Trẻ em khi lên 3 đã có tư duy logic và trả lời các câu hỏi từ người lớn. Tình trạng trẻ 3 tuổi chậm nói được xác định nếu như không đạt được vấn đề kể trên.
Trẻ 3 tuổi chậm nói có biểu hiện gì?
Trẻ 3 tuổi đã có thể phát triển ngôn ngữ ở một số mức độ. Bé đã biết đặt câu hỏi, hát hoàn chỉnh 1 bài hát, hoặc trả lời các câu hỏi một cách logic hơn. Nếu như không đạt được các vấn đề trên, có nghĩa là trẻ 3 tuổi chậm nói.
Kĩ năng ngôn ngữ của trẻ em 3 tuổi phát triển bình thường là:
- Có thể hiểu/ sử dụng khoảng 1000 từ vựng.
- Trẻ đặt câu hỏi ngược lại với người lớn, biết hỏi để gỡ bỏ khúc mắc.
- Kể lại/ tường thuật lại câu chuyện bé đã trải qua/ câu chuyện được học.
- Hát hoàn chỉnh một bài hát hoặc đọc lại một bài thơ.
- Nói được các câu dài trên 4 từ, biểu đạt câu hoàn chỉnh với danh từ, tính từ và động từ.
Hơn thế, trẻ đã có thể phát âm khá giống với người lớn, đủ để những người không thân thiết hiểu được.
Các dấu hiệu trẻ 3 tuổi chậm nói lại ngược lại với những điều đó. Trẻ kém phát triển ngôn ngữ hơn. Tiêu biểu như:
- Trẻ nói ra những âm thanh không có nghĩa khiến người lớn không hiểu được.
- Trẻ không tò mò, không hỏi và gọi tên đồ vật, tên người hay mọi thứ xung quanh.
- Hay quên, thường không nhớ những điều đã được dạy.
- Vốn từ ít ỏi, không dùng từ ngữ linh hoạt.
Sử dụng từ ngữ đơn giản, ít nói chuyện, ít tương tác là dấu hiệu khi trẻ 3 tuổi chậm nói
Cha mẹ cần phải xác định rõ tình trạng trẻ 3 tuổi chậm nói đơn thuần hay là đang chậm phát triển ngôn ngữ. Hai vấn đề này khá giống nhau, nhưng có cách can thiệp và điều trị khác nhau.
Nguyên nhân nào khiến trẻ 3 tuổi chậm nói?
Trẻ 3 tuổi chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan riêng. Việc tìm ra nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi chậm nói giúp đưa ra phương án điều trị can thiệp phù hợp nhất.
- Gặp vấn đề với vùng miệng: các vấn đề dính thắng lưỡi, thắng lưỡi ngắn, hở hàm ếch,.. khiến trẻ khó phát âm, lâu dần thành chậm nói.
- Thiếu tương tác, kích thích kỹ năng: trẻ 3 tuổi chậm nói khi người thân xung quanh không nói chuyện, không tương tác hàng ngày với bé.
- Rối loạn ngôn ngữ: xảy đến khi não bộ không phối hợp nhịp nhàng các giác quan môi, hàm, lưỡi.
- Thính lực yếu/ bị mất: không nghe rõ lời nói khiến trẻ không thể phát âm, không ghi nhớ được từ ngữ.
- Vấn đề thần kinh: bại não, chấn thương sọ não, loạn dưỡng cơ, bệnh tự kỷ… đều ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ.
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ chậm nói: Khi nào cần can thiệp?
- Trẻ chậm nói: Tìm đúng nguyên nhân, can thiệp hiệu quả
- Giải đáp từ chuyên gia: Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không?
Mối nguy hại khi trẻ 3 tuổi chậm nói
Đa số trẻ em sẽ được đi học khi 2 – 3 tuổi. Khi cần giao tiếp nhiều hơn, trẻ 3 tuổi chậm nói sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với bạn đồng trang lứa.
- Ảnh hưởng tính cách: hay cáu gắt, bực bội, ăn vạ do không diễn tả được điều mình mong muốn.
- Xảy đến các tình trạng tiêu cực: thu mình lại, không hòa đồng. Lâu dần trẻ không hứng thú với việc kết giao bạn bè.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách: tự ti, nhút nhát, thiếu tự tin, không có chính kiến,…
- Ảnh hưởng đến kiến thức: tụt lùi so với các bạn, con không đủ kỹ năng để vào tiểu học.
Trẻ 3 tuổi chậm nói cần được thăm khám và can thiệp sớm
Thiếu kết nối với cha mẹ, những người xung quanh khiến trẻ 3 tuổi chậm nói hạn chế về nhận thức. Ngôn ngữ là phương thức giao tiếp đơn giản mà bất kì em bé nào cũng cần để bắt đầu nhận thức, học hỏi, khám phá thế giới xung quanh. Do vậy, cha mẹ không nên xem nhẹ vấn đề chậm nói của con em để tránh những tác hại sau này.
Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.