Trẻ chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như có vấn đề ở cơ quan phát âm hay do sự tác động của các yếu tố tâm lý, giáo dục gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Phát hiện và can thiệp sớm giúp trẻ có cơ hội phát triển bình thường như bao em bé khác
Biểu hiện của trẻ chậm nói
Chậm nói ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ và cần được can thiệp sớm. Một em bé chậm nói thường có những biểu hiện dưới đây:
- Trẻ được 1 tuổi rưỡi nhưng chỉ mới ê a được vài chữ, nói không rõ chữ
- Bố mẹ, người thân gọi tên bé nhưng con không có phản ứng đáp lại
- Dù đã 2 tuổi, trẻ chỉ nói được 1 từ hoặc 1 cụm từ nhưng vẫn chưa rõ chữ
- Giọng nói của bé có âm thanh bất thường
- Trẻ không lắng nghe người thân nói
- Trẻ phản ứng kém với âm thanh
Khi có những biểu hiện trên, tốt nhất ba mẹ nên cho con đi khám, thực hiện một số kiểm tra cần thiết để đánh giá chính xác tình trạng của con cũng như đưa ra phương án điều trị phù hợp để giúp con có thể phát triển bình thường như những em bé cùng trang lứa.
Ba mẹ nên quan sát các triệu chứng khi có nghi vấn trẻ chậm nói
Đăng ký nhận tư vấn và đặt lịch khám cùng chuyên gia tâm lý qua hotline: 0947 616 006
Nguyên nhân trẻ chậm nói
Nguyên nhân làm trẻ chậm nói được xếp thành 2 nhóm chính là nguyên nhân thực thể và nguyên nhân tâm lý:
- Nguyên nhân thực thể là do trẻ có những vấn đề về cơ quan phát âm (tai, mũi, họng), cơ quan chỉ huy (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não…) khiến trẻ chậm nói.
- Nguyên nhân tâm lý là do gia đình hoặc quá cưng chiều, hay bỏ bê trẻ, hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ và khiến trẻ chậm nói.
Có thể bạn quan tâm:
- Giải đáp từ chuyên gia: Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không?
- Trẻ chậm nói: Khi nào cần can thiệp?
- Khi nào trẻ được coi là chậm nói?
Phương pháp can thiệp hiệu quả, hỗ trợ trẻ chậm nói
Trước tiên, cha mẹ cần quan tâm chăm sóc, thúc đẩy kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ tuỳ theo độ tuổi. Trẻ có thể nghe và hiểu từ rất sớm, trước khi trẻ có thể tự nói. Do đó cha mẹ nên khuyến khích trẻ tập nói bằng các cách dưới đây:
- Thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ tập trung vào bạn, vào đồ vật nào đó mà bạn muốn nói đến.
- Nói đến những vật có trước mặt hay những điều đang xảy ra. Không ép trẻ phải nói nhưng nhớ đưa ra lời khen khi trẻ tập nói.
- Chú ý lắng nghe, cho con có thời gian để thực hiện những lời trẻ sắp nói, cũng như thường xuyên đưa ra lời động viên như “Con nói giỏi lắm”, giúp trẻ mạnh dạn tập nói.
- Dạy trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu. Tốt nhất là dạy trẻ nói dựa theo những tình huống xảy ra hàng ngày, tạo nhiều tình huống khác nhau khi nói về một từ nào đó.
- Tập cho con nghe các âm thanh khác nhau, tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt.
- Không cho trẻ xem ti vi quá nhiều, cần kiểm soát thời gian và chương trình ti vi. Cha mẹ nên cùng xem với trẻ các chương trình như phim hoạt hình, ca nhạc và bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại trong phim để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.
Trò chuyện thường xuyên có tác động lớn tới hành vi trẻ chậm nói
Nếu đã áp dụng những biện pháp trên mà khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng không cải thiện thì ba mẹ nên cho con đi khám với bác sĩ chuyên khoa.
Đối với trẻ chậm nói do nguyên nhân thực thể, đa phần là do trẻ có vấn đề về thính lực. Các bác sĩ phải điều trị về thính lực cho trẻ. Trường hợp trẻ bị điếc nhẹ và điếc trung bình thì việc điều trị trước 5 tuổi rất có hiệu quả.
Trong những trường hợp điếc do viêm tai, thủng màng nhĩ, trẻ sẽ được điều trị bằng phẫu thuật, vá màng nhĩ để tăng sức nghe. Với những trường hợp không nghe lại được thì phải can thiệp bằng cách đeo máy nghe.
Ngoài ra, trẻ chậm nói có thể làbiểu hiện của các vấn đề về sức khỏe tâm lý như tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý… Vì vậy, việc khám cùng chuyên gia tâm lý sẽ giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân khiến trẻ chậm nói cũng như đưa ra phương pháp can thiệp kịp thời.
Tại BV Hồng Ngọc, trẻ chậm nói sẽ được thăm khám và tư vấn bởi
Ths.Bs Đỗ Trọng Thiện, chuyên gia trong lĩnh vực điều trị tự kỷ, chậm nói ở trẻ:
Bác sĩ Thiện đã tiếp nhận và điều trị khỏi cho hàng trăm ca bệnh khó về tâm lý trẻ em:
- Trẻ thu mình, ngại giao tiếp xã hội
- Trẻ không thể ngồi yên, chân tay cử động liên tục
- Có những hành vi bất thường như chỉ thích mặc một kiểu quần áo, chỉ ngồi một chỗ…
- Rối nhiễu cảm xúc, hoảng sợ mãnh liệt với những sự việc hết sức bình thường như cắt tóc, ánh sáng…
- Khó khăn với việc xếp hàng và chờ đến lượt
- 12 tháng chưa biết bập bẹ, 16 tháng tuổi không nói được bất kỳ từ nào và 24 tháng tuổi trẻ không thể nói được câu nào gồm 2 từ
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thăm khám và trị liệu tâm lý, Ths.Bs Đỗ Trọng Thiện nói riêng và Bệnh viện Hồng Ngọc nói chung luôn nỗ lực mang đến cơ hội chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt nhất cho trẻ em Việt Nam!
---------------------
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc
Thông tin liên hệ:
KHOA TÂM LÝ VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN – BỆNH VIỆN HỒNG NGỌC
– Địa chỉ: Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
– Hotline: 0947 616 006