Sỏi tiết niệu là bệnh lý phổ biến hiện nay với 2-12% dân số Việt Nam mắc phải. Vậy bệnh sỏi tiết niệu có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm
Sỏi tiết niệu gồm có sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản và sỏi niệu đạo. Sau đây là thông tin chi tiết và cần thiết về sỏi tiết niệu và cách điều trị sỏi tiết niệu.
Hệ tiết niệu và nguyên nhân hình thành sỏi tiết niệu
Hệ tiết niệu nằm trong khoang bụng, đảm nhiệm chức năng lọc máu tự nhiên trong cơ thể, đào thải chất độc (ure, acid uric, amoniac) ra ngoài theo nước tiểu.
Hệ tiết niệu bao gồm:
2 quả thận chức năng chính là lọc máu;
2 bên niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang);
1 bàng quang chức năng chứa nước tiểu trước khi đào thải;
1 niệu đạo (ống dẫn từ bàng quang đến lỗ tiểu, đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể).

Sỏi tiết niệu hình thành do sự kết tinh và lắng đọng các tinh thể có trong nước tiểu khi gặp các yếu tố thuận lợi như:
Nước tiểu giảm lưu lượng hoặc thay đổi độ pH
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Dị dạng đường tiết niệu
Ngoài ra, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc sỏi tiết niệu là:
Cơ thể mất nước do không bổ sung đủ nước
Chế độ ăn giàu protein, natri (muối) và đường
Bệnh tiêu hóa và phẫu thuật có thể gây ra những thay đổi trong quá trình tiêu hóa. Từ đó, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và nước, làm tăng mức độ của các chất tạo sỏi trong nước tiểu
Có thể bạn quan tâm:
Phân loại sỏi tiết niệu
Phân loại sỏi tiết niệu có nhiều cách. Có thể phân theo tính chất sỏi hoặc vị trí sỏi.
Phân loại sỏi tiết niệu theo thành phần hóa học
Sỏi vô cơ
Sỏi oxalat canxi: thường màu đen, gai góc cản quang rõ;
Sỏi photphat canxi: màu vàng nhạt hoặc trắng đục, dễ vỡ;
Sỏi cacbonat canxi: màu trắng phấn, mềm và dễ vỡ.
Sỏi hữu cơ
Sỏi urat: màu trắng sữa, đục, có thể không cản quang mềm và hay tái phát;
Sỏi systin: màu vàng nhạt, mền hay tái phát;
Sỏi struvic: màu vàng trắng, thường do nhiễm khuẩn đường niệu loại vi khuẩn Proteus.
Ở Việt Nam, người bị bệnh sỏi tiết niệu đa số thường gặp là sỏi vô cơ với >80% là sỏi oxalat canxi và thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp nhiều thành phần hóa học.
Phân loại sỏi tiết niệu theo vị trí
Phân loại theo vị trí có các loại: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Trong đó tỷ lệ người mắc phải:
Sỏi thận: 40% gồm có: sỏi bể thận, sỏi đài thận, sỏi đài bể thận, sỏi san hô, sỏi bán san hô;
Sỏi niệu quản: 28%;
Sỏi bàng quang: 26%;
Sỏi niệu đạo: 4%;
Đặc điểm nhận biết sỏi tiết niệu
Số lượng sỏi tiết niệu
Không cố định từ 1 đến hàng trăm viên;
Sỏi niệu quản trước khi điều trị (tán sỏi) thường có 1 viên.
Kích thước sỏi tiết niệu
Kích thước sỏi tiết niệu không cố định từ và mm đến vài cm;
Sỏi bể thận thường có kích thước lớn hơn các loại sỏi ở vị trí khác.
Hình dạng sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu có hình dạng đa dạng, tùy thuộc vào loại sỏi;
Sỏi thận thường là sỏi san hô, hình mỏ vẹt;
Sỏi niệu quản thường thuôn dài theo niệu quản.
Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh sỏi tiết niệu và cần tư vấn về phương pháp tán sỏi phù hợp, bạn có thể đặt lịch khám cùng chuyên gia qua hotline 0912.002.131 hoặc điền thông tin TẠI ĐÂY.
Sỏi tiết niệu gây tổn thương hệ tiết niệu như thế nào?
Sỏi gây tắc nghẽn
Sỏi tiết niệu tại bể thận có thể gây tắc ứ hoàn toàn hoặc một phần tùy thuộc và kích thước sỏi khiến cho nhu mô thận giãn mỏng dần, dung tích đài bể thận tăng lên, nhu mô bị teo xơ gây mất chức năng thận dần dần.
Nếu sỏi ở niệu quản gây tắc nghẽn niệu quản cũng làm giãn nhu động và xơ hóa niệu quản dần dần.
Sỏi ở bàng quang kích thước quá lớn, không thoát ra được khỏi niệu đạo có thể gây bí tiểu, nhiễm khuẩn ngược dòng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận hoặc biến chứng rò bàng quang hoặc teo bàng quang rất nguy hiểm.
Trong trường hợp sỏi thận đồng thời gây tắc nghẽn cả hai bên thận và niệuu quản có thể gây suy thận cấp.
Có thể bạn quan tâm:
Tổn thương do cọ sát
Các loại sỏi nhất là sỏi cứng và gai góc như sỏi oxalat canxi một khi cọ sát có thể làm rách, làm xước niêm mạc đài bể thận, niệu quản tạo điều kiện cho nhiễm trùng tiết niệu xảy ra.
Sự cọ sát còn gây chảy máu trong hệ tiết niệu, đẩy nhanh quá trình xơ hóa nhu mô thận và ống dẫn niệu, làm hẹp đường dẫn niệu khiến tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng hơn. Kết quả cuối cùng là suy thận.
Nhiễm trùng tiết niệu
Tình trạng nhiễm trùng tiết niệu có thể xảy ra do tắc nghẽn hoặc cọ sát của sỏi với thành bể thận, ống niệu quản...gây phù nề, loét niêm mạc, xơ hóa dần dần dẫn đến suy thận.
Ngoài ra, quá trình nhiễm trùng tiết niệu cũng đào thải không ít xác vi khuẩn, bạch cầu, tế bào biểu mô. Xu hướng lắng đọng, kết tinh tại đường tiết niệu là không ngừng, trong điều kiện có dị vật càng thêm thuận lợi sẽ tiếp tục hình thành sỏi mới.

Triệu trứng sỏi tiết niệu cần biết
Các triệu chứng sỏi tiết niệu sẽ khác nhau tùy vào vị trí sỏi hình thành, từ không có triệu chứng nào (bệnh nhân tình cờ phát hiện sỏi khi đi khám) tới những triệu chứng rầm rộ.
Nhìn chung triệu chứng sỏi tiết niệu phổ biến nhất là:
Đau thắt lưng/hông lưng - triệu chứng điển hình nhất: Tình trạng đau âm ỉ kéo dài hoặc thành cơn đột ngột dữ dội, lan ra phía trước hoặc lan tới vùng bẹn sinh dục. Cơn đau sỏi tiết niệu sẽ tự nhiên xuất hiện, đặc biệt sau khi người bệnh vận động gắng sức.

Đi tiểu bất thường: Người bệnh sỏi tiết niệu sẽ bị tiểu buốt, tiểu ngắt ngừng (không tiểu một mạch, ngừng tiểu gián đoạn, thay đổi tư thế lại tiểu được tiếp), tiểu khó, bí tiểu hoàn toàn, tiểu đục.
Sốt: Dấu hiệu thường gặp ở người đã bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Các phương pháp chẩn đoán sỏi tiết niệu
Siêu âm
Siêu âm là một trong những phương pháp phổ biến giúp đánh giá vị trí, kích thước, số lượng sỏi và mức độ tổn thương thận, bàng quang thông qua đánh giá kích thước và độ dày nhu mô thận hoặc phát hiện máu tụ.
Vì thao tác thực hiện đơn giản và nhanh chóng nên siêu âm phù hợp cho cả trẻ em và các bệnh nhân khó hợp tác thực hiện các phương pháp khác. Tuy nhiên, để phân biệt được các loại sỏi, bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp khác.
Chụp Xquang
Chụp Xquang là phương pháp chẩn đoán sử dụng tia X xuyên thấu qua các mô mềm với độ nhạy cao, cung cấp thông tin có giá trị để bác sĩ đưa ra định hướng điều trị hiểu quả.
Chụp Xquang hệ tiết niệu không chuẩn bị: Đây là xét nghiệm cơ bản với khả năng phát hiện được khoảng 90% các loại sỏi (ỏi struvite, sỏi calci phosphat, sỏi calci oxalat có khả năng carnquang cao) và đưa ra đánh giá về hình dạng, kích thước, số lượng, vị trí sỏi.
Chụp Xquang thận tiêm thuốc tĩnh mạch (UIV): Giúp xác định vị trí của sỏi kể cả sỏi không tiêm cản quang (chiếm khoảng hơn 10%) đồng thời đánh giá được tình trạng giãn đài bể thận, niệu quản và mưc độ tổn thương của niêm mạc bàng quang,…
Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Hình ảnh đa lớp từ máy CT không chỉ giúp chẩn đoán các vấn đề liên quan đến sỏi thận mà cho phép các bác sĩ đánh giá được bệnh lý cũng như các chức năng điển hình của thận, mô và các cơ quan nằm quanh thận với chính xác gần như 100%.
Đặc biệt, phương pháp chẩn đoán hình ảnh này có thể phân biệt sỏi thận với các tổn thương khác như: u bướu hệ tiết niệu hay dị tật hệ tiết niệu.
Chụp CT ở Hồng Ngọc
Xét nghiệm máu và nước tiểu
Xét nghiệm công thức máu với số lượng hồng cầu (thấp) và bạch cầu (tăng) cho phép chẩn đoán tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu và tổn thương hệ tiết niệu.
Xét nghiệm nước tiểu tìm HC, BC hay các tinh thể oxalat, phosphat (thành phần có trong sỏi) đánh giá sự tồn tại của chúng.
Ngoài ra, xét nghiệm sinh hoá giúp định lượng urê, creatinin đánh giá tình trạng suy thận, đồng vị phóng xạ hay cấy khuẩn niệu đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn hệ tiết niệu
Điều trị sỏi tiết niệu như thế nào?
Bệnh lý sỏi tiết niệu có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng nhiều phương pháp khác nhau, từ nội khoa đến đến thiệp phẫu thuật công nghệ cao.
Điều trị nội khoa
Phương pháp mang lại hiệu quả đối với những trường hợp sỏi kích thước nhỏ hơn 5mm, chưa gây biến chứng. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ căn cứ cụ thể vào vị trí, kích thước, tính chất sỏi và mức độ tổn thương hệ tiết niệu để lên phác đồ điều trị.
Tán sỏi công nghệ cao
Hiện nay, các phương pháp tán sỏi công nghệ cao giúp nâng cao hiệu quả trị sỏi tiết niệu, tránh cho bệnh nhân cuộc mổ mở với nguy cơ biến chứng ngoại khoa và thời gian hồi phục kéo dài.
Tán sỏi ngoài cơ thể
Phương pháp sử dụng năng lượng sóng xung kích tác động từ bên ngoài cơ thể đến vị trí sỏi thận, sỏi niệu quản ⅓ trên để phá vỡ sỏi thành các mảnh nhỏ li ti. Các mảnh vụn này sau đó sẽ đào thải ra ngoài qua đường tiểu tự nhiên mà không cần đến bất kỳ can thiệp ngoại khoa nào.
Với phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, bệnh nhân không cần lưu viện
Nội soi tán sỏi laser qua da
Thay vì can thiệp mổ mở để lấy được sỏi thận kích thước lớn hoặc nằm sâu trong các đài bể thận, phương pháp nội soi tán sỏi thận qua da mang đến đột phá mới khi toàn bộ quá trình tán sỏi chỉ thông qua đường hầm rất nhỏ 5mm.
Bác sĩ tạo một đường tiếp cận duy nhât và ngắn nhất đến vị trí sỏi thận để đưa ống nội soi vào và sử dụng năng lượng laser để tán vụn sỏi (bao gồm sỏi kích thước lớn và sỏi có độ cứng cao), hạn chế tối đa tình trạng sót sỏi nhưng vẫn bảo tồn nhu mô thận một cách tối đa.
Tán sỏi laser qua da, lấy hàng trăm viên sỏi cho bệnh nhân 67 tuổi
Nội soi ngược dòng tán sỏi laser
Cũng sử dụng năng lượng laser công suất cao để tán vụn sỏi và đưa ra ngoài cơ thể nhưng với phương pháp nội soi ngược dòng, nguồn laser tiếp cận đến vị trí sỏi theo ống nội soi được đưa theo đường tự nhiên ngược dòng từ niệu đạo đến niệu quản hoặc đài bể thận.
Hệ thống nội soi cho hình ảnh sắc nét với độ phân giải cao hỗ trợ đắc lực trong việc tìm kiếm và tránh sót mảnh sỏi dù ở vị trí phức tạp.
Với từng vị trí sỏi tiết niệu khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nội soi ngược dòng tán sỏi bằng ống cứng hay ống mềm.
- Nội soi ngược dòng ống cứng: Phù hợp với sỏi niệu quản ⅓ dưới hoặc sỏi ở vị trí bàng quang.
- Nội soi ngược dòng ống mềm: Phù hợp với sỏi thận và sỏi niệu quản ⅓ trên.
Khám và điều trị sỏi tiết niệu ở đâu?
Ở Việt Nam, sỏi tiết niệu thường chỉ được phát hiện thông qua tình cờ hoặc khi sỏi đã gây ra nhiều triệu chứng. Do đó, để ngăn ngừa sỏi tiết niệu phát triển lớn, gây biến chứng nguy hiểm, mỗi người cần thăm khám sức khỏe định kỳ đồng thời thăm khám ngay khi có những triệu chứng đầu tiên.
Bệnh viện Hồng Ngọc là một trong những địa chỉ uy tín trong việc khám và điều trị các bệnh liên quan đến đường tiết niệu đặc biệt là sỏi tiết niệu. Với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại; phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế và đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, Bệnh viện Hồng Ngọc hiện đã làm chủ nhiều phương pháp phẫu thuật tiết niệu kỹ thuật cao, an toàn và hiệu quả.
Bệnh nhân được tư vấn chi tiết tình trạng bệnh của mình tại phòng khám Tiết niệu - BV Hồng Ngọc
Trực tiếp khám và điều trị là đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tư vấn tận tình cho khách hàng để lựa chọn được phương pháp tán sỏi hiệu quả, phù hợp nhất với tình hình bệnh của mỗi khách hàng. Đứng đầu hội đồng chuyên gia tiết niệu là ThS.BSCKII Trịnh Minh Thanh:
- Trên 30 năm kinh nghiệm công tác tại BV Bạch Mai, BV Việt Đức
- Chứng chỉ Phẫu thuật tiết niệu - ĐH Kobe Nhật Bản, chứng chỉ Phẫu thuật nội soi Hoa Kỳ.
- Phẫu thuật hàng ngàn ca bệnh lý đường Tiết niệu khó: sỏi, ung thư, dị dạng đường tiết niệu, u tuyến tiền liệt,…
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.