Tình trạng của mái tóc chính là phản ánh sức khỏe nội tại của cơ thể. Các bệnh tật và một số loại thuốc có thể chặn đứng nguồn sống của tóc, khiến chúng trở nên khô xơ và 'chết' dần. Giải thích về số lượng người bị rụng tóc ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, cho dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa thì tình trạng tóc rơi rụng không ngừng sẽ ảnh hưởng tới sự tự tin, gia tăng trầm cảm và đặc biệt là làm chậm sự bình phục. Vì thế, đừng chỉ lo lắng về mái tóc của mình mà quên rằng nó có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó.
Mặc dù không thể tự chẩn đoán bệnh chỉ bằng cách nhìn tình trạng tóc nhưng qua nó, bạn có thể biết rằng mình cần phải đi kiểm tra sức khỏe ở những chuyên khoa nào:
Thiếu máu
Cơ thể của chúng ta cần chất sắt để sản sinh các tế bào máu, những hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Và thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu, tức là sẽ có ít hồng cầu được tạo ra. Ít ô-xy được chuyển tới da đầu thì chân tóc sẽ không nhận đủ dưỡng chất và kết quả là gây ra tình trạng rụng tóc, từ ít tới nhiều. Khi đó, tóc sẽ ngày càng mỏng và lộ cả da đầu.
Một số biểu hiện khác của thiếu máu bao gồm da xanh xao, nhanh mệt và hay mỏi mệt.
Bổ sung sắt lúc này là một cách điều trị. Tuy nhiên, việc thiếu vitamin C hay nạp các loại đồ uống có cồn hay caffeine cũng sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ chất sắt. Vì thế hãy uống một cốc nước cam, ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt cùng lúc sẽ giúp mái tóc hồi phục.
Rối loạn ăn uống
Vòng đời của tóc sẽ có thể bị ngăn cản do tình trạng ăn uống giảm sút, kéo theo đó là tốc độ lưu thông máu đến da đầu cũng suy giảm. Tóc sẽ mất đi vẻ óng mượt và rơi rụng dần.
Những người giảm cân quá nhanh hay đột ngột giảm lượng calo nạp vào cơ thể nhằm giảm thiểu tình trạng tăng cân cũng thường có mái tóc thưa mỏng và xỉn màu.
Tình trạng rụng tóc hiếm khi kéo dài mãi mãi nhưng có một chế độ ăn cân bằng với nhiều protein là điều sống còn để khôi phục mái tóc. Tóc được tạo thành từ protein và vì thế việc “nạp” protein vào bữa sáng là đặc biệt quan trọng bởi thời điểm này, lượng protein trong chân tóc đang ở mức thấp nhất.
Chế độ ăn cũng cần tới nhiều loại vitamin khác, đặc biệt là vitamin nhóm B, kém và các axit béo thiết yếu.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) ở phụ nữ là do tình trạng dư thừa hormone giới tính nam. Hormone này sẽ khiến tóc ở phần phía trước của đầu khó có thể mọc. Điều này chỉ xảy ra ở những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang sinh ra trong gia đình bị hói đầu di truyền.
Bệnh này còn gây ra tình trạng “phát triển vượt trội” của lông ở mặt và cơ thể.
Các loại thuốc giúp giảm lượng hormone giới tính nam này sẽ giúp tóc mọc trở lại và việc mát-xa da đầu sẽ giúp tăng cường lưu thông máu ở vùng da đầu, giúp nuôi dưỡng nang tóc.
Các vấn đề của tuyến giáp
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy tuyến giáp có vấn đề là tóc rụng. Quá nhiều hay quá ít hormone tuyến giáp trong cơ thể đều tác động tới sự chuyển hóa và vòng đời của tóc. Tóc sẽ rụng hàng loạt ở đằng sau, 2 bên và trên đỉnh đầu.
Thuốc hay các phương pháp điều trị đều có thể khống chế được bệnh. Để tóc mọc trở lại, cần ăn nhiều thực phẩm giàu protein và mát-xa da đầu mỗi sáng.
Stress
Stress có thể gây bạc tóc sớm. Các hormone tăng tiết vào cơ thể khi xảy ra các sự vụ căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ vitamin B, vốn rất cần cho sự hình thành sắc tố.
Cảm giác căng thẳng cũng dẫn tới tình trạng hói đầu, rụng tóc nhiều ở trán hay 2 bên thái dương do hệ miễn dịch quay ra tấn công các tế bào tóc.
Cũng như các cách thư giãn, uống vitamin B bổ sung sẽ giúp “xử lý” vấn đề tóc bạc. Tình trạng hói đầu, rụng tóc có rất nhiều cách để điều trị trong đó có dùng thuốc nhóm steriods hay liệu pháp tia tử ngoại nhưng trong một số trường hợp thì chỉ cần đợi tóc mọc trở lại, dù rằng có thể mất tới vài năm.
Không phải mọi hóa trị đều gây rụng tóc
Một trong những hình ảnh đặc trưng của ung thư là những bệnh nhân hóa trị với cái đầu hói và chính nó đã gây ra nỗi sợ mỗi khi bị chẩn đoán là mắc ung thư. Thực tế, chính vợ của Phillip, người từng điều trị ung thư vú năm 2006, đã mọc được khoảng hơn 1cm tóc mỗi tháng, tính từ 10 tuần sau khi kết thúc điều trị. Tuy nhiên, thay vì tóc mọc thẳng thì nó loại loăn xoăn.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Tình trạng của mái tóc chính là phản ánh sức khỏe nội tại của cơ thể. Các bệnh tật và một số loại thuốc có thể chặn đứng nguồn sống của tóc, khiến chúng trở nên khô xơ và 'chết' dần. Giải thích về số lượng người bị rụng tóc ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, cho dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa thì tình trạng tóc rơi rụng không ngừng sẽ ảnh hưởng tới sự tự tin, gia tăng trầm cảm và đặc biệt là làm chậm sự bình phục. Vì thế, đừng chỉ lo lắng về mái tóc của mình mà quên rằng nó có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó.
Mặc dù không thể tự chẩn đoán bệnh chỉ bằng cách nhìn tình trạng tóc nhưng qua nó, bạn có thể biết rằng mình cần phải đi kiểm tra sức khỏe ở những chuyên khoa nào:
Thiếu máu
Cơ thể của chúng ta cần chất sắt để sản sinh các tế bào máu, những hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Và thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu, tức là sẽ có ít hồng cầu được tạo ra. Ít ô-xy được chuyển tới da đầu thì chân tóc sẽ không nhận đủ dưỡng chất và kết quả là gây ra tình trạng rụng tóc, từ ít tới nhiều. Khi đó, tóc sẽ ngày càng mỏng và lộ cả da đầu.
Một số biểu hiện khác của thiếu máu bao gồm da xanh xao, nhanh mệt và hay mỏi mệt.
Bổ sung sắt lúc này là một cách điều trị. Tuy nhiên, việc thiếu vitamin C hay nạp các loại đồ uống có cồn hay caffeine cũng sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ chất sắt. Vì thế hãy uống một cốc nước cam, ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt cùng lúc sẽ giúp mái tóc hồi phục.
Rối loạn ăn uống
Vòng đời của tóc sẽ có thể bị ngăn cản do tình trạng ăn uống giảm sút, kéo theo đó là tốc độ lưu thông máu đến da đầu cũng suy giảm. Tóc sẽ mất đi vẻ óng mượt và rơi rụng dần.
Những người giảm cân quá nhanh hay đột ngột giảm lượng calo nạp vào cơ thể nhằm giảm thiểu tình trạng tăng cân cũng thường có mái tóc thưa mỏng và xỉn màu.
Tình trạng rụng tóc hiếm khi kéo dài mãi mãi nhưng có một chế độ ăn cân bằng với nhiều protein là điều sống còn để khôi phục mái tóc. Tóc được tạo thành từ protein và vì thế việc “nạp” protein vào bữa sáng là đặc biệt quan trọng bởi thời điểm này, lượng protein trong chân tóc đang ở mức thấp nhất.
Chế độ ăn cũng cần tới nhiều loại vitamin khác, đặc biệt là vitamin nhóm B, kém và các axit béo thiết yếu.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) ở phụ nữ là do tình trạng dư thừa hormone giới tính nam. Hormone này sẽ khiến tóc ở phần phía trước của đầu khó có thể mọc. Điều này chỉ xảy ra ở những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang sinh ra trong gia đình bị hói đầu di truyền.
Bệnh này còn gây ra tình trạng “phát triển vượt trội” của lông ở mặt và cơ thể.
Các loại thuốc giúp giảm lượng hormone giới tính nam này sẽ giúp tóc mọc trở lại và việc mát-xa da đầu sẽ giúp tăng cường lưu thông máu ở vùng da đầu, giúp nuôi dưỡng nang tóc.
Các vấn đề của tuyến giáp
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy tuyến giáp có vấn đề là tóc rụng. Quá nhiều hay quá ít hormone tuyến giáp trong cơ thể đều tác động tới sự chuyển hóa và vòng đời của tóc. Tóc sẽ rụng hàng loạt ở đằng sau, 2 bên và trên đỉnh đầu.
Thuốc hay các phương pháp điều trị đều có thể khống chế được bệnh. Để tóc mọc trở lại, cần ăn nhiều thực phẩm giàu protein và mát-xa da đầu mỗi sáng.
Stress
Stress có thể gây bạc tóc sớm. Các hormone tăng tiết vào cơ thể khi xảy ra các sự vụ căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ vitamin B, vốn rất cần cho sự hình thành sắc tố.
Cảm giác căng thẳng cũng dẫn tới tình trạng hói đầu, rụng tóc nhiều ở trán hay 2 bên thái dương do hệ miễn dịch quay ra tấn công các tế bào tóc.
Cũng như các cách thư giãn, uống vitamin B bổ sung sẽ giúp “xử lý” vấn đề tóc bạc. Tình trạng hói đầu, rụng tóc có rất nhiều cách để điều trị trong đó có dùng thuốc nhóm steriods hay liệu pháp tia tử ngoại nhưng trong một số trường hợp thì chỉ cần đợi tóc mọc trở lại, dù rằng có thể mất tới vài năm.
Không phải mọi hóa trị đều gây rụng tóc
Một trong những hình ảnh đặc trưng của ung thư là những bệnh nhân hóa trị với cái đầu hói và chính nó đã gây ra nỗi sợ mỗi khi bị chẩn đoán là mắc ung thư. Thực tế, chính vợ của Phillip, người từng điều trị ung thư vú năm 2006, đã mọc được khoảng hơn 1cm tóc mỗi tháng, tính từ 10 tuần sau khi kết thúc điều trị. Tuy nhiên, thay vì tóc mọc thẳng thì nó loại loăn xoăn.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/