Là dự án thuộc mục tiêu y tế quốc gia, tiêm chủng mở rộng ngày càng cho thấy được lợi ích của mình trong việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Cùng Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc tìm hiểu những thông tin về chương trình này!
Tiêm chủng mở rộng là gì? Đối tượng nào được ưu tiên?
Tiêm chủng mở rộng là một chiến lược y tế được áp dụng tại Việt Nam từ năm 1981 có mục tiêu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm đẩy lùi bệnh tật và giúp trẻ nhỏ có đủ sức đề kháng chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hiện nay, chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam đã cung cấp vaccine phòng 12 loại bệnh cho trẻ nhỏ, ngày càng thể hiện được tầm quan trọng của mình trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ em.
Tiêm chủng là biện pháp tối ưu nhất để bảo vệ trẻ nhỏ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh như ho gà, sởi, viêm não Nhật Bản, viêm gan B,... Việc tạo ra hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể thông qua việc tiêm phòng giúp trẻ em có sức đề kháng từ sớm, từ đó có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng hoặc tử vong do mắc bệnh.
Hiện nay, chương trình tiêm chủng mở rộng được áp dụng ở hầu hết các địa phương. Ban đầu chương trình này chỉ áp dụng cho đối tượng là trẻ em dưới 1 tuổi - là đối tượng có hệ miễn dịch non yếu và cần được bảo vệ. Đến nay, với sự phát triển của kinh tế và y tế công, đối tượng tiêm chủng mở rộng được kéo dài đến khi trẻ 10 tuổi và số lượng mũi vaccine miễn phí cũng được tăng lên.
Những lợi ích của tiêm chủng mở rộng
Tiêm chủng mở rộng được áp dụng cho trẻ từ khi sinh ra đến khi trẻ 10 tuổi
Trẻ em là đối tượng được ưu tiên hàng đầu trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Do lo lắng cho sức khỏe của con, nhiều mẹ còn hoài nghi về lợi ích mà chương trình này mang lại. Hãy cùng xem những tác dụng to lớn mà chương trình tiêm chủng mở rộng đã làm được:
Giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Việc tiêm vaccine giúp hệ miễn dịch của trẻ có thể sản xuất ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh ở lần tiếp theo. Các bệnh truyền nhiễm như uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan B,... hiện tại chưa có thuốc đặc trị, vì thế việc tiêm vaccine là điều cần thiết để bảo đảm sức khỏe và giúp bé phát triển toàn diện.
Giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm tỷ lệ biến chứng hoặc tử vong: Việc thực hiện tiêm chủng mở rộng ở trẻ nhỏ có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn bệnh dịch. Theo nghiên cứu y khoa, có khoảng gần 85% trẻ em được tiêm chủng sẽ có khả năng miễn dịch với nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong khi con số này ở những trẻ chưa tiêm là thấp hơn rất nhiều.
Giảm thiểu sự bùng phát của nhiều đợt dịch bệnh: Tiêm chủng mở rộng cho trẻ giúp đối tượng có hệ miễn dịch non yếu nhất được bảo vệ, điều này cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả cộng đồng. Nhờ có tiêm chủng mở rộng, nhiều dịch bệnh đã được kiểm soát như dịch lao phổi, viêm não Nhật Bản,...
Ngoài ra, tiêm chủng mở rộng còn giúp cho gia đình và xã hội tiết kiệm được một phần chi phí rất lớn trong điều trị bệnh. Các dịch bệnh được kiểm soát làm dịch vụ y tế không thường xuyên bị quá tải, cũng tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
Đăng ký tiêm chủng cho bé qua hotline 094 941 6006 hoặc điền vào form bên dưới
Danh sách các mũi vaccine có trong chương trình tiêm chủng mở rộng
Hiện nay, chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam đã áp dụng cho trẻ từ 0 - 10 tuổi, với 12 mũi vaccine. Danh sách các mũi vaccine có trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ bao gồm:
Vaccine phòng viêm gan B: Giúp trẻ em có kháng thể chống lại virus HBV (loại virus có thể gây xơ gan và ung thư gan)
Vaccine phòng bạch hầu: ngăn ngừa tác động và lây nhiễm bệnh do vi khuẩn bạch hầu gây ra
Vaccine phòng lao phổi: giúp ngăn ngừa bệnh lao, một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis).
Vaccine phòng bệnh bại liệt: giúp ngăn ngừa bệnh lao, một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis).
Vaccine phòng uốn ván: giảm tỷ lệ trẻ em bị tác động bởi virus uốn ván gây nhiễm trùng và tử vong
Vaccine phòng sởi
Vaccine phòng ho gà
Vaccine phòng Rubella
Vaccine phòng viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib)
Vaccine phòng viêm não Nhật Bản
Vaccine phòng tả cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao
Vaccine phòng bệnh thương hàn
Lịch tiêm chủng mở rộng cho bé dưới 1 tuổi
Mỗi loại vaccine sẽ có số lượng mũi tiêm khác nhau và thời điểm tiêm khác nhau. Chính vì thế, để đảm bảo bé được tiêm đầy đủ số mũi thì cha mẹ cần lưu ý lịch tiêm chủng mở rộng của địa phương. Dưới đây là lịch tiêm chủng ứng với từng giai đoạn của trẻ từ khi lọt lòng đến khi bé 1 tuổi.
Sơ sinh
Trẻ sơ sinh cần phải được tiêm 2 mũi vaccine là vaccine phòng viêm gan B (mũi 1) và vaccine phòng bệnh lao. Lưu ý, với vaccine phòng viêm gan B thì trung tâm tiêm chủng mở rộng yêu cầu tiêm cho bé càng sớm càng tốt, nên tiêm khi vừa mới chào đời. Còn với vaccine phòng lao phổi thì tiêm trong vòng 30 ngày đầu tiên.
Giai đoạn từ 1 đến 4 tháng tuổi
Tiêm mũi 2 và 3 vaccine phòng viêm gan B (thực hiện trong tháng thứ 2 và thứ 3, mỗi mũi cách nhau 1 tháng)
Tiêm mũi 1, 2 và 3 vaccine 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 để phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm não Hib, viêm gan B và bệnh bại liệt (mỗi mũi tiêm cách nhau 1 tháng).
Ở tháng thứ 4, bé sẽ được tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu. Vaccine này chỉ cần tiêm 1 lần duy nhất trong cả cuộc đời.
Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ cần phải thực hiện sớm
Trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, cơ thể bé đã có thể chịu được những vaccine "nặng đô" hơn.
Trong tháng thứ 9, bé sẽ được tiêm vaccine phòng sởi. Nếu là vaccine kết hợp 3 trong 1 (sởi - quai bị - rubella) thì chỉ cần tiêm 1 mũi.
Ở tháng thứ 12, bé được tiêm mũi 1 và 2 viêm não Nhật Bản (mỗi mũi cách nhanh khoảng 10 ngày), 1 năm sau đó thì tiêm mũi 3.
Có cần tiêm vaccine không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ hay không?
Hiện nay có khoảng 30 loại vaccine phòng bệnh khác nhau. Vì một số trở ngại liên quan đến điều kiện kinh tế và điều kiện cơ sở vật chất nên nước ta mới chỉ áp dụng được 12 loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Chính vì thế, để đảm bảo bé được bảo vệ một cách toàn diện nhất, cha mẹ có thể cân nhắc việc tiêm bổ sung các vaccine khác theo chế độ dịch vụ. Các vaccine cần thiết cho trẻ bao gồm:
- Vaccine phòng thủy đậu
- Vaccine phòng viêm gan A
- Vaccine phòng cúm
- Vaccine phòng tiêu chảy do Rotavirus
- Vaccine phòng thương hàn
- Vaccine phòng viêm màng não mô cầu nhóm B, C
- ....
Trên thực tế, nhiều cha mẹ lựa chọn đăng ký dịch vụ tiêm chủng trọn gói cho bé ngay từ khi còn mang bầu. Điều này để đảm bảo bé được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch, tránh tình trạng thiếu hụt vaccine hoặc quên lịch tiêm chủng. Việc đăng ký dịch vụ này cũng giúp cha mẹ có thể an tâm hơn trong quá trình chăm sóc bé, giá tiêm chủng trọn gói cũng "nhẹ nhàng" hơn là tiêm riêng lẻ từng mũi.
Các lưu ý khi cho trẻ đi tiêm chủng
Bên cạnh việc ghi nhớ lịch trình tiêm chủng và số mũi tiêm của con, cha mẹ cần lưu ý những điều sau khi cho trẻ đi tiêm chủng:
Đảm bảo trẻ ở trong tình trạng khỏe mạnh trước khi đi tiêm chủng. Cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ tiêm chủng khi bé đang sốt cao trên 38 độ, khi bé đang sử dụng thuốc corticoid kéo dài trên nửa tháng,...
Nếu trẻ bị sốt nhẹ, tiêu chảy hoặc suy dinh dưỡng thì bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ trước khi cho trẻ tiêm vaccine
Không cho trẻ tiêm lại loại vaccine mà trẻ đã từng có phản ứng trước đó như co giật, nôn mửa,...
Không cho trẻ đi tiêm phòng khi trẻ đang sốt cao
Mẹ cần lưu ý theo dõi bé trong vòng 24h sau khi tiêm chủng. Nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu phản ứng nghi ngờ sốc phản vệ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để kịp thời xử lý.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Hotline: 0949416006 – 0947616006 – 0911858616
Tell: (84-24) 3927 5568 ext *3036 – *3388 – *2244
Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Là dự án thuộc mục tiêu y tế quốc gia, tiêm chủng mở rộng ngày càng cho thấy được lợi ích của mình trong việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Cùng Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc tìm hiểu những thông tin về chương trình này!
Tiêm chủng mở rộng là gì? Đối tượng nào được ưu tiên?
Tiêm chủng mở rộng là một chiến lược y tế được áp dụng tại Việt Nam từ năm 1981 có mục tiêu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm đẩy lùi bệnh tật và giúp trẻ nhỏ có đủ sức đề kháng chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hiện nay, chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam đã cung cấp vaccine phòng 12 loại bệnh cho trẻ nhỏ, ngày càng thể hiện được tầm quan trọng của mình trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ em.
Tiêm chủng là biện pháp tối ưu nhất để bảo vệ trẻ nhỏ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh như ho gà, sởi, viêm não Nhật Bản, viêm gan B,... Việc tạo ra hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể thông qua việc tiêm phòng giúp trẻ em có sức đề kháng từ sớm, từ đó có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng hoặc tử vong do mắc bệnh.
Hiện nay, chương trình tiêm chủng mở rộng được áp dụng ở hầu hết các địa phương. Ban đầu chương trình này chỉ áp dụng cho đối tượng là trẻ em dưới 1 tuổi - là đối tượng có hệ miễn dịch non yếu và cần được bảo vệ. Đến nay, với sự phát triển của kinh tế và y tế công, đối tượng tiêm chủng mở rộng được kéo dài đến khi trẻ 10 tuổi và số lượng mũi vaccine miễn phí cũng được tăng lên.
Những lợi ích của tiêm chủng mở rộng
Tiêm chủng mở rộng được áp dụng cho trẻ từ khi sinh ra đến khi trẻ 10 tuổi
Trẻ em là đối tượng được ưu tiên hàng đầu trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Do lo lắng cho sức khỏe của con, nhiều mẹ còn hoài nghi về lợi ích mà chương trình này mang lại. Hãy cùng xem những tác dụng to lớn mà chương trình tiêm chủng mở rộng đã làm được:
Giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Việc tiêm vaccine giúp hệ miễn dịch của trẻ có thể sản xuất ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh ở lần tiếp theo. Các bệnh truyền nhiễm như uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan B,... hiện tại chưa có thuốc đặc trị, vì thế việc tiêm vaccine là điều cần thiết để bảo đảm sức khỏe và giúp bé phát triển toàn diện.
Giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm tỷ lệ biến chứng hoặc tử vong: Việc thực hiện tiêm chủng mở rộng ở trẻ nhỏ có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn bệnh dịch. Theo nghiên cứu y khoa, có khoảng gần 85% trẻ em được tiêm chủng sẽ có khả năng miễn dịch với nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong khi con số này ở những trẻ chưa tiêm là thấp hơn rất nhiều.
Giảm thiểu sự bùng phát của nhiều đợt dịch bệnh: Tiêm chủng mở rộng cho trẻ giúp đối tượng có hệ miễn dịch non yếu nhất được bảo vệ, điều này cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả cộng đồng. Nhờ có tiêm chủng mở rộng, nhiều dịch bệnh đã được kiểm soát như dịch lao phổi, viêm não Nhật Bản,...
Ngoài ra, tiêm chủng mở rộng còn giúp cho gia đình và xã hội tiết kiệm được một phần chi phí rất lớn trong điều trị bệnh. Các dịch bệnh được kiểm soát làm dịch vụ y tế không thường xuyên bị quá tải, cũng tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
Đăng ký tiêm chủng cho bé qua hotline 094 941 6006 hoặc điền vào form bên dưới
Danh sách các mũi vaccine có trong chương trình tiêm chủng mở rộng
Hiện nay, chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam đã áp dụng cho trẻ từ 0 - 10 tuổi, với 12 mũi vaccine. Danh sách các mũi vaccine có trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ bao gồm:
Vaccine phòng viêm gan B: Giúp trẻ em có kháng thể chống lại virus HBV (loại virus có thể gây xơ gan và ung thư gan)
Vaccine phòng bạch hầu: ngăn ngừa tác động và lây nhiễm bệnh do vi khuẩn bạch hầu gây ra
Vaccine phòng lao phổi: giúp ngăn ngừa bệnh lao, một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis).
Vaccine phòng bệnh bại liệt: giúp ngăn ngừa bệnh lao, một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis).
Vaccine phòng uốn ván: giảm tỷ lệ trẻ em bị tác động bởi virus uốn ván gây nhiễm trùng và tử vong
Vaccine phòng sởi
Vaccine phòng ho gà
Vaccine phòng Rubella
Vaccine phòng viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib)
Vaccine phòng viêm não Nhật Bản
Vaccine phòng tả cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao
Vaccine phòng bệnh thương hàn
Lịch tiêm chủng mở rộng cho bé dưới 1 tuổi
Mỗi loại vaccine sẽ có số lượng mũi tiêm khác nhau và thời điểm tiêm khác nhau. Chính vì thế, để đảm bảo bé được tiêm đầy đủ số mũi thì cha mẹ cần lưu ý lịch tiêm chủng mở rộng của địa phương. Dưới đây là lịch tiêm chủng ứng với từng giai đoạn của trẻ từ khi lọt lòng đến khi bé 1 tuổi.
Sơ sinh
Trẻ sơ sinh cần phải được tiêm 2 mũi vaccine là vaccine phòng viêm gan B (mũi 1) và vaccine phòng bệnh lao. Lưu ý, với vaccine phòng viêm gan B thì trung tâm tiêm chủng mở rộng yêu cầu tiêm cho bé càng sớm càng tốt, nên tiêm khi vừa mới chào đời. Còn với vaccine phòng lao phổi thì tiêm trong vòng 30 ngày đầu tiên.
Giai đoạn từ 1 đến 4 tháng tuổi
Tiêm mũi 2 và 3 vaccine phòng viêm gan B (thực hiện trong tháng thứ 2 và thứ 3, mỗi mũi cách nhau 1 tháng)
Tiêm mũi 1, 2 và 3 vaccine 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 để phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm não Hib, viêm gan B và bệnh bại liệt (mỗi mũi tiêm cách nhau 1 tháng).
Ở tháng thứ 4, bé sẽ được tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu. Vaccine này chỉ cần tiêm 1 lần duy nhất trong cả cuộc đời.
Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ cần phải thực hiện sớm
Trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, cơ thể bé đã có thể chịu được những vaccine "nặng đô" hơn.
Trong tháng thứ 9, bé sẽ được tiêm vaccine phòng sởi. Nếu là vaccine kết hợp 3 trong 1 (sởi - quai bị - rubella) thì chỉ cần tiêm 1 mũi.
Ở tháng thứ 12, bé được tiêm mũi 1 và 2 viêm não Nhật Bản (mỗi mũi cách nhanh khoảng 10 ngày), 1 năm sau đó thì tiêm mũi 3.
Có cần tiêm vaccine không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ hay không?
Hiện nay có khoảng 30 loại vaccine phòng bệnh khác nhau. Vì một số trở ngại liên quan đến điều kiện kinh tế và điều kiện cơ sở vật chất nên nước ta mới chỉ áp dụng được 12 loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Chính vì thế, để đảm bảo bé được bảo vệ một cách toàn diện nhất, cha mẹ có thể cân nhắc việc tiêm bổ sung các vaccine khác theo chế độ dịch vụ. Các vaccine cần thiết cho trẻ bao gồm:
- Vaccine phòng thủy đậu
- Vaccine phòng viêm gan A
- Vaccine phòng cúm
- Vaccine phòng tiêu chảy do Rotavirus
- Vaccine phòng thương hàn
- Vaccine phòng viêm màng não mô cầu nhóm B, C
- ....
Trên thực tế, nhiều cha mẹ lựa chọn đăng ký dịch vụ tiêm chủng trọn gói cho bé ngay từ khi còn mang bầu. Điều này để đảm bảo bé được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch, tránh tình trạng thiếu hụt vaccine hoặc quên lịch tiêm chủng. Việc đăng ký dịch vụ này cũng giúp cha mẹ có thể an tâm hơn trong quá trình chăm sóc bé, giá tiêm chủng trọn gói cũng "nhẹ nhàng" hơn là tiêm riêng lẻ từng mũi.
Các lưu ý khi cho trẻ đi tiêm chủng
Bên cạnh việc ghi nhớ lịch trình tiêm chủng và số mũi tiêm của con, cha mẹ cần lưu ý những điều sau khi cho trẻ đi tiêm chủng:
Đảm bảo trẻ ở trong tình trạng khỏe mạnh trước khi đi tiêm chủng. Cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ tiêm chủng khi bé đang sốt cao trên 38 độ, khi bé đang sử dụng thuốc corticoid kéo dài trên nửa tháng,...
Nếu trẻ bị sốt nhẹ, tiêu chảy hoặc suy dinh dưỡng thì bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ trước khi cho trẻ tiêm vaccine
Không cho trẻ tiêm lại loại vaccine mà trẻ đã từng có phản ứng trước đó như co giật, nôn mửa,...
Không cho trẻ đi tiêm phòng khi trẻ đang sốt cao
Mẹ cần lưu ý theo dõi bé trong vòng 24h sau khi tiêm chủng. Nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu phản ứng nghi ngờ sốc phản vệ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để kịp thời xử lý.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Hotline: 0949416006 – 0947616006 – 0911858616
Tell: (84-24) 3927 5568 ext *3036 – *3388 – *2244
Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc