biến chứng nặng nề hơn, bao gồm: áp xe màng não, viêm màng não hoặc thoái hóa các cơ quan, nguy hiểm tới tính mạng.

Chẩn đoán áp xe phổi

Chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính (CT): Dựa trên chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện tổn thương do áp xe phổi.

Xét nghiệm đờm hoặc mủ: Được thực hiện khi nghi ngờ áp xe phổi do nhiễm khuẩn.

Nội soi phế quản: Ít được thực hiện hơn khi phương pháp điều trị bằng thuốc không hiệu quả.

Xét nghiệm máu: Thông qua kết quả chi tiết về số lượng bạch cầu có thể phát hiện được nhiễm trùng.

Điều trị áp xe phổi

Các cách điều trị áp xe phổi, bao gồm:

Thuốc kháng sinh: Hầu hết, bệnh nhân được tiêm thuốc kháng sinh vào tĩnh mạch trong tối đa 3-8 tuần. Sau đó bạn có thể chuyển sang dùng kháng sinh đường uống. Bệnh nhân sẽ dùng thuốc cho đến khi không còn áp xe dựa trên kết quả chụp X-quang ngực.

Dẫn lưu: Nếu áp xe có có đường kính từ 6 cm, bác sĩ sẽ sử dụng máy chụp CT để đặt ống dẫn lưu qua thành ngực vào ổ áp xe.

Phẫu thuật: Tiến hành cắt bỏ một phần phổi bị áp xe. Phẫu thuật này cũng giúp loại bỏ các dị vật.

Đa phần, áp xe phổi được điều trị thành công bằng kháng sinh. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, hoặc có khối u chặn đường thở, tỷ lệ tử vong khoảng 75%.

Tiến hành phẫu thuật loại bỏ áp xe Tiến hành phẫu thuật loại bỏ áp xe

Phòng ngừa áp xe phổi

Xây dựng chế độ chăm sóc bệnh nhân áp xe phổi hợp lý, khoa học là cách tối ưu nhất giúp hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm:

  • Cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây áp xe phổi như: Uống nhiều rượu bia, chăm sóc tốt răng miệng, ngủ kê cao đầu với những trường hợp có tiền sử bị sặc.

  • Trang bị kỹ năng cần thiết để xử lý các triệu chứng: Ho, sốt, khó thở, đờm.

  • Sử dụng thuốc kháng sinh đúng thời gian và liều lượng. Đồng thời, theo dõi các các dụng phụ của thuốc để tránh biến chứng.

Áp xe phổi là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng nhưng vẫn có thể được điều trị tốt nếu phát hiện kịp thời. Sau điều trị, bệnh nhân cần theo dõi sức khỏe định kỳ và có chế độ chăm sóc, phòng ngừa tốt.

Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị.

Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay