Truyền loãng xương đã giúp bà Đỗ Thị Hằng (70 tuổi, Thái Nguyên) tăng mật độ xương đáng kể, đánh giá nguy cơ mất xương, gãy xương thấp hơn nhiều lần so với 3 năm trước. Hiện giờ, bà Hằng dù đã 73 tuổi nhưng vẫn có thể tự sinh hoạt cá nhân, đi lại thoải mái, thậm chí làm việc nhà mà không cần phụ thuộc vào con cháu như trước.
Cách đây 3 năm, bà Đỗ Thị Hằng nhập viện trong tình trạng đau lưng, nhức mỏi xương đùi, đi lại khó khăn, ăn ngủ kém khiến tinh thần suy sụp. Sau chẩn đoán, bác sĩ Cơ xương khớp cho biết bệnh nhân bị loãng xương nặng, có biến chứng xẹp đốt sống L1.
Với tình trạng này, bác sĩ chỉ định điều trị kết hợp giữa nội khoa và bơm xi măng sinh học xử lý biến chứng. Trong đó, bơm xi măng sinh học giúp tạo hình, khôi phục chiều cao thân đốt sống bị xẹp và bệnh nhân có thể điều trị loãng xương sau hai tuần bơm xi măng.
Về điều trị loãng xương, bác sĩ đã đưa ra hai lựa chọn gồm: đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, với trường hợp của bà Hằng, bác sĩ khuyên nên áp dụng truyền loãng xương. Lý giải về điều này, bác sĩ cho biết đường uống cần kéo dài ít nhất 5 năm trong khi truyền tĩnh mạch cần ít nhất 3 năm.
Nếu áp dụng đường uống, bệnh nhân cần tuân thủ nguyên tắc uống hàng tuần, uống đúng giờ, uống trước bữa ăn 30 phút... Đặc biệt, bệnh nhân không được quên liều vì sẽ làm giảm nửa hiệu quả của liều uống trước đó. Ngoài ra, còn có các tác dụng phụ như trào ngược dạ dày, thực quản, viêm loét dạ dày và chống chỉ định với bệnh nhân có bệnh về dạ dày, thực quản trước đó. Bà Hằng tuổi đã cao, người thân bận rộn đi làm nên khả năng quên uống là rất cao.
Sau khi cân nhắc, bà Hằng và gia đình đã lựa chọn phương pháp truyền loãng xương. Tính đến nay, bà Hằng đã truyền loãng xương đều đặn 1 lần/năm theo chỉ định và khuyến cáo của bác sĩ. Trong lần tái khám gần nhất, bác sĩ tiến hành đo loãng xương cho bà Hằng, kết quả cho thấy mật độ xương ở vị trí cột sống thắt lưng và cổ xương đùi đã tăng cao, đánh giá nguy cơ gãy xương thấp. Khi được hỏi về tình trạng sức khỏe, bà Hằng chia sẻ:
“3 năm trước cứ đau lưng với nhức mỏi đùi suốt, ăn ngủ cũng không ngon. May mà tôi nghe lời bác sĩ và con cái đi khám rồi được bơm xi măng với truyền loãng xương, từ đó đến nay ít đau lắm, đi lại khỏe khoắn, chân tay không thấy nhức mỏi nữa. Ai nghĩ 73 tuổi mà còn thấy khỏe hơn cả hồi 70 tuổi đâu. Vui lắm bác sĩ ạ.”
Theo TS.BS Nguyễn Thị Ngọc (Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc) - Bác sĩ chính điều trị cho bệnh nhân: “Để đạt được hiệu quả như hôm nay là sự nghiêm túc và tuân thủ nguyên tắc của cả bệnh nhân và gia đình. Mặc dù truyền 1 lần/năm nhưng không phải bệnh nhân nào cũng kiên trì điều trị 3 năm liên tiếp. Nhiều bệnh nhân chỉ thực hiện một, hai năm đầu rồi bỏ khiến hiệu quả không đạt, mật độ xương không tăng trong khi quá trình hủy xương do tuổi tác vẫn diễn ra liên tục, nguy cơ gãy xương khi bị ngã vẫn cao, lại vừa tốn chi phí.”
Về bệnh nhân Hằng, sau khi đo mật độ xương và đánh giá nguy cơ gãy xương, bác sĩ cho biết bệnh nhân có thể xem xét ngừng truyền loãng xương. Tuy nhiên, sau khi ngừng, bệnh nhân vẫn cần đi đo mật độ xương từ 6 tháng đến một năm đều đặn để kiểm tra tình trạng xương, đánh giá nguy cơ gãy xương và tái điều trị nếu cần thiết.
Truyền loãng xương hiện là phương pháp điều trị loãng xương tối ưu hiện nay, có tác dụng làm ức chế tế bào hủy xương, giúp tăng cường mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương. Phương pháp này có 5 ưu điểm vượt trội:
Truyền trực tiếp vào tĩnh mạch, hấp thụ gần như tuyệt đối vào xương.
Thời gian truyền nhanh chóng và chỉ cần truyền 1 lần/năm.
Dùng được với bệnh nhân không phù hợp với đường uống như: viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, liệt nằm tại chỗ.
Giảm tối đa tác dụng phụ của đường uống, ít tác dụng phụ với đường tiêu hóa.
Hạn chế tình trạng quên liều, uống không đúng cách.
Sau khi truyền loãng xương, bệnh nhân cần:
Tự theo dõi, phát hiện các tác dụng phụ và xử trí theo hướng dẫn của bác sĩ
Tái khám đúng lịch, nếu xuất hiện các triệu chứng đau bất thường cần thông báo cho bác sĩ điều trị ngay.
Uống nhiều nước (1-2 lít) trước và sau truyền.
Bổ sung thêm Canxi và vitamin D đúng cách với chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn các loại thực phẩm giàu Canxi và vitamin D.
Tắm nắng mỗi ngày vào buổi sáng từ 20-30 phút, không cho ánh sáng chiếu thẳng vào mắt.
Tập thể dục thể thao phù hợp với từng thể trạng bệnh nhân.
Sinh hoạt cẩn thận, không để chấn thương, té ngã…
Tại Hà Nội, Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và điều trị loãng xương được đông đảo khách hàng lựa chọn và đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn dịch vụ.
Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, từng công tác tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Royal North Shore Úc…
Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại nhập khẩu Mỹ như: Máy đo loãng xương Hologic không phát tán phóng xạ, đo chính xác mật độ xương ở nhiều vị trí như cột sống, cổ xương đùi, cẳng tay…; máy MRI SIGNA Prime phát hiện chính xác tổn thương cấu trúc xương khớp…
Gói tầm soát loãng xương được thiết kế khoa học, cung cấp 10 danh mục khám với 33 chỉ số, phát hiện bất thường xương từ giai đoạn khởi phát, phù hợp với mọi đối tượng.
Người bệnh đến thăm khám và truyền loãng xương tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sẽ được tận hưởng nhiều tiện ích như không gian bệnh viện khách sạn 5 sao; lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám; bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng; làm việc cả Thứ Bảy và Chủ Nhật không phát sinh phí.
Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn về truyền loãng xương tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0243 927 5568 (máy lẻ 2225, 2265) hoặc đăng ký vào form dưới đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc