Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy nến vẫn chưa được rõ ràng, nhưng lại liên quan đến sự kích thích quá mức của lớp tế bào sừng thượng bì. Bệnh có sự tham gia của nhiều yếu tố: Miễn dịch, di truyền và các yếu tố liên quan như nhiễm khuẩn, chấn thương, những căng thẳng gây suy sụp thể chất và tinh thần, việc sử dụng một số thuốc không hợp lý,...
Tác nhân kích thích gây tăng sinh quá mức của tế bào sừng được xác định bao gồm:
- Chấn thương
- Cháy nắng
- Bị nhiễm HIV
- Nhiễm trùng liên cầu tan huyết beta (dẫn đến bệnh vảy nến guttate)
- Thuốc (đặc biệt là chất chẹn beta, chloroquine, lithium, thuốc ức chế men chuyển ACE, indomethacin, terbinafine, và interferon-alfa)
- Căng thẳng cảm xúc
- Uống rượu
- Hút thuốc lá
- Béo phì
Nguyên nhân chính gây nên bệnh vảy nến do sự kích thích gây tăng sinh quá mức của tế bào sừng hóa
Triệu chứng của người mắc bệnh vảy nến
Vảy nến là một bệnh lý ngoài da nên chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được các triệu chứng bằng mắt thường. Một số vị trí trên cơ thể thường xuất hiện vảy nến là da đầu, mặt, cùi chỏ, đầu gối, bàn tay, bàn chân hoặc ngực. Cụ thể:
- Trên da xuất hiện các lớp vảy, và phần vảy này giống như lớp nến khi dùng dao cạo trên thân nến. Vì vậy bệnh này được gọi là vảy nến và cũng là đặc trưng của bệnh.
- Phần vảy có màu trắng bạc, hơi nhô lên bề mặt da với rìa màu đỏ hoặc hồng.
- Da khô, nứt nẻ thậm chí có thể chảy máu: Tình trạng da thiếu ẩm, khô ráp khiến các vết nứt xuất hiện, nếu tổn thương quá sâu có thể gây rỉ máu, chảy máu.
- Ngứa ngáy: Mắc vảy nến sẽ không thể tránh khỏi tình trạng bị ngứa ngáy. Những lớp vảy trên da cùng các vết nứt làm da khó chịu, khiến bệnh nhân muốn cho tay lên gãi. Tuy nhiên, càng gãi càng làm da bị nứt nặng hơn, lớp vảy bong tróc làm da ửng đỏ, tổn thương nặng hơn.
- Da lở loét: Khi da xuất hiện các vết thương hở, mất đi hàng rào bảo vệ sẽ là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập và phá hủy tế bào dẫn tới tình trạng lở loét.
- Sưng và cứng khớp: Dựa vào các số liệu thống kê từ các tổ chức y tế, bệnh vảy nến gây ảnh hưởng không ít khớp xương. Cụ thể, bệnh nhân mắc thêm chứng viêm khớp vảy nến. Ngoài tình trạng da bị bong tróc, ngứa rát, các khớp xương của bệnh nhân cũng đau nhức hơn, cứng khớp và khó vận động, đặc biệt ở vị trí khớp tay và chân.
Hình ảnh các loại vảy nến và triệu chứng của từng loại bệnh
Điều trị bệnh vảy nến
Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến: Thuốc bôi tại chỗ, liệu pháp ánh sáng, thuốc điều trị đường toàn thân. Lựa chọn từng phương pháp điều trị riêng rẽ hay kết hợp các phương pháp cần phải cân nhắc về tuổi, giới tính, thể bệnh, mức độ bệnh, các phương pháp điều trị đã sử dụng trước đây.
- Thuốc bôi tại chỗ hiện nay được sử dụng thường có chứa thành phần corticosteroid, dẫn xuất vitamin D3, ức chế calcineurin, retinoid, acid salicylic… thường được sử dụng cho các trường hợp vảy nến mức độ nhẹ hay trung bình.
- Các liệu pháp ánh sáng thường được sử dụng trong điều trị người bệnh vảy nến là chiếu UVB, PUVA, Laser Excimer…
- Trường hợp vảy nến mức độ nặng hơn có thể được kết hợp điều trị với các thuốc đường toàn thân như: methotrexate, cyclosporine, vitamin A acid hay các thuốc sinh học.
- Thuốc sinh học gần đây là một bước tiến mới mang lại nhiều hi vọng cho người bệnh vảy nến khi cải thiện được chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người bệnh sau khi dùng thuốc sinh học có thể sạch hoàn toàn thương tổn, hết đau khớp và tự tin giao tiếp.
Vảy nến là một bệnh mãn tính, người bệnh phải xác định “sống chung với lũ” ngay từ khi phát hiện bệnh. Tuy nhiên, việc tích cực tìm hiểu và điều trị sẽ giúp ngăn chặn các triệu chứng của bệnh phát triển nghiêm trọng hơn đồng thời phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
- Suy thận, hư thận.
- Ảnh hưởng tới hệ thống tim mạch, tăng nguy cơ huyết áp cao.
- Làm tăng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Như vậy có thể thấy bệnh vảy nến phát triển trầm trọng sẽ gây ra hàng loạt biến chứng vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là đau tim, đột quỵ đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.
Nếu bạn mắc vảy nến và ở trong những tình trạng kể trên thì không nên chần chừ, hãy đến gặp và trao đổi với bác sĩ Da liễu Bệnh viện Hồng Ngọc để tìm ra phương pháp điều trị hữu hiệu.
Inbox ngay hoặc liên hệ số Hotline 0912.853.603 để đặt lịch thăm khám với bác sĩ hoặc nhận tư vấn miễn phí về dịch vụ Da liễu tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.
Theo dõi fanpage của Da Liễu Bệnh Viện Hồng Ngọc để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/thammyvienhongngoc