Xẹp đốt sống là bệnh lý nguy hiểm thường xuất phát từ loãng xương, chấn thương hoặc ung thư xương. Bệnh không loại trừ bất kỳ đối tượng nào kể cả người trẻ và người cao tuổi. Sớm phát hiện và điều trị đúng cách sẽ hạn chế những biến chứng nguy hiểm mà xẹp đốt sống gây ra.
Xẹp đốt sống là gì?
Xẹp đốt sống hay gãy, lún đốt sống là tình trạng thân đốt sống biến dạng về chiều cao, thấp hơn chiều cao vốn có. Khi biến đổi sẽ gây tổn thương xung quanh cột sống, dây thần kinh và khiến người bệnh đau dữ dội. Lâu ngày sẽ gây đau ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể, ảnh hưởng tới khả năng vận động, thậm chí là tuổi thọ của bệnh nhân.
Đối tượng nguy cơ cao gặp tình trạng xẹp đốt sống: Người cao tuổi bị loãng xương, vận động viên hay gặp chấn thương hoặc phụ nữ sau mãn kinh. Những trường hợp này cơ thể kém hấp thụ canxi, vitamin cần thiết và mật độ trong xương giảm, xương trở nên xốp và giòn hơn.
Phân loại đốt sống xẹp
Theo các chuyên gia Cơ Xương Khớp - Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Ngọc, xẹp đốt sống được chia thành 3 loại:
Xẹp đốt sống cổ
Đốt sống cổ từ C1 đến C7, đa phần bị xẹp do chấn thương. Ngoài ra sẽ ít gặp nguy cơ xẹp đốt sống do loãng xương hơn so với các đốt sống lưng và ngực. Tuy nhiên khi bị xẹp hậu quả gây ra cũng rất nguy hiểm.
Xẹp đốt sống ngực
Đây là một trong những vị trí xẹp đốt sống phổ biến nhất, đặc biệt là đốt sống D12 vì nằm cạnh đốt sống lưng L1. Hai đốt sống này nằm tại khu vực trung tâm, giúp cố định xương sườn, bảo vệ cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, phổi,… Những áp lực đè lên hai đốt sống này cũng cao hơn các vị trí khác.
Dấu hiệu của tình trạng xẹp đốt sống ngực là xuất hiện những cơn đau, khó chịu khi hít thở sâu, ho, các vấn đề liên quan đến phổi. Trường hợp nặng, bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh, gây tắc ruột, tổn thương trực tiếp đến quá trình tiêu hóa.
Xẹp đốt sống lưng
Cột sống lưng bao 5 đốt sống từ L1 đến L5, nằm giữa xương sườn và xương chậu, cũng là vùng gánh trọng lực nhiều nhất của cơ thể. Những đốt sống hay bị lún, xẹp nhất ở vùng này bao gồm: L1, L2 và L5. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, các đốt sống có khả năng xẹp, dính lại gây thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân.
Nguyên nhân xẹp đốt sống
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây xẹp đốt sống như: Loãng xương, chấn thương, u thân đốt sống, u đa tủy xương,... Trong đó, loãng xương là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến xẹp đốt sống.
Cụ thể, đối với người loãng xương, các nguyên nhân sau sẽ gây ra xẹp đốt sống:
Các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày như: hắt hơi mạnh, cúi người để bê đồ vật, xoay, vặn người, tập thể dục quá sức,... đối với trường hợp loãng xương mức độ nặng.
Các chấn thương như: té ngã, va chạm mạnh đến xương khớp,... là nguyên nhân gây xẹp đốt sống đối với bệnh nhân loãng xương trung bình.
Đối với người bình thường, không bị loãng xương, tai nạn nghiêm trọng như tai nạn giao thông, chấn thương do chơi thể thao, ngã cao cũng có nguy cơ gây xẹp đốt sống. Ngoài ra, xẹp đốt sống còn xuất phát từ ung thư di căn. Các tế bào ung thư sẽ xâm nhập vào cấu trúc xương bên trong, phá hủy xương và gây xẹp.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng xẹp đốt sống
Tùy từng mức độ lún, xẹp mà người bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình nhất nhận biết tình trạng lún, xẹp:
Đau lưng, đau cổ cấp hoặc đau âm ỉ kéo dài nhiều ngày
Cơn đau tăng lên khi cúi, ngửa cổ, xoay người, leo cầu thang và giảm khi nằm ngửa
Xuất hiện tình trạng gù lưng, giảm chiều cao
Trường hợp chèn ép dây thần kinh có thể dẫn tới tê bì, yếu chân, yếu tay, đau thần kinh liên sườn,...
Các phương pháp chẩn đoán
Để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ cần chỉ định thêm những kỹ thuật cận lâm sàng như:
Đo loãng xương (DEXA)
Đây là cách đơn giản và chính xác nhất để kiểm tra mật độ xương các vùng của cơ thể. Chẩn đoán tình trạng loãng xương khi mật độ khoáng xương ≤ -2,5 độ lệch chuẩn (T-Score).
Hệ thống thiết bị đo loãng xương tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc vừa có chức năng đo chính xác mật độ xương vừa tích hợp khả năng đánh giá nguy cơ gãy xương, vôi hóa… Ưu điểm nổi bật là có nguồn tia X năng lượng kép tần số cao, cho hình ảnh sắc nét, độ phân giải cao, nhanh chóng và an toàn với sức khỏe người bệnh.
Chụp X-quang
Đối với trường hợp gù lưng hoặc giảm chiều cao thân đốt sống thì đây là là phương pháp hiệu quả nhất. Chụp X-quang cho thấy rõ nét đường cong sinh học cột sống, mức độ biến dạng hoặc thoái hóa cột sống,...
Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan)
Phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định khi cần đánh giá sâu hơn tình trạng lún, xẹp, các mảnh vụn nguy cơ rò rỉ cement vào ống sống.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Đây là phương pháp chẩn đoán thường được áp dụng nhất khi bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau lưng, đau cổ nhưng chưa rõ nguyên nhân. Phương pháp này cung cấp thông tin về sinh học xương, không chỉ phát hiện xẹp đốt sống mà còn chẩn đoán được các bệnh lý xương khớp khác như: phình đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,...
Các biện pháp điều trị xẹp đốt sống
Do nguyên nhân hoặc mức độ xẹp khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau:
Điều trị xẹp đốt sống không cần phẫu thuật
Thường sử dụng với bệnh nhân bị xẹp rất nhẹ, đôi khi còn không gây ra đau, đa phần là những trường hợp phát hiện sớm qua thăm khám định kỳ. Bệnh nhân nằm nghỉ tại giường trong thời gian ngắn, kết hợp thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ và nẹp vùng cột sống xẹp. Đồng thời hạn chế một sống hoạt động tăng nguy cơ lún xẹp như: cúi, ngửa, vận động quá sức, sai tư thế,...
Tạo hình đốt sống
Tạo hình đốt sống hay còn gọi là bơm xi măng sinh học cột sống trực tiếp vào đốt sống bị xẹp. Đây là phương pháp hiện đại, giúp lấy lại chiều cao thân đốt sống với những ưu điểm nổi bật như:
- Giảm đau tức thì: Ngay sau thủ thuật, bệnh nhân chấm dứt cơn đau thắt lưng và có thể vận động dễ dàng
- Hiệu quả và hạn chế xâm lấn: Phương pháp này không cần mổ mở mà chỉ có một vết chọc kim rất nhỏ 3-5mm. Thực hiện hoàn toàn trong trong phẫu thuật, dưới giám sát của công nghệ hình ảnh hiện đại nên đưa kim vào chính xác sống lún xẹp.
- An toàn với người lớn tuổi: Thời gian làm thủ thuật ngắn, khoảng 30-45 phút, nhanh chóng, an toàn cho bệnh nhân lớn tuổi. Chỉ gây tê tại chỗ, không cần gây mê tránh tác dụng phụ: mất chức năng nhận thức, đau cơ, chóng mặt,… Sau thủ thuật bệnh nhân cũng hạn chế tối đa sử dụng thuốc tránh suy gan & thận,…
Bơm xi măng thường được chỉ định trong các trường hợp: Gãy xẹp trên 80%- 90% do loãng xương hoặc chấn thương dưới 4 tuần, kèm đau, biến dạng nặng. Những trường hợp không đáp ứng điều trị bảo tồn hoặc ung thư di căn, đa u tủy xương, u máu đốt sống, củng cố thân xương sống bị yếu do bệnh lý trước phẫu thuật. Phương pháp này cũng đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn tốt và cơ sở y tế đảm bảo đủ thiết bị hiện đại để thực hiện.
Phòng ngừa xẹp đốt sống
Xẹp đốt sống là bệnh lý nguy hiểm, gây ra những biến chứng nặng nề. Vì thế nên tìm hiểu về bệnh lý và có phương pháp phòng ngừa từ sớm. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa:
Mọi đối tượng, đặc biệt là người lớn tuổi, phụ nữ mãn kinh cần thiết xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bổ sung vitamin D và canxi giúp tăng cường mật độ xương, tránh nguy cơ loãng xương gây xẹp đốt sống.
Bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần, đo loãng xương và chụp CT, MRI theo chỉ định. Phát hiện bệnh sớm nhất thì quá trình điều trị cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Sống lành mạnh, hạn chế rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích và có chế độ thể dục thể thao phù hợp giúp xương khớp dẻo dai: bơi lội, đi bộ, đạp xe,...
Chú ý trong sinh hoạt hàng ngày, điều khiển phương tiện giao thông hay làm việc để tránh bị chấn thương, té ngã và cần kiểm tra chi tiết sau chấn thương.
Như vậy, xẹp đốt sống là bệnh lý nguy hiểm, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhất là trường hợp loãng xương và chấn thương. Tùy mức độ xẹp, bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ xẹp đốt sống bạn cần đến gặp bác sĩ Cơ Xương Khớp sớm nhất!
Tại Hà Nội, Chuyên khoa Cơ xương khớp BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ khám và điều trị xẹp đốt sống uy tín, được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn:
Đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước: BV Bạch Mai, BV Hữu Nghị, BV Pasteur - Pháp,...
Cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại: Máy MRI SIGNA Prime tích hợp công nghệ tái tạo hình ảnh AIR phát hiện lún, xẹp ngay ở giai đoạn khởi phát; phòng thủ thuật vô khuẩn 1 chiều đạt chuẩn, màn tăng sáng sắc nét xác định chính xác vị trí cần bơm, đảm bảo an toàn, hạn chế xâm lấn.
Bên cạnh đó là vô vàn các tiện ích khác như: Cá nhân hóa phác đồ điều trị; áp dụng đồng thời bảo hiểm, bảo lãnh; làm việc cả thứ 7, Chủ nhật, không phát sinh chi phí;...
Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn về điều trị xẹp đốt sống tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0243 927 5568 (máy lẻ 2225, 2265).
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc