Cảnh báo: Sốt xuất huyết khi mang thai và nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến thai kỳ

Cảnh báo: Sốt xuất huyết khi mang thai và nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến thai kỳ

21-11-2023
Sống khỏe

Dịch sốt xuất huyết tại nhiều địa phương đang diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng cao. Tính từ đầu năm đến nay đã, TP.Hà Nội ghi nhận 31.013 trường hợp mắc sốt xuất huyết với 126 ổ dịch. Các bác sĩ cảnh báo tình trạng sốt xuất huyết khi mang thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả thai phụ và em bé.

Sốt xuất huyết do đâu?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Loại virus này có thể lây từ người mắc bệnh sang người khỏe mạnh qua trung gian là muỗi Aedes aegypti (hay còn gọi là muỗi vằn). Sốt xuất huyết thường có xu hướng tăng cao trong mùa mưa và giảm dần vào mùa khô. 

Virus Dengue có 4 chủng khác nhau là DEN -1, 2, -3 và -4. Người nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch với chủng virus đó. Vì vậy, những người sống trong vùng lưu hành dịch có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều lần, lần mắc bệnh sau thường nặng hơn và gặp nhiều di chứng hơn.

Nhận biết dấu hiệu sốt xuất huyết khi mang thai

Sốt xuất huyết trong thai kỳ Muỗi vằn là vật trung gian làm lây bệnh sốt xuất huyết

Chị N.H.T (31 tuổi - Hà Nội) nhập viện Hồng Ngọc trong tình trạng nổi ban xuất huyết vùng đùi, cánh tay, các cơn sốt kéo dài. Qua thăm khám, bác sĩ kết luận chị T mắc sốt xuất huyết Dengue, có nguy cơ sinh non, chỉ định lưu viện.

“Bị sốt xuất huyết khi mang thai rất kinh khủng. Cơn sốt kéo dài càng làm mình mệt mỏi, cả ngày chỉ lo lắng cho con, không biết con có chịu ảnh hưởng gì không”. 

Theo bác sĩ Chu Thị Nga (khoa Sản Phụ khoa - bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc), thai phụ cần đến bệnh viện thăm khám nếu xuất hiện sốt kèm các dấu hiệu sau:

  • Chảy máu chân răng

  • Sốt li bì, sốt cao trên 38 độ

  • Phát ban, bầm tím trên da

  • Mất nước, ăn không ngon

  • Nhức mỏi toàn thân

  • Đau đầu

  • Nôn, buồn nôn nhiều

Các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết với bà bầu

Do sự thay đổi về hệ miễn dịch mà phụ nữ mang thai dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh. Vì vậy, nếu mẹ bầu mắc sốt xuất huyết thường sẽ có triệu chứng nặng hơn và di chứng nghiêm trọng hơn. 

Sốt xuất huyết khi mang thai Chảy máu cam có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang mắc sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết trong thai kỳ thường dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

Giảm tiểu cầu và xuất huyết nghiêm trọng

Giảm tiểu cầu là biến chứng đầu tiên và nguy hiểm nhất của tình trạng sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai. Hạ tiểu cầu nghiêm trọng có thể dẫn tới xuất huyết ồ ạt, xuất huyết não, ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi.  

Tình trạng sốt xuất huyết là một trong những nguyên nhân dẫn đến băng huyết sau sinh. Ngoài ra, thai phụ có thể gặp các rối loạn nguyên tố đông máu như: chảy máu cam dữ dội, vị trí tiêm/ truyền bị bầm tím, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết nội tạng… 

Nguy cơ sảy thai và sinh non

Sốt xuất huyết khi mang thai làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai do cơ thể mất máu không đủ sức để nuôi dưỡng bào thai. 

Trong một vài trường hợp, nếu mẹ bầu bị sốt xuất huyết nặng khi thai nhi còn quá non tháng có thể khiến trẻ đối mặt với nguy cơ tử vong sau sinh.

Sốt xuất huyết khi mang thai Thai phụ bị sốt xuất huyết có thể làm gia tăng nguy cơ trẻ sơ sinh sinh non, nhẹ cân

Tiền sản giật

Sự tấn công của virus Dengue làm tăng nguy cơ cao huyết áp ở phụ nữ mang thai và dẫn đến bệnh lý tiền sản giật. Tiền sản giật là tình trạng nhiễm độc thai nghén nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Đối với mẹ, tiền sản giật có thể làm tăng nguy cơ viêm thận, hoại tử ống thận, nhau bong non, xuất huyết não,... và nguy hiểm đến tính mạng. Còn với trẻ, tiền sản giật dễ khiến trẻ sinh non, nhẹ cân và mắc các bệnh về thần kinh và tim mạch sau khi ra đời.

Để giảm tối đa những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và sản phụ, ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết, mẹ bầu cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. 

Điều trị sốt xuất huyết khi mang thai như thế nào?

Sốt xuất huyết khi mang thai cần được điều trị từ sớm và đúng cách để giảm tối đa biến chứng đến sức khỏe của mẹ và bé. Hiện vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị sốt xuất huyết, các thuốc được kê đơn thường có tác dụng điều trị triệu chứng bệnh. 

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết, mẹ bầu cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và theo dõi.

Sốt xuất huyết khi mang thai Mẹ bầu nên uống nhiều nước và tăng cường hoa quả trong thực đơn hàng ngày

Với các trường hợp mắc sốt xuất huyết ở mức độ nhẹ (sốt dưới 38 độ, mệt mỏi, chán ăn) , bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên lựa chọn những phương pháp điều trị an toàn, bao gồm:

  • Sử dụng Paracetamol khi sốt cao trên 39 độ C. 

  • Chườm ấm khi sốt nhẹ

  • Uống nhiều nước, tăng cường hoa quả để tránh mất nước

  • Nghỉ ngơi đầy đủ, theo dõi sát cử động của thai nhi

Trường hợp mẹ bầu mắc bệnh ở mức độ vừa và nặng (không ăn uống được, nôn ói nhiều, người li bì, thay đổi ý thức, đau đầu, chảy máu mũi, đau bụng nhiều, ra máu âm đạo bất thường, đại tiện phân có máu, tiểu ít) sẽ được chỉ định theo dõi đặc biệt tại bệnh viện. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ mà bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch, truyền máu, chế phẩm máu kết hợp các biện pháp chống sốc.

Làm thế nào để phòng bệnh sốt xuất huyết cho bà bầu?

Muỗi vằn là vật trung gian gây bệnh, vì thế, để đề phòng sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai thì biện pháp hiệu quả nhất là tiêu diệt muỗi vằn, loăng quăng,..

  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ: Không để nước tù, nước đọng, giữ không gian xung quanh thoáng đãng. 

  • Sử dụng hương muỗi hoặc thuốc xịt muỗi

  • Luôn mặc quần áo dài tay khi đến những nơi có cây cối rậm rạp

  • Mắc màn khi đi ngủ

Sốt xuất huyết khi mang thai có thể để lại những biến chứng nguy hiểm với mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, bên cạnh việc khám thai định kỳ, mẹ bầu cần lưu ý thăm khám khi có bất thường về sức khỏe. 

Đăng ký khám thai cùng bác sĩ giàu kinh nghiệm với dịch vụ thai sản trọn gói qua hotline: 0919 645 271 hoặc điền vào form dưới đây

** Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay