Bại liệt đã từng là "nỗi ám ảnh" của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sự ra đời của vaccine phòng bại liệt năm 1952 đã góp phần quan trọng vào việc đẩy lùi nguy cơ thành dịch cộng đồng và giúp giảm 99.9% tỷ lệ mắc bệnh. Vậy trước khi tiêm phòng bại liệt thì bạn cần nắm vững những thông tin gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bệnh bại liệt là gì?
Tại Việt Nam, năm 1959, có khoảng 1,26% bệnh nhân bị bại liệt tử vong. Bệnh bại liệt (hay còn gọi là bệnh Polio) là một bệnh nhiễm trùng do virus Poliovirus gây ra, tấn công hệ thần kinh và gây ra các triệu chứng khác nhau như sốt, đau đầu, đau họng, khó thở, mệt mỏi và đau cơ. Trong một số trường hợp, virus này có thể tấn công các tế bào thần kinh, gây ra tê liệt, thậm chí là liệt không hồi phục, tần tật suốt đời và thậm chí là tử vong.
Nơi cư trú duy nhất của virus Polio là cơ thể người. Virus này thường lây qua đường tiêu hóa, qua nước uống hoặc thức ăn bị nhiễm virus. Người bị bệnh có thể truyền nhiễm virus cho người khác trong khoảng 7 đến 10 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu.
Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh bại liệt nhất, và bệnh có thể gây ra các triệu chứng khác nhau, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Một số trẻ có thể không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ như sốt, đau đầu và đau họng. Những trẻ khác có thể bị tê liệt một hoặc nhiều cơ quan trong cơ thể, gây ra khó khăn trong việc di chuyển, ăn uống, thở và có nguy cơ bị tử vong.
Tiêm phòng bại liệt có tác dụng gì?
Tiêm phòng bệnh bại liệt là cách hiệu quả nhất để có thể phòng ngừa bệnh bại liệt cũng như những nguy cơ biến chứng mà bệnh này gây ra. Cũng như những lại vaccine khác, vaccine bại liệt có chứa một lượng nhỏ virus bại liệt đã chết hoặc bị suy yếu (sẽ không còn khả năng gây bệnh cho con người), sau khi được đưa vào cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể để chống lại virus bại liệt.
Tác dụng của tiêm phòng bại liệt gồm:
Ngăn ngừa bệnh bại liệt và giảm thiểu nguy cơ biến chứng: Từ khi vaccine phòng bại liệt ra đời, tỷ lệ người mắc bệnh giảm đáng kể. Nếu như trong những năm từ 1950 - 1960, bại biệt là "ác mộng" của toàn cầu thì hiện nay nhiều quốc gia đã không còn phải lo lắng về căn bệnh này nữa.
Bảo vệ sức khỏe của cộng đồng: Tiêm phòng bại liệt phủ rộng đã giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ lây bệnh trong cộng đồng. Năm 2000, WHO tuyên bố Việt Nam đã xóa sổ được bệnh bại liệt trên cả nước, với tỷ lệ bao phủ của vaccine lên tới trên 90%.
An toàn và hiệu quả: Vắc-xin phòng bệnh bại liệt đã được kiểm chứng là an toàn và hiệu quả với cả 3 nhóm virus gây bệnh. Hiện nay, với chương trình tiêm chủng mở rộng
, 100% trẻ em sau khi sinh đều có thể tiếp cận được với vaccine bại liệt một cách miễn phí.
Các loại vaccine phòng bại liệt hiện nay
Tại Việt Nam, năm 1960, vaccine phòng bại liệt dạng uống ra đời. Đây là biện pháp quan trọng giúp Việt Nam là một trong những quốc gia có thể hoàn toàn thanh toán được bệnh này. Trải qua hơn nửa thế kỷ, vaccine phòng bại liệt ngày càng được phát triển để đảm bảo tính tiện ích và an toàn cho trẻ nhỏ. Hiện nay, các bệnh viện và trung tâm tiêm chủng tại Việt Nam đang sử dụng 3 dạng vaccine phòng bại liệt là: vaccine dạng uống (OPV), vaccine dạng tiêm (IPV) và vaccine phối hợp.
Vaccine dạng uống
Vaccine bại liệt dạng uống (OPV) là loại vaccine giảm động lực được sản xuất từ virus bệnh bại liệt đã bị suy yếu và không còn khả năng gây hại cho cơ thể người. Những virus này sau khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng khuẩn chống lại virus, ngăn ngừa mắc bệnh nếu có tiếp xúc ở những lần tiếp theo.
Vaccine bại liệt dạng uống được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển vì nó có thể tiêm tiện lợi hơn, giá thành rẻ hơn và có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus bệnh bại liệt trong cộng đồng. Tại Việt Nam, vaccine bại liệt dạng uống đã có trong chương trình Tiêm chủng mở rộng dành cho trẻ với 3 liều vào 2,3,4 tháng tuổi.
Vaccine dạng tiêm
Khác với vaccine dạng uống, vaccine bại liệt dạng tiêm (IPV) là vaccine bất hoại được sản xuất từ virus bệnh bại liệt đã bị tiêu diệt bằng cách sử dụng hóa chất hoặc ánh sáng. Sau khi tiêm, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ được kích thích và nhanh chóng tạo ra các kháng thể để chống lại những virus này.
Vaccine bại liệt dạng tiêm được tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Loại vaccine này trước đây chủ yếu được dùng ở những nước phát triển, tuy nhiên hiện nay đã được phổ biến ở hầu khắp các quốc gia. Năm 2018, vaccine bại liệt dạng tiêm đã có trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Đăng ký tiêm chủng trọn gói TẠI ĐÂY
Vaccine phối hợp
Để có thể vừa giúp giảm số mũi tiêm mà vẫn đảm bảo phòng tránh được các bệnh truyền nhiễm, nhiều loại vaccine kép đã ra đời, trong đó có các vaccine phối hợp có thể phòng bệnh bại liệt. Các vaccine thường thấy bao gồm:
Vaccine tứ giá Tetraxim phòng 4 bệnh bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván.
Vaccine 5 trong 1: Phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib
- : Phòng bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và các bệnh gây do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B (Hib).
Lịch tiêm phòng bại liệt
Sử dụng vaccine phòng bại liệt dạng uống hay dạng tiêm đều có tác dụng như nhau. Với vaccine dạng uống, hầu hết các trẻ sẽ được sử dụng với 3 liều vào thời điểm 2, 3, 4 tháng tuổi (mỗi liều uống cách nhau tối thiểu 1 tháng). Với những vaccine dạng tiêm và vaccine phối hợp, lịch tiêm phòng bại liệt thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Với vaccine phòng bại liệt IPV, chỉ tiêm 1 mũi khi trẻ được 5 tháng tuổi. Các chuyên gia khuyến cáo, mũi tiêm này thực chất là liều tăng cường / nhắc lại của 3 liều uống trước đó.
Đối với những trẻ sử dụng vaccine phối hợp, vaccine dạng kép thì lịch tiêm phòng bại liệt sẽ còn phụ thuộc vào loại vaccine. Cụ thể;
Vaccine 5 trong 1 và 6 trong 1 đều được sử dụng với lịch tiêm gồm 3 mũi chính và 1 mũi nhắc lại. 3 mũi chính được tiêm vào lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi (yêu cầu mỗi mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng), còn mũi nhắc lại thường được tiêm khi trẻ trên 16 tháng tuổi. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến khích tiêm trọn vẹn số mũi tiêm cho trẻ trước khi trẻ đủ 2 tuổi để phòng bệnh một cách tối ưu nhất.
Vaccine Tetraxim: Trẻ sẽ được tiêm 3 mũi chính từ khi trẻ 2 tháng tuổi. Mỗi mũi tiêm cách nhau tối thiểu là 2 tháng và đảm bảo hoàn thành trước khi trẻ 6 tháng tuổi. Mũi tiêm nhắc lại có thể được tiêm khi trẻ 2 tuổi.
Đối tượng cần tiêm phòng bại liệt
Bại liệt là bệnh lý không phân biệt độ tuổi, giới tính, đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao nhất mắc bệnh lý này do hệ miễn dịch còn non yếu. Hầu hết trẻ em sống cùng nhà hoặc tiếp xúc với người mang mầm bệnh bại liệt đều có nguy cơ bị nhiễm virus.
Những đối tượng được khuyến cáo nên tiêm phòng bại liệt càng sớm càng tốt gồm:
Trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên
Những người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao như: chăm sóc trẻ em, nhân viên y tế, kỹ thuật viên làm việc trong phòng xét nghiệm.
Những người đi du lịch đến các khu vực có nguy cơ cao về bệnh bại liệt
Các bệnh nhân có bệnh lý đặc biệt: Những người có bệnh lý đặc biệt như bệnh tiểu đường hoặc HIV/AIDS cần được tiêm vaccine để bảo vệ sức khỏe.
Những lưu ý khi tiêm phòng bại liệt
Tác dụng phụ sau khi tiêm phòng bại liệt
Sau khi tiêm phòng bại liệt, cha mẹ nên cho bé ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất là 30 phút để có thể kịp thời xử lý nếu có phản ứng phản vệ nghiêm trọng. Sau đó có thể đưua bé về nhà và theo dõi tại gia. Cũng như những loại vaccine khác, sau khi cho trẻ tiêm phòng bại liệt, cha mẹ có thể thấy trẻ có một số biểu hiện như:
Sốt nhẹ
Đau mỏi cơ
Quấy khóc
Đau, sưng đỏ ở vị trí tiêm
Đây đều là những biểu hiện bình thường và có thể tự biến mất sau 2 ngày. Trong trường hợp bé sốt cao trên 38,5 độ, kèm co giật, nôn mửa và phát ban thì hãy lập tức liên hệ với bác sĩ và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Những đối tượng không được tiêm phòng bại liệt
Mặc dù vaccine phòng bệnh bại liệt đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả với hầu hết trẻ em, tuy nhiên có một số đối tượng được khuyến cáo là không được tiêm phòng bởi các lý do y tế bao gồm:
Những người đã có phản ứng dị ứng nặng trước đây với bất kỳ thành phần nào của vaccine bại liệt.
Những trẻ có sốt cao và bệnh tật nặng
Trẻ em và người lớn bị suy giảm miễn dịch do bẩm sinh hoặc do bệnh lý
Những phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm vaccine
Hoãn tiêm phòng bại liệt với những đối tượng nào
Trong một số trường hợp, do một vài lý do liên quan đến sức khỏe của người được tiêm chủng, các bác sĩ sẽ yêu cầu hoãn lịch tiêm chủng, bao gồm:
Những trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ, bị giảm thân nhiệt (dưới 35,5 độ) hoặc bệnh tạm thời: Tiêm vaccine có thể được hoãn cho đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn.
Những người đã tiêm phòng vaccine khác: nếu người đó đã được tiêm phòng vaccine khác trong thời gian gần đây, có thể cần phải hoãn tiêm phòng bại liệt trong vài tuần để tránh gây phản ứng và tăng hiệu quả của các vaccine
Hoãn tiêm với những trẻ có sử dụng các sản phẩm globulin miễn dịch trong 3 tháng (trừ sản phẩm kháng huyết thanh viêm gan B)
Trẻ mắc các lý liên quan đến dị tật tim bẩm sinh có kèm theo tăng áp lực động mạch phổi cần hoãn tiêm đến khi có thể kiểm soát được bệnh.
Nên cho trẻ tiêm phòng bại liệt ở đâu?
Tiêm phòng bại liệt có thể được thực hiện ở các cơ sở y tế như trạm y tế, bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng hoặc các trung tâm tiêm chủng vaccine dịch vụ. Cha mẹ nên lưu ý lựa chọn cho bé những cơ sở uy tín, đầy đủ vaccine và có điều kiện lưu trữ một cách tốt nhất.
Tại Trung tâm tiêm chủng vaccine Hồng Ngọc, cha mẹ có thể hoàn toàn an tâm khi cho bé tiêm phòng bại liệt. Các ưu điểm vượt trội chỉ có khi tiêm chủng tại Hồng Ngọc bao gồm:
Hệ thống 7 cơ sở tiêm chủng phủ rộng khắp 12 quận của Hà Nội, khách hàng có thể lựa chọn bất kỳ địa điểm nào thuận tiện nhất.
100% đều được khám sàng lọc, tư vấn đầy đủ trước tiêm chủng, sau đó được theo dõi sát sao sau tiêm để đảm bảo kịp thời xử lý nếu có trường hợp xấu nhất
Nguồn vắc xin được nhập khẩu trực tiếp, được bảo quản trong điều kiện đạt chẩn GSP, đảm bảo nghiêm ngặt tiêu chuẩn chất lượng
Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý sẽ áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng
Phòng tiêm chủng thoáng mát, sạch sẽ giúp trẻ có cảm giác thoải mái trước và sau khi tiêm chủng
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Hotline: 0949416006 – 0947616006 – 0911858616
Tell: (84-24) 3927 5568 ext *3036 – *3388 – *2244
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
để biết thêm thông tin bổ ích khác!