Viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không? Cần điều trị như thế nào?

Viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không? Cần điều trị như thế nào?

31-05-2023

Viêm dạ dày ruột là tình trạng nhiễm trùng tiêu hóa gây ra bởi vi sinh vật. Đối với trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người bị suy giảm miễn dịch, bệnh có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy các dấu hiệu nhận biết bệnh là gì, cần xử lý như thế nào khi mắc bệnh. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để có thêm thông tin.

Viêm dạ dày ruột là gì?

Viêm dạ dày ruột là tình trạng nhiễm trùng tiêu hóa gây ra bởi các vi khuẩn, vi rút hay kí sinh trùng gây ra viêm niêm mạc tại đường ruột (dạ dày, ruột non và đại tràng). Cụ thể:

  • Virus gây bệnh phổ biến nhất là Norovirus và Rotavirus, các vi sinh vật này thường lây lan qua thực phẩm, nước bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc từ người bệnh.
  • Ngộ độc thức ăn do ăn phải thức ăn có nhiễm virus: Campylobacter, Salmonella và E.Coli… có trong thịt gia cầm chưa nấu chín hoặc trứng bị ô nhiễm
  • Ký sinh trùng: Giardia intestinalis, Cryptosporidium parvum, Entamoeba histolytica.

Viêm dạ dày ruột gây ra nhiều cảm giác khó chịu cho người bệnh, nhưng bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh vẫn có khả năng diễn tiến tăng nặng, đặc biệt là đối với người bị suy giảm miễn dịch, sức đề kháng kém hoặc trẻ nhỏ. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh vẫn là điều cần được chú trọng.

viem-da-day-ruot Viêm dạ dày ruột là tình trạng nhiễm trùng gây ra bởi các vi khuẩn, vi rút hay kí sinh trùng

Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm dạ dày ruột

Khi mắc bệnh, người bệnh trường xuất hiện các triệu chứng cơ bản như sau:

  • Triệu chứng điển hình của viêm dạ dày ruột là tiêu chảy, phân lỏng hoặc nhiều nước, bệnh nhân có thể đi ít nhất 3 lần trong 24h. Ngoài ra, nếu người bệnh bị nhiễm trùng có thể xuất hiện máu nhầy.
  • Đau bụng
  • Buồn nôn và có thể liên tục nôn mửa, kéo dài hơn 2 ngày hoặc nôn ra máu
  • Xuất hiện các cơn ớn lạnh hoặc sốt cao
  • Cơ thể mệt mỏi, mất sức, đau đầu, chóng mặt
  • Cảm giác khô miệng và lưỡi
  • Đi tiểu ít
  • Đắng miệng, chán ăn

Tùy thuộc vào nguyên nhân, các triệu chứng trên có thể xảy ra 1–3 ngày sau khi bị nhiễm và thường kéo dài trong 1–2 ngày hoặc thậm có thể đến 10 ngày.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm dạ dày ruột

Đa số các trường hợp bị viêm dạ dày ruột có thể tự khỏi, tuy nhiên vẫn có những trường hợp  bệnh tiến triển gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Mất nước kéo dài khiến cơ thể giảm lượng máu cung cấp tới các cơ quan, hạ huyết áp, ảnh hưởng tới chức năng của thận, dẫn đến suy thận
  • Đau xương khớp, viêm da, viêm kết mạc…
  • Ở những ca bệnh hiếm gặp có thể ảnh hưởng đến màng não và tủy xương gây phù não, hôn mê… 
  • Thành ruột và viêm mạc dạ dày bị tổn thương gây ra tình trạng thiếu men lactose.
  • Với trẻ em bị viêm dạ dày cấp do vi khuẩn E.coli có thể gây ra thiếu máu, thiếu tiểu cầu và suy thận

viem-da-day-ruot-1 Trẻ em bị viêm dạ dày cấp do vi khuẩn E.coli có thể gây ra thiếu máu, thiếu tiểu cầu và suy thận

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp nghiêm trọng, việc tiêu chảy và nôn mửa kéo dài khiến người bệnh bị mất nước nhiều và xuất hiện các triệu chứng:

  • Tim đập nhanh bất thường
  • Người bệnh có dấu hiệu yếu sức
  • Sốt cao trên 38 độ trong nhiều ngày
  • Hôn mê
  • Mất nhận thức

Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng kể trên, người bệnh cần nhanh chóng được đưa tới các cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán tình trạng và có phương án điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Đặc biệt, đối với trường hợp người bệnh viêm dạ dày ruột là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ ngay tới bệnh viện nếu xuất hiện các triệu chứng:

  • Sốt cao 38,9°C
  • Nhõng nhẽo hay cáu kỉnh
  • Có vẻ uể oải hay yếu
  • Tiêu chảy ra máu
  • Có dấu hiệu mất nước (mắt trũng, môi khô, tiểu ít)
  • Nôn mửa kéo dài hơn vài giờ
  • Tã không ướt trong vòng 6 giờ
  • Giấc ngủ bất thường.

Cách chẩn đoán bệnh viêm dạ dày ruột

Thông thường, để chẩn đoán viêm dạ dày ruột sẽ bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. 

Bên cạnh đó, để loại trừ các bệnh lý có triệu chứng tượng đồng khác, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện 1 số phương pháp cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm phân nhằm tìm và phát hiện các virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh
  • Nội soi dạ dày - đại tràng nhằm phát hiện dấu hiệu của bệnh, loại trừ các bệnh có triệu chứng tương đồng

viem-da-day-ruot-3 Nội soi là một trong những phương pháp cận lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh viêm dạ dày ruột, loại trừ các bệnh có triệu chứng tương đồng

Các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm dạ dày ruột

Để việc điều trị bệnh được nhanh chóng và hiệu quả, người bệnh có thể thực hiện những biện pháp sau:

Uống nhiều nước

Do tiêu chảy và nôn ói nhiều, người bệnh bị viêm dạ dày ruột cần có biện pháp bù nước nhanh chóng, tránh tình trạng suy kiệt. Sau đi ngoài, bệnh nhân nên bổ sung khoảng 200ml nước. Trường hợp kèm theo nôn, nên uống nước sau từ 5-10 phút và uống từ từ trong khoảng 2 phút. 

Đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi có thể dùng thêm thuốc bù nước. Tuy nhiên, người nhà cần lưu ý, thuốc cần được pha chế đúng liều lượng của nhà sản xuất để đạt hiệu quả, tránh những hậu quả đáng tiếc

Thay đổi chế độ ăn uống

Người bệnh cần ăn đủ – đúng bữa, tránh bỏ bữa hoặc ăn quá muộn. Hạn chế các thức ăn đóng hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ, chua, cay. Đặc biệt tuyệt đối không ăn rau sống và trái cây có vỏ cho đến khi hết tiêu chảy. 

Mặc khác, bệnh nhân nên bổ sung thêm tinh bột từ gạo, ngũ cốc, bánh mì và các loại canh, súp…

Sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày ruột theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh sau khi điều chỉnh chế độ ăn vẫn cảm thấy các triệu chứng không thuyên giảm cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc có thể được kê bao gồm: thuốc cầm tiêu chảy, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc giảm nôn mửa…

Đặc biệt bệnh nhân cần lưu ý, chỉ sử dụng thuốc sau khi được chẩn đoán và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa. Việc bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không qua thăm khám có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

viem-da-day-ruot-4 Bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc để điều trị viêm dạ dày ruột sau khi được chẩn đoán và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa

Phòng ngừa bệnh lý viêm dạ dày ruột như thế nào?

Để tránh và giảm tối thiểu các nguy cơ mắc bệnh, mỗi người cần lưu ý và áp dụng các biện pháp sau:

  • Rửa tay thường xuyên và đúng cách với nước, xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc chế biến đồ ăn
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi sơ chế cũng như chế biến. Ví dụ như rửa nhiều lần với nước sạch, nấu chín, không ăn đồ quá hạn, đồ ôi thiu…
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà ở, khử trùng bề mặt với các đồ vật có nguy cơ bị nhiễm bẩn và nhiễm khuẩn
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Trong đó ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm sạch, rau củ quả tươi

Ngoài ra, nếu trong gia đình có người mắc bệnh viêm dạ dày ruột, để tránh các loại vi sinh vật lây nhiễm chéo, người thân cần lưu ý:

  • Giặt riêng quần áo hoặc các đồ dùng trước đó của người bệnh như quần áo, chăn màn. Có thể sử dụng nước nóng là tốt nhất
  • Không dùng chung khăn tắm hay đồ vệ sinh cá nhân với người bệnh

Bị viêm dạ dày ruột nên thăm khám ở đâu?

Hiện tại, Trung tâm Tiêu hóa - BVĐK Hồng Ngọc với nhiều ưu điểm vượt trội về chuyên môn và chất lượng dịch vụ, được đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để điều trị các bệnh lý về tiêu hóa và tầm soát ung thư dạ dày với:

  • Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ tiêu hóa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm: Tiến sĩ Đặng Thị Kim Oanh – Hội viên Hội Tiêu hóa Gan mật Thái Bình Dương, Ths. BS Lê Thị Vân Anh - hơn 30 năm kinh nghiệm từ BV Bạch Mai cùng đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa tại Nhật Bản, Hàn Quốc.
  • Áp dụng công nghệ nội soi NBI sử dụng dàn máy Olympus CV-190 hiện đại từ Nhật Bản giúp phát hiện sớm và chính xác các dấu hiệu bất thường tại các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa
  • Quy trình trước – trong – sau nội soi tiêu chuẩn an toàn
  • Khám tiền mê với bác sĩ giàu kinh nghiệm, xét nghiệm đầy đủ đảm bảo chống chỉ định
  • Dịch vụ chất lượng cao trong thăm khám tiêu hóa và thực hiện các ca tiểu phẫu như nội soi cắt trĩ; cắt polyp trong nội soi, nội soi lấy dị vật, phẫu thuật nội soi cắt dạ dày, đại tràng, nội soi ngược dòng lấy sỏi mật…
  • Không gian sạch, thoáng, trải nghiệm tiện ích bệnh viện khách sạn 5*
  • Nhân viên y tế chuyên nghiệp, chu đáo.

Trung tâm Tiêu hóa - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc:

  • BV Hồng Ngọc Phúc Trường Minh, Số 8, Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • BVĐK Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  • Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Đặt lịch trước để chọn Bác sĩ miễn phí và nhận ưu đãi riêng

Nếu quý khách có nhu cầu nhận tư vấn, đặt lịch khám tại Trung tâm Tiêu hóa – Bệnh viện Hồng Ngọc, vui lòng liên hệ hotline 0911 908 856 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Theo dõi fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay