Viêm ống tai ngoài có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và phổ biến nhất ở đối tượng thường xuyên tham gia các hoạt động bơi lội nhưng không bảo vệ và vệ sinh tai đúng cách. Vậy viêm ống tai ngoài có thể tự khỏi không? Điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào?
Biểu hiện viêm ống tai ngoài là gì?
Ống tai ngoài là một bộ phận thuộc tai ngoài, dẫn từ màng nhĩ đến phần vành tai. Viêm ống tai ngoài là tình trạng viêm nhiễm ngoại vi tại ống tai, thường là hệ quả của một phản ứng dị ứng, vi khuẩn hoặc nấm,... Tùy thuộc thời gian nhiễm trùng mà bệnh sẽ có mức độ triệu chứng khác nhau.
Viêm ống tai ngoài cấp tính
Viêm ống tai ngoài cấp tính thường xuất hiện đột ngột và kéo dài trong khoảng 3 tuần. Một số triệu chứng của viêm ống tai ngoài cấp bao gồm:
Đau tai: Đây là triệu chứng điển hình nhất của viêm ống tai ngoài cấp tính. Cảm giác đau tang lên khi bạn chạm hoặc kéo phần vành tai.
Sưng và đỏ: Vùng tai tràng thường sưng to và có màu đỏ do sự viêm nhiễm.
Ngứa: Cảm giác ngứa gây khó chịu và thường khiến bệnh nhân cảm thấy không thoải mái.
Viêm ống tai ngoài mạn tính
Viêm ống tai ngoài mạn tính xuất hiện kéo dài hơn so với viêm cấp tính và có thể tái phát nhiều lần với các triệu chứng bao gồm:
Đau và ngứa: Đau tai và ngứa tiếp tục xuất hiện trong khoảng thời gian dài gây khó chịu cho bệnh nhân.
Tăng tiết chất nhầy: Tương tự như viêm cấp tính, viêm mạn tính cũng có thể đi kèm với sự tăng tiết chất nhầy, gây tắc nghẽn tai và khó nghe.
Viêm ống tai ngoài ác tính
Viêm ống tai ngoài ác tính là tình trạng viêm hoại tử nặng lan rộng có thể gây tử vong, thường ảnh hưởng ở những người có hệ miễn dịch suy yếu. Các triệu chứng điển hình của viêm ống tai ngoài ác tính bao gồm:
Đau tai dữ dội: Đau tai thường kéo dài trong khoảng thời gian dài và không phản hồi tốt với các biện pháp điều trị thông thường
Ống tai và mô mềm xung quanh bị hoại tử, có dấu hiệu chảy máu
Nếu nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn nên đến các cơ sở ý tế uy tín để kiểm tra và tham khảo ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ Tai Mũi Họng. Liên hệ đặt lịch khám cùng chuyên gia Tai Mũi Họng qua hotline 091.2002.131 – 0949.646.556 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY.
Viêm ống tai ngoài có tự khỏi không?
Cứ 10 người lớn thì sẽ có 1 người bị viêm ống tai ngoài ít nhất một lần trong đời. Trường hợp viêm tai cấp tính với triệu chứng nhẹ có thể tự khỏi sau 10 - 15 ngày.
Tuy nhiên, nên điều trị ngay sau khi phát hiện các triệu chứng của bệnh bởi ổ viêm có thể nhanh chóng lan sang các mô và xương xung quanh gây hoại tử và gây ảnh hưởng đến tai giữa làm suy giảm khả năng nghe.
Nếu điều trị sớm và đúng cách, tình trạng viêm sẽ chấm dứt sau khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, trường hợp không tuân thủ điều trị, để xuất hiện biến chứng nặng, quá trình điều trị có thể kéo dài hơn gấp nhiều lần.
Nguyên nhân viêm ống tai ngoài là gì?
các nguyên nhân đáng chú ý bao gồm:
Vi khuẩn và nấm: Sự tồn tại của vi khuẩn như Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa, cùng với nấm Candida và Aspergillus, là những yếu tố chính dẫn đến viêm nhiễm. Sự phát triển không kiểm soát của chúng trong môi trường ẩm ướt và ấm áp của vùng tai ngoại vi tạo điều kiện lý tưởng cho sự viêm nhiễm. Do đó, những người thường xuyên bơi lội rất dễ viêm ống tai.
Bệnh ngoài da: Các vấn đề về da như viêm da, mụn cơ địa, eczema hoặc vảy nến có thể tác động lên vùng tai tràng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây ra viêm ống tai ngoài.
Chấn thương tai: Tác động mạnh hoặc chấn thương vào vùng tai có thể làm tổn thương da và mô mềm, làm tăng khả năng phát triển của vi khuẩn và nấm gây viêm nhiễm.
Tiền sử bệnh tai: Những người có tiền sử về viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan hoặc các vấn đề tai mũi họng khác có thể dễ dàng lây nhiễm vi khuẩn từ vùng lân cận sang vùng tai tràng và ống tai ngoài.
Vệ sinh tai không đúng cách: Sử dụng các công cụ không vệ sinh hoặc không đúng cách để làm sạch tai có thể làm tổn thương da tai, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển.
Dị ứng và tác động môi trường: Môi trường ẩm ướt, nhiệt đới hoặc tiếp xúc với chất gây dị ứng có thể tạo môi trường thích hợp cho viêm nhiễm.
Điều trị viêm ống tai ngoài như thế nào?
Điều trị viêm ống tai ngoài cấp tính
Trong trường hợp viêm ống tai ngoài cấp tính, không xuất hiện biến chứng, phương pháp điều trị ưu tiên đến việc làm giảm các triệu chứng:
Rửa tai: Sử dụng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ tai/ thuốc xịt có tính axit (như axit axetic) có thể ngăn chặn một số loại vi khuẩn và nấm phát triển trong tai
Thuốc kháng vi khuẩn hoặc chống nấm: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tương ứng để ức chế sự phát triển của vi khuẩn hoặc nấm, thường là liệu trình 7 ngày
Thuốc kháng viêm (corticosteroid): Các loại thuốc này có thể giúp giảm viêm nhiễm, giảm ngứa và sưng tại vùng ống tai.
Điều trị viêm ống tai ngoài mãn tính
Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp như với điều trị viêm ống tai ngoài cấp tính để giảm thiểu triệu chứng, bệnh nhân có thể được chỉ định:
Lấy hết mô nấm, làm sạch ống tai hoặc sử dụng thuốc điều trị nấm toàn thân (trường hợp ống tai có nấm)
Điều trị các bệnh tiềm ẩn như bệnh ngoài da hoặc rối loạn hệ miễn dịch
Phẫu thuật tạo hình mở rộng ống tai (trường hợp tổ viêm gây chít hẹp ống tai)
Điều trị viêm ống tai ngoài ác tính
Sử dụng kháng sinh đồ đường tiêm hoặc đườg uống cho bệnh nhan có kết quả kháng sinh đồ trong khoảng 4-6 tuần để phần mô xương bị ảnh hưởng được tái thông mạch máu.
Sử dụng kháng sinh tùy vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng kết hợp đặt đặt meche tai có tẩm kháng sinh trong ống tai đói với bệnh nhân chưa có kết quả kháng sinh đồ
Tiến hành phẫu thuật loại bỏ các phần mô hoại tử này làm giảm khả năng thâm nhập của kháng sinh vào mô liên quan.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Sau 48-72 giờ điều trị, nếu bệnh nhân không có đáp ứng, bác sĩ sẽ điều chỉnh phương pháp.
Làm sao để phòng ngừa viêm ống tai ngoài?
Vệ sinh tai hợp lý: Thực hiện vệ sinh tai hằng ngày bằng cách sử dụng bông tai nhẹ nhàng để lau sạch bã nhờn và chất dơ bẩn khỏi vùng ống tai. Tránh đặt bất kỳ vật gì vào tai quá sâu để tránh gây tổn thương. Đảm bảo dụng cụ vệ snh tai được giữ sạch sẽ và không dùng chung với người khác.
Kiểm soát môi trường tai ngoại vi: Đảm bảo ống tai luôn khô ráo và sạch sẽ. Sử dụng mũ bảo vệ tai khi tiếp xúc với nước, bụi bẩn hoặc tác nhân gây dị ứng. Đặc biệt, khi đi bơi, đi tắm biển cần tránh để nước lọt vào trong tai.
Tránh tự tẩy tai không đúng cách: Không sử dụng các công cụ nhọn hay đáng nguy hiểm để tự tẩy tai. Nếu cần, tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia y tế để đảm bảo làm sạch tai một cách an toàn.
Kiểm soát dị ứng: Nếu bạn có tiền sử về dị ứng, hãy tìm hiểu về các tác nhân gây dị ứng và hạn chế tiếp xúc với chúng để tránh tình trạng viêm nhiễm.
Thông tin liên hệ:
KHOA TAI MŨI HỌNG – BỆNH VIỆN HỒNG NGỌC
– Địa chỉ:
Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
– Hotline: 091.2002.131 – 0949.646.556
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Cùng nâng cao kiến thức về bệnh lý tai mũi họng tại fanpage Khoa Tai Mũi Họng và PT Đầu cổ – BV Hồng Ngọc