Trong quy trình nội soi đại tràng, bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ bao gồm trước, trong và sau nội soi.
Hiện nay, nội soi đại tràng là một phương pháp đơn giản, an toàn, không gây đau giúp bác sĩ phát hiện sớm và chẩn đoán một số bệnh về đường tiêu hóa như: ung thư đại tràng, Polype đại tràng, những vùng bị viêm hay chảy máu trong đại tràng.
Những tư vấn sau đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc hiểu thêm về nội soi đại tràng và quy trình nội soi đại tràng diễn ra như thế nào?
Nội soi đại tràng là gì?
Nội soi đại tràng giúp phát hiện những bất thường như dị vật, viêm loét, polyp, khối u thông qua một ống nội soi nhỏ, mềm có gắn camera ở đầu ống.
Ống nội soi này được luồn từ hậu môn vào bên trong đại tràng xuống đến tận manh tràng (vùng tiếp nối giữa ruột non và ruột già), hình ảnh thu được qua camera sẽ đượcphóng đại và chiếu lên màn hình, giúp bác sĩ khảo sát toàn bộ đại tràng và đoạn cuối của ruột non.
Tại sao phải nội soi đại tràng
Nội soi đaị tràng để tìm ra hoặc để tầm soát một số bệnh như sau:
- Túi thừa đại tràng
- Bệnh trĩ
- Tìm dị vật
- Tìm ký sinh trùng.
Đối tượng nào phải nội soi đại tràng?
Chỉ định nội soi đại tràng tương đối rộng rãi. Hầu hết các bệnh nhân nghi ngờ có vấn đề ở đường tiêu hóa dưới đều được chỉ định soi đại tràng, cụ thể:
Xuất huyết tiêu hóa dưới
Có bệnh lý viêm, loét, u đường tiêu hóa dưới
Triệu chứng không rõ nguyên nhân: tiêu chảy, đau bụng…
Tầm soát ung thư với những đối tượng có nguy cơ cao
Bất thường trên X quang khung đại tràng chưa xác định được
Nội soi điều trị được chỉ định khi:
Cắt polyp đại tràng qua nội soi
Nong các tổn thương hẹp đại tràng, đặt ống thông (do ác tính, do tia xạ, do viêm mạn…)
Cầm máu một số tổn thương như loạn sản mạch máu, chảy máu từ cuống polyp sau khi cắt polyp…
Lấy dị vật đường tiêu hóa dưới
Trong trường hợp rối loạn chức năng đại tràng, viêm đại tràng mãn tính, các bác sĩ vẫn có thể chỉ định nội soi đại tràng để chắc chắn loại trừ khả năng bị ung thư.
Trước khi nội soi đại tràng cần lưu ý gì?
Chế độ ăn trước ngày nội soi
- Thực phẩm nên ăn: Bún, mì, bánh mì trắng, ngũ cốc không hạt, thịt lợn nạc, thịt gà, thịt bê, cá, hải sản, trứng, đậu hũ, gạo trắng, khoai tây bỏ vỏ, nấm, sữa, kem, sữa chua, mật ong, thạch, đường, muối, nước hoa quả không màu (lê, táo...)..
- Thực phẩm nên tránh: Rau, ngũ cốc, sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt; trái cây, hoa quả có vỏ, hạt (dưa hấu, thanh long, ổi...); gia vị: thì là, hành ớt..; chất lỏng có màu đỏ, nâu như socola, đỗ đen...
Làm sạch đại tràng tại nhà bằng thuốc Fortrans
- Sử dụng khoảng 3 - 4 gói thuốc Fortrans cho cho một lần làm sạch đại tràng. Mỗi gói pha trong 1 lít nước.
- 19h tối trước ngày nội soi, pha 2 gói Fortrans với 2 lít nước lọc, uống trong khoảng 1 - 1,5 giờ.
- 5h sáng ngày nội soi (bệnh nhân nhịn ăn), pha 1 gói Fortrans với 1 lít nước lọc, uống trong khoảng 30 phút (Đối với bệnh nhân trên 80kg hoặc bị táo bón, pha 2 gói Fortrans với 2 lít nước, uống trong khoảng 1 - 1,5 giờ).
- Sau khi kết thúc cốc nước cuối cùng khoảng 1 - 2 tiếng, bệnh nhân di chuyển tới viện thăm khám.
Khi uống thuốc nếu không đi ngoài, đau bụng, buồn nôn nhiều... thì dừng uống và cần liên hệ ngay với bác sĩ. Quá trình uống thuốc cần đi lại, xoa bụng để kích thích đi đại tiện nhanh hơn, khi đại tiện ra nước màu vàng trong là dấu hiệu đã sạch phân.
Trung tâm Tiêu hoá Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc có hỗ trợ khách hàng làm sạch đại tràng tại nhà, miễn phí giao thuốc. Để được tư vấn kỹ lưỡng và hướng dẫn xuyên suốt quá trình làm sạch đại tràng tại nhà, vui lòng liên hệ hotline 0911 908 856.
Lưu ý:
Để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình nội soi, bệnh nhân không tự thụt tháo tại nhà và cần thông báo cho bác sĩ, nhân viên y tế nếu có những thông tin sau:
- Tình trạng bệnh lý mạn tính (tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, hô hấp, tuyến giáp, ung thư, rối loạn đông cầm máu hoặc tiền sử chảy máu khó cầm...)
- Các bệnh truyền nhiễm như viêm gan C, viêm gan B, HIV...
- Các thuốc đang sử dụng đặc biệt là các thuốc chống đông máu (Aspirin, Plavix...)
- Tiền sử dị ứng thuốc, thức ăn, hóa chất...
- Các dấu hiệu bất thường như: khó thở, đau ngực, đau bụng dữ dội, nôn nhiều, mệt lả, choáng váng, đi ngoài phân đen hoặc phân máu tươi...
- Các triệu chứng thai nghén hoặc nghi ngờ có thai.
Quy trình nội soi đại tràng diễn ra như thế nào
Quy trình nội soi đại tràng được diễn ra khép kín gồm:
Trước khi nội soi
- Trước nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành khám hậu môn để kiểm tra tổn thương, sau đó nếu không có vấn đề gì bất thường bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc để làm sạch đường ruột giúp thuận tiện cho việc nội soi. Bệnh nhân có thể được dùng thêm thuốc an thần và giảm đau. Đây là bước thiết yếu trong quy trình nội soi đại tràng để làm sạch đường ruột.
- Dưới tác dụng của thuốc, bệnh nhân sẽ cảm thấy bớt căng thẳng và hơi buồn ngủ. Trường hợp nội soi đại tràng có gây mê thì bệnh nhân sẽ được khám tiền mê và tiêm thuốc gây mê.
Trong quá trình nội soi
- Người bệnh được hướng dẫn nằm nghiêng sang trái, co đầu gối lại hướng về phìa trước ngực.
- Một ống nội soi mềm, nhỏ gắn camera ở đầu sẽ được đưa vào cửa hậu môn của bệnh nhân rồi luồn vào đến trực tràng, đại tràng một cách nhẹ nhàng, chậm rãi. Bác sĩ cũng tiến hành bơm khí khí vào trong để làm căng đại tràng, giúp camera có thể dễ dàng ghi nhận được các tổn thương và truyền hình ảnh về máy tính để bác sĩ quan sát.
- Trong quy trình nội soi đại tràng này, bệnh nhân có thể được yêu cầu thay đổi tư thế vài lần để ống nội soi được đưa vào hết ngóc ngách bên trong ruột già và ít gây đau hơn. Khi cần sinh thiết, bác sĩ sẽ thực hiện nhanh trong quá trình nội soi và bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau.
- Toàn bộ quá trình nội soi kéo dài từ 7 đến 10 phút, nhanh hơn nếu được sự hợp tác tốt của bệnh nhân. Đối với một số trường hợp khó, bệnh nhân có thể được tiêm thêm thuốc an thần hay giãn cơ để bớt khó chịu. Cảm giác này chỉ kéo dài tối đa 1 giờ sau khi nội soi.
Có thể bạn quan tâm:
Sau khi nội soi
- Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả nội soi để đưa ra những chẩn đoán xác định và hướng điều trị cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên giúp bệnh nhân nhanh phục hồi lại sức khỏe sau quá trình nội soi: chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt nghỉ ngời, v.v…
- Bệnh nhân nên nghỉ ngơi, thư giãn cho đến khi hết cảm giác khó chịu ở bụng
- Nhiều bệnh nhân sau khi nội soi đại tràng thường gặp phải tình trạng đau âm ỉ ở bụng, chướng bụng, thường xuyên mót rặn nhưng không đi cầu được. Đây là những vấn đề thường xảy ra sau khi kết thúc quá trình nội soi và sẽ biến mất vào ngày hôm sau
- Nếu phát hiện thấy các biến chứng nghiêm trọng như sốt, đau nhiều, chóng mặt, bênh nhân nên ở lại bệnh viện để được bác sĩ theo dõi.
Đọc kết quả sau quy trình nội soi đại tràng
Quy trình nội soi đại tràng hoàn tất bằng bước trả kết quả:
Kết quả bình thường
Bác sĩ có thể loại trừ nguyên nhân các bệnh lý về đại tràng cho bệnh nhân và chuyển hướng chẩn đoán, điều trị sang hướng khác.
Đối với những bệnh nhân nội soi đại tràng để tầm soát ung thư sớm, với kết quả đại tràng bình thường, tạm thời bệnh nhân có thể yên tâm. Tuy nhiên, bệnh nhân nên chú ý khám và kiểm tra lại định kỳ để phát hiện sớm những tổn thương và bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đại tràng.
Kết quả không bình thường
Dựa vào kết quả nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán và hướng điều trị tùy theo tình trạng bệnh:
- Trường hợp phát hiện những tổn thương bất thường trên niêm mạc đại tràng như viêm, khối u … bác sĩ nội soi sẽ tiến hành sinh thiết để xác định chắc chắn bản chất của tổn thương.
- Trường hợp polyp đại tràng, đã có xét nghiệm đông máu: Cắt polyp qua nội soi.
- Trường hợp xuất huyết do loét: Càm máu bằng đốt điện hay kẹp cầm máu bằng clip.
- Trường hợp búi trĩ đang chảy máu: Thắt trĩ bằng vòng cao su.
- Trường hợp dị vật: Lấy dị vật qua nội soi bằng dụng cụ chuyên biệt.
Thời gian nội soi đại tràng diễn ra khoảng 15-20 phút. Nếu nội soi can thiệp như cắt polyp hoặc cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi – ESD điều trị ung thư sớm đại trực tràng … thì thời gian thực hiện sẽ lâu hơn khoảng 60-90 phút.
Một số triệu chứng thường gặp sau nội soi đại tràng
- Đầy bụng: Cảm giác đầy bụng xảy ra vì trong quá trình nội soi bác sĩ tiến hành bơm hơi vào trong ruột để giúp thấy rõ các vị trí và mức độ tổn thương bên trong đại tràng. Đây là triệu chứng phổ biến và hầu như ai tiến hành nội soi xong cũng đều gặp phải. Vậy nên, bệnh nhân không cần phải lo lắng vì tình trạng sẽ tự hết sau vài tiếng.
- Đau tức nhẹ bụng:Trong quá trình tiến hành nội soi, bác sĩ sẽ di chuyển ống nội soi để giúp cho việc quan sát dễ dàng và tránh bỏ sót các vấn. Chính vì điều này khiến niêm mạc đại tràng có thể bị kích thích dẫn đến cảm giác đau tức nhẹ vùng bụng dưới. Tuy nhiên tình trạng cũng sẽ biến mất sau khoảng 2 tiếng nên bệnh nhân cũng không cần quá lo lắng.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp thêm tình trạng chảy máu sau khi nội soi. Vì có thể trong quá trình nội soi, bác sĩ phát hiện dấu hiệu bất thường sinh thiết lấy mẫu tế bào để làm mô bệnh học nên có thể dẫn tới chảy ít máu. Tình trạng này có thể khiến bệnh nhân đi ngoài ra ít máu nhưng nó cũng sẽ tự hết sau một vài ngày nên bệnh nhân không cần quá hoảng sợ.
Những biến chứng có thể gặp phải sau nội soi đại tràng
Theo các chuyên gia đánh giá, nội soi đại tràng là một thủ thuật khá an toàn và gần như không phát sinh những biến chứng nghiêm trọng sau đó. Kể cả khi quy trình nội soi đại tràng không xảy ra bất cứ sai sót nòa thì sau khi nội soi đại tràng, người bệnh vẫn có thể gặp một số biến chứng khó chịu:
Tổn thương, chảy máu ở niêm mạc đại trực tràng do thao tác nội soi quá mạnh, bác sĩ thực hiện không có kinh nghiệm.
Tình trạng xuất huyết cũng có thể xảy ra ở những vị trí được cắt bỏ polyp hoặc nơi lấy mẫu làm sinh thiết. Tuy nhiên vấn đề này thường không quá nghiêm trọng và bác sĩ có thể áp dụng ngay các biện pháp cầm máu ngay trong khi nội soi. Hiếm khi có trường hợp nào phải xứ lý cấp cứu bằng cách truyền máu hoặc phẫu thuật.
Rách hoặc xuất hiện lỗ thủng tại thành đại tràng. Nguy cơ này thường xảy ra ở những người có thành ruột mỏng hoặc ruột già bị viêm loét nặng.
Biến chứng do sử dụng thuốc an thần, gây mê: Dị ứng thuốc, sưng đỏ ở vị trí tiêm thuốc.
Mặc dù nội soi đại tràng ít khi gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh nhân cũng cần đề phòng bằng cách theo dõi sức khỏe của bản thân. Nếu nhận thấy bất kì dấu hiệu nghiêm trọng nào sau khi nội soi như đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu, sốt cao, ớn lạnh trong người… thì nên thông báo cho bác sĩ biết ngay.
Một số câu hỏi thường gặp về nội soi đại tràng
Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề nội soi đại tràng. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp:
Nội soi đại tràng mất bao nhiêu lâu?
Tùy vào đại tràng khó hay dễ, có làm thêm thủ thuật cắt Polyp, sinh thiết hoặc nong các tổn thương hẹp đại tràng hay không mà thời gian nội soi sẽ kéo dài từ 30 – 60 phút.
Nội soi đại tràng có an toàn không?
Tỷ lệ tai biến do nội soi đại tràng là rất thấp, khoảng 0,1 – 0,5 %. Do vậy, đây là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh rất an toàn và hiện nay đang được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện trên cả nước.
Nội soi đại tràng có đau không?
Trong quá trình nội soi đại tràng, đa phần bệnh nhân chỉ cảm thấy đau tức nhẹ phần bụng dưới và cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau khi kết thúc quá trình nội soi khoảng vài tiếng.
Hiện nay, tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa tiêu hóa đã áp dụng phương pháp nội soi đại tràng gây mê. Đây là phương pháp nội soi an toàn, giải quyết hầu hết cảm giác đau tức bụng của bệnh nhân, giúp cho quá trình nội soi diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
Có nên nội soi đại tràng và dạ dày cùng lúc?
Nội soi đại tràng và nội soi dạ dày đều là những phương pháp an toàn, thuận tiện và đều cần dùng đến thuốc gây mê. Do vậy, nếu nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc, bạn sẽ tránh được việc phải gây mê 2 lần. Dựa vào kết quả nội soi đại tràng và dạ dày, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán rộng hơn cho bệnh nhân, giúp cho quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất..
Đối với những bệnh nhân nội soi dạ dày và đại tràng để tầm soát ung thư sớm, việc kết hợp cả nội soi dạ dày và đại tràng sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về sức khỏe hiện tại của bản thân, có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân tốt hơn.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.
Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã xây dựng Trung tâm Tiêu hóa Hồng Ngọc với nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ, được đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để điều trị các bệnh lý về tiêu hóa và tầm soát ung thư dạ dày:
– Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ tiêu hóa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm: Tiến sĩ Đặng Thị Kim Oanh – chuyên gia tiêu hóa đầu ngành với với hơn 40 năm kinh nghiệm, có thâm niên công tác tại Bệnh viện Bạch Mai cùng đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa tại Nhật Bản, Hàn Quốc.
– Áp dụng công nghệ nội soi NBI sử dụng dàn máy Olympus CV-190 tiên tiến nhất thế giới giúp phát hiện sớm và chính xác các dấu hiệu bất thường tại các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa
– Quy trình trước – trong – sau nội soi tiêu chuẩn an toàn
– Khám tiền mê với bác sĩ giàu kinh nghiệm, xét nghiệm đầy đủ đảm bảo chống chỉ định
– Không gian sạch, thoáng, trải nghiệm tiện ích bệnh viện khách sạn 5*
– Nhân viên y tế chuyên nghiệp, chu đáo.
Đăng ký tại đây:
Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0911 908 856 Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn
Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại: