Thắt búi trĩ là một trong những phương pháp phổ biến, đơn giản để điều trị bệnh trĩ, chủ yếu cho người mắc trĩ nội cấp độ 1 và 2. Vậy phương pháp này được thực hiện như thế nào, có hiệu quả không, hãy xem bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Thắt búi trĩ là gì?
Thắt búi trĩ là thủ thuật điều trị bệnh trĩ bằng cách sử dụng vòng cao su hoặc sợi chỉ để thắt búi trĩ lại. Biện pháp này giúp ngăn chặn máu lưu thông đến nuôi các búi trĩ, tạo thành mô sẹo xơ cứng dính vào lớp dưới niêm mạc. Vì vậy, nó sẽ giúp cố định vùng hậu môn, hỗ trợ bảo vệ lớp đệm hậu môn.
Đây là phương pháp triệt để nhưng chỉ tốt với loại trĩ có cuống dài. Ngược lại, loại trĩ vòng quanh hậu môn rất khó thắt, nếu thắt rất dễ xảy ra biến chứng đau, chảy máu.
Thông thường, thủ thuật thắt búi trĩ được chỉ định cho các bệnh nhân bị trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2 sau khi đã được điều trị bằng các phương pháp nội khoa và thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập nhưng không hiệu quả.
Bên cạnh đó, phương pháp thắt búi trĩ cũng CHỐNG chỉ định với các trường hợp:
Bệnh nhân mắc trĩ nội độ 3
lớn, trĩ nội độ 4, trĩ hỗn hợp, trĩ vòng bởi đây là các loại bệnh trĩ nặng, búi trĩ to nên khó thắt chặt búi trĩ, búi trĩ dễ tuột khiến việc điều trị không hiệu quảBệnh nhân có nhiễm trùng hậu môn
Bệnh nhân mắc bệnh rối loạn đông máu
Búi trĩ không đủ mô để có thể kéo vào lòng dụng cụ thắt trĩ
Quy trình thực hiện thắt búi trĩ như thế nào?
Nguyên tắc của thủ thuật thắt búi trĩ là làm giảm lưu lượng máu đến các búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào lớp cơ phía dưới niêm mạc, cố định ống hậu môn và bảo tồn lớp đệm hậu môn.
Trước khi thực hiện thắt búi trĩ người bệnh nên tìm hiểu kỹ phương pháp và thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín. Thắt búi trĩ tuy là thủ thuật đơn giản nhưng đòi hỏi cần phải có độ chính xác cao, thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn.
Quy trình thực hiện phương pháp thắt búi trĩ bao gồm các bước:
Người bệnh nằm sấp hoặc nằm ngửa, nghiêng bên phải hay trái theo yêu cầu của bác sĩ điều trị
Đặt ống nội soi tiến hành thăm hậu môn, xác định lại và chẩn đoán các búi trĩ cần thắt.
Lau sạch vùng ống hậu môn bằng thuốc bôi khử khuẩn Betadine, nếu có ít phân có thể đặt một miếng gạc đẩy về phía trực tràng và lấy ra sau khi xong thủ thuật.
Đặt lại ống soi hậu môn và dụng cụ thắt trĩ vào, dùng kìm hoặc máy hút để kéo búi trĩ vào ống hình trụ, bật lẫy cho vòng cao su ông vào gốc búi trĩ. Có thể thắt 1 – 3 búi trĩ trong một lần điều trị
Thông thường, bác sĩ sẽ thắt trên đường lược ít nhất 5mm để không gây đau đớn cho bệnh nhân. Trong quá trình thực hiện thủ thuật, nếu bệnh nhân xuất hiện tình trạng choáng thì cần tiến hành điều trị ngay.
Tùy theo từng trường hợp bác sĩ có thể chích xơ thêm ở trên và ở dưới vòng cao su để siết chặt hơn vòng cao su. Búi trĩ sẽ tự động teo lại, hoại tử và rụng dần trong khoảng vài tuần sau khi thắt.
Thắt búi trĩ bao lâu thì búi trĩ rụng
Thông thường, búi trĩ sau khi bị chặn nguồn máu nuôi dưỡng sẽ tự rụng đi trong khoảng 7 - 15 ngày. Khi búi trĩ rụng, cơ thể sẽ điều tiết đẩy cả búi trĩ bị rụng và vòng cao su theo phân ra ngoài.
Trong thời gian búi trĩ chưa rụng, mỗi lần người bệnh đi đại tiện có thể thấy một chút máu ra ngoài theo phân, tuy nhiên đây không phải triệu chứng đi ngoài ra máu của bệnh trĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp cảm giác hơi đau hoặc đau, khó chịu ở trực tràng do phân chà sát qua búi trĩ bị thắt để đi ra ngoài.
Chăm sóc người bệnh sau khi thực hiện thắt búi trĩ
Sau khi thắt búi trĩ bệnh nhân cần được chăm sóc cẩn thận để giúp hồi phục nhanh và tránh biến chứng. Đối với mỗi bệnh nhân sẽ có những phản ứng khác nhau tùy thuộc cơ địa và tình trạng bệnh.
Một số trường hợp có thể khỏe lại và sinh hoạt bình thường ngay, ngược lại, một số trường hợp cần nghỉ ngơi tại giường trong khoảng 2 – 3 ngày. Thông thường, sau khoảng 1 - 2 tuần búi trĩ sẽ teo lại hoại tử, rụng và liền sẹo. Trong thời gian đó, người bệnh cần lưu ý một số biện pháp chăm sóc sau:
Đứng dậy từ từ sau khi thực hiện thủ thuật thắt búi trĩ
Trong 48 - 72h đầu tiên, khi có cảm giác mắc rặn đại tiện, bệnh nhân cần ngồi ngâm nước ấm trước khi đi
Sau khi thực hiện thắt búi trĩ, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như đau ở vùng bụng dưới, muốn đi đại tiện… Tuy nhiên nếu các dấu hiệu này không tự hết hoặc có dấu hiệu nặng lên, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời
Nên vệ sinh hậu môn hàng ngày bằng nước ấm pha muối loãng hoặc dung dịch sát khuẩn betadine 10%
Mỗi lần ngâm rửa hậu môn xong cần lau khô bằng khăn mềm, không để hậu môn ẩm ướt để tránh nhiễm trùng
Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sưng viêm… theo chỉ định của bác sĩ để quá trình làm teo rụng búi trĩ đạt hiệu quả
Trong tuần đầu tiên, bệnh nhân nên kiêng tất cả các hoạt động nặng để tránh gây tụt búi trĩ
Trong 1 tuần đầu, bệnh nhân cần ăn các loại thức ăn lỏng như cháo, súp để việc đi đại tiện được dễ dàng, bệnh nhân không rặn nhiều
Trong một số trường hợp cần dùng thuốc nhuận tràng để tránh táo bón
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần lưu ý và thông báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện 1 số một số dấu hiệu bất thường như:
Bị tuột vòng cao su quá sớm
Sau khi thắt búi trĩ xong bị chảy máu nhiều
Chảy máu đỏ tươi nhiều sau khi thấy búi trĩ rụng, bệnh nhân hoa mắt, chóng mặt
Búi trĩ bị nhiễm trùng với các triệu chứng: sốt cao 38 độ trở lên, bí tiểu, đau nhiều và khó chịu vùng trực tràng, hậu môn
Thắt búi trĩ có gặp biến chứng không?
Mặc dù hiếm gặp nhưng bệnh nhân sau thủ thuật thắt búi trĩ vẫn có thể gặp một số biến chứng như:
Bệnh nhân bị đau nhiều do không đáp ứng với các phương pháp giảm đau áp dụng sau khi thắt trĩ. Hoặc do thắt quá sát với những vùng chứa nhiều thụ thể cảm nhận được đau ở trong ống hậu môn, trường hợp này phải tháo dây thắt lại. Nếu làm đúng kỹ thuật, bệnh nhân sẽ không đau, có thể về sau 15 phút nghỉ ngơi
Chảy máu hậu môn
Bí tiểu
Nhiễm trùng vùng chậu, hậu môn, để nặng có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng huyết
Nhiễm khuẩn nặng: với 3 dấu hiệu sốt cao, đau nhiều, bí tiểu
Tuột dây thun do đi ngoài sớm, cần thắt lại
Xuất hiện cục máu đông, khoảng 5% bệnh nhân, lúc này cần phẫu thuật cắt bỏ cục máu đông
Nứt búi trĩ dẫn đến nứt hậu môn, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh, tiến hành giảm đau hoặc phẫu thuật
Bị chảy máu khi rụng búi trĩ
Tắc mạch trĩ
Chính vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, bệnh nhân nên thăm khám và thực hiện thủ thuật thắt búi trĩ tại các cơ sở y tế uy tín với các bác sĩ chuyên khoa Hậu môn - Trực tràng có tay nghề cao, để tránh các biến chứng không mong muốn có thể xảy đến.
Thắt búi trĩ có đau không?
Thắt búi trĩ có đau không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân trĩ. Vì thủ thuật thắt búi trĩ là cách cột búi trĩ chung với da quanh hậu môn nên đa số các bệnh nhân sau khi thực hiện thủ thuật đều cảm thấy rất đau.
Ngoài ra, đối với những trường hợp bị ngứa hậu môn kèm theo các cơn đau kéo dài do co thắt gần đường lược hay thắt nhiều phần hậu môn và da nhạy cảm thì bệnh nhân phải đi cắt bỏ vòng cao su, tiến hành thắt lại.
Tại những vị trí thắt búi trĩ thường để lại sẹo từ đó giữ cho các tĩnh mạch không bị phình tại ống hậu môn. Trong quá trình thắt, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân có cảm thấy thun thắt quá chặt hay không? Nếu thấy đau nhiều, bác sĩ có thể sẽ tiêm thuốc gây tê ở các vị trí đã thắt.
Sau khi tiến hành thủ thuật, người bệnh sẽ có thể cảm thấy đau và thấy đầy ở vùng bụng dưới, hoặc thỉnh thoảng có cảm giác buồn đại tiện.
Thắt búi trĩ sau khi khỏi có tái phát không?
Không riêng thủ thuật thắt búi trĩ bằng cao su mà các phương pháp điều trị trĩ khác như uống thuốc điều trị nội khoa hay phẫu thuật trĩ đều có thể tái phát trĩ trở lại nếu người bệnh không thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
Chính vì vậy, để phòng ngừa trĩ tái phát, người bệnh nên lưu ý thay đổi các thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống như:
Tăng cường ăn các loại rau xanh và chất xơ trong mỗi bữa ăn
Bổ sung thực phẩm giàu collagen – cá hồi, ngừ, rong biển…
Uống đủ 1,5 - 2l nước mỗi ngày
Hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ để tránh táo bón
Hạn chế ngồi xổm quá lâu hoặc vận động mạnh để tránh sa búi trĩ
Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào giờ cố định, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy
Không ngồi làm việc quá lâu, nên đứng lên đi lại sau khi ngồi khoảng 1 giờ
Làm sạch hậu môn sau khi đi đại điện bằng cách dùng khăn ướt hoặc miếng bông để giảm cọ xát
Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng 30 - 1h mỗi ngày: đi bộ, yoga, tập dưỡng sinh…
Thăm khám và điều trị trĩ ở đâu tốt và uy tín?
Trung tâm Phẫu thuật Tiêu hoá, Đại trực tràng – Tầng sinh môn – BVĐK Hồng Ngọc hiện là một địa chỉ y tế điều trị bệnh trĩ uy tín được nhiều người lựa chọn. Trung tâm đã và đang điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp….
Bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Ngoại giàu kinh nghiệm: TTND. PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng – Nguyên Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn, BV Hữu Nghị Việt Đức, Phó Chủ tịch hội Hậu môn – Đại trực tràng Việt Nam, Hội viên Hội thầy thuốc điều trị các bệnh lý Đại trực tràng – Hậu môn của Cộng hoà Pháp; TTUT. TS. BSCKII Phạm Văn Cường, gần 40 năm kinh nghiệm, hội viên Hội Phẫu thuật Nội soi và Ngoại khoa Việt Nam.
Bằng những kiến thức y khoa và kinh nghiệm dày dặn trong nghề, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng và TS. BSCKII Phạm Văn Cường sẽ chẩn đoán chính xác, đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả nhất, đồng thời PGS.TS cũng trực tiếp thực hiện thủ thuật cho người bệnh.
Điều trị TRĨ với chuyên gia để:
Chẩn đoán ĐÚNG: tránh nhầm lẫn với ung thư trực tràng, polyp, các bệnh lý khác vùng hậu môn
Điều trị ĐỦ: can thiệp thủ thuật dựa theo tình trạng bệnh lý và sức khỏe của bệnh nhân
Can thiệp HIỆU QUẢ: ít tổn thương, phục hồi nhanh, rất ít biến chứng, tỉ lệ khỏi trên 95%
Hotline đặt lịch khám: 0911 908 856
Hotline tư vấn phẫu thuật: 0949 646 556
Đăng ký nhận thông tin và tư vấn tại:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.