Sỏi tiết niệu gây ra những triệu chứng lâm sàng là cơn đau quặn thận và các bất thường khi đi tiểu như tiểu buốt, tiểu ra máu.... Hiện nay, có nhiều phương pháp tán sỏi tiết niệu khác nhau được áp dụng. Trong đó, BVĐK Hồng Ngọc tiên phong thực hiện thường quy 4 phương pháp tán sỏi kỹ thuật cao, đảm bảo ít xâm lấn và hiệu quả điều trị tối ưu cho người bệnh.
Tán sỏi tiết niệu (thận, niệu quản) bằng sóng xung kích
Tán sỏi sóng xung kích hay tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp tán sỏi hiện đại mà không cần bất cứ can thiệp xâm lấn nào trên cơ thể người bệnh, áp dụng cho sỏi thận và sỏi niệu quản 1/3 trên. Bằng việc sử dụng nguồn sóng xung kích tập trung vào sỏi, tạo ra một áp lực lớn tại điểm tiếp xúc với sỏi, sỏi sẽ bị phá vỡ thành các mảnh nhỏ, dễ dàng được loại bỏ qua đường tiết niệu tự nhiên.
Phương pháp tán sỏi tiết niệu bằng sóng xung kích
Kỹ thuật thực hiện
- Bước 1: Bệnh nhân được nhân viên y tế hướng dẫn tư thế nằm thoải mái dưới máy, sao cho phần lưng chỗ có sỏi tiếp xúc gần nhất với bóng nước của nguồn sóng xung kích phát ra từ máy tán sỏi.
- Bước 2: Dưới định vị X-quang, bác sĩ xác định chính xác vị trí và kích thước sỏi.
- Bước 3: Bác sĩ sẽ điều chỉnh số xung tán, mức năng lượng tán hội tụ chính xác vào vị trí viên sỏi. Mức xung nhịp này đảm bảo an toàn cho nhu mô thận nhưng vẫn tán được sỏi. Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện.
Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích được tích hợp khả năng định vị vị trí sỏi bằng X quang và siêu âm giúp hiệu quả tán sạch sỏi đạt đến trên 90%.
Tán sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo bằng nội soi ngược dòng laser
Phương pháp tán sỏi laser ngược dòng sử dụng một ống soi niệu quản đi qua đường tiết niệu của bệnh nhân cho phép tiếp cận trực tiếp viên sỏi đồng thời dùng năng lượng laser để phá vỡ viên sỏi thành các mảnh nhỏ hơn.
Phương pháp tán sỏi tiết niệu này được sử dụng để loại bỏ các viên sỏi kích thước nhỏ đến vừa trong niệu quản và không đòi hỏi phẫu thuật mở bên ngoài, giúp rút ngắn thời gian phục hồi sau điều trị.
Tán sỏi tiết niệu - nội soi ngược dòng
Kỹ thuật thực hiện
- Bước 1: Bệnh nhân được gây tê để giảm đau và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiến hành.
- Bước 2: Bác sĩ tiến hành đưa một ống soi niệu quản qua niệu đạo và niệu quản, đến vị trí của viên sỏi. Ống soi này chứa một hệ thống quang học cho phép đội ngũ phẫu thuật viên nhìn thấy vị trí của viên sỏi và xác định vị trí cụ thể.
- Bước 3: Sử dụng năng lượng laser tập trung vào vị trí sỏi để phá vụn sỏi thành các mảnh nhỏ li ti nhưng vẫn đảm bảo không gây hại đến các mô xung quanh.
- Bước 4: Sau khi tán vụn sỏi, hệ thống niệu đạo được rửa sạch và toàn bộ mảnh vỡ sỏi được đưa ra ngoài. Bệnh nhân được rút ống soi niệu quản đặt Sonde JJ
Ghi nhận tại bệnh viện Hồng Ngọc, đa số bệnh nhân tán sỏi tiết niệu bằng phương pháp nội soi ngược dòng laser có khả năng hồi phục rất nhanh chóng, thời gian lưu viện chỉ từ 1-2 ngày.
Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ
Phương pháp tán sỏi laser qua da bằng đường hầm nhỏ hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng năng lượng laser để phá vỡ sỏi thành mảnh nhỏ và loại bỏ sỏi qua đường hầm chỉ dưới 5mm. Trong quá trình này, các bác sĩ tạo một lỗ nhỏ qua da và đưa chỉ dẫn sợi quang dẫn ánh sáng laser thông qua đường hầm nhỏ đến nơi có sỏi.
Khi laser tiếp xúc với sỏi sẽ tạo ra nhiệt độ cao, phá vỡ sỏi thành các mảnh nhỏ. Sau đó, các mảnh sỏi này dễ dàng bị loại bỏ qua chính đường hầm nhỏ được tạo ra.
Tán sỏi tiết niệu bằng phương pháp nội soi laser qua da
Kỹ thuật thực hiện
- Bước 1: Người bệnh được gây mệ toàn thân và đặt vào tư thế tối ưu để tán sỏi một cách thuận tiện nhất, thường là tư thế nằm nghiêng về phía có viên sỏi cần tán.
- Bước 2: Bác sĩ sẽ sát trùng và tạo một đường rạch nhỏ trên da, thường khoảng 4-5mm ở khu vực hông lưng có viên sỏi. Qua đường rạch này, bác sĩ tạo một đường hầm nhỏ dẫn từ ngoài da đến thận dưới sự hướng dẫn của đầu dò siêu âm. Đường hầm này có đường kính nhỏ nhất để tiếp cận vị trí sỏi mà ít ảnh hưởng đến các mạch máu.
- Bước 3: Thông qua đường hầm nhỏ, bác sĩ đưa máy nội soi để xác định chính xác vị trí của viên sỏi. Từ hình ảnh thu được, bác sĩ sử dụng dây phát năng lượng laser để tán sỏi thành các mảnh nhỏ.
- Bước 4: Các mảnh sỏi vừa tán sẽ được hút dần dần thông qua đường hầm nhỏ cho tới khi thận sạch sỏi hoàn toàn.
- Bước 5: Cuối cùng, bác sĩ đặt một sonde JJ vào niệu quản của người bệnh và dẫn lưu đài bể thận qua da. Những ống này được theo dõi, kiểm tra và rút ra khi sức khỏe của người bệnh đã ổn định.
Toàn bộ quá trình tiếp cận sỏi, phá vỡ sỏi và đưa sỏi ra ngoài cơ thể chỉ diễn ra thông qua một đường hầm nhỏ kích thước dưới 5mm, giúp hạn chế tối đa biến chứng trong quá trình thực hiện.
Tán sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản ⅓ trên) bằng nội soi ống mềm
Phương pháp tán sỏi laser ống mềm vẫn ứng dụng chủ yếu công nghệ laser để phá hủy sỏi dựa nguyên tắc đưa ống mềm nội soi đi từ ngược dòng của ống mềm từ niệu đạo đến bàng quang, qua niệu quản và lên thận.
Kỹ thuật nội soi ngược dòng tán sỏi bằng ống mềm phát huy tối đa hiệu quả khi điều trị sỏi thận, sỏi bể thận nằm ở vị trí cao hoặc sỏi nằm ở các ngóc ngách ở thận mà ống nội soi dạng cứng hay bán cứng không thể chạm tới.
Kỹ thuật thực hiện
- Bước 1: Bệnh nhân được gây mê toàn thân nội khí quản, nằm theo tư thế sản khoa.
- Bước 2: Phẫu thuật viên đưa ống kính nội soi niệu quản vào bên trong hệ tiết niệu của bệnh nhân để rút rút Sonde JJ
- ( Trường hợp bệnh nhân đặt JJ để nong niệu quản trước 10-15 ngày).
- Bước 3: Khi rút JJ ra ngoài xong, các phẫu thuật viên đặt vỏ đỡ vào niệu quản bằng cách trượt đồng trục theo dây dẫn đường và gỡ dây ra.
- Bước 4: Phẫu thuật viên dùng ống kính nội soi mềm tìm và tiếp cận sỏi. Sau khi tiếp cận được sỏi, tiến hành đưa sợi quang của máy laser qua ống kính nội soi mềm để tán sỏi.
- Bước 5: Sau khi tán sỏi xong các phẫu thuật viên dùng dụng cụ bơm rửa hoặc dùng rọ gắp những mảnh vụn ra ngoài, sau đó đặt Sonde JJ và xông tiểu để dẫn lưu nước tiểu ra ngoài.
Tán sỏi tiết niệu laser ống mềm đòi hỏi phẫu thuật viên cần có sự tỉ mỉ, thao tác chính xác, cẩn trọng để năng lượng laser xử lý triệt để sỏi ở vị trí khó nhưng không làm tổn thương đến nhu mô thận.
Như vậy, đối với từng trường hợp bệnh nhân mắc sỏi tiết niệu khác nhau sẽ có phương pháp điều trị riêng để đạt hiệu quả cao nhất. Bệnh nhân không nên chủ quan về tình trạng bệnh của mình, trì hoãn việc điều trị dẫn đến tình trạng sỏi biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm đài bể thận, viêm hẹp cổ đài thận, viêm thận kẽ, ứ nước, ứ mủ thận, giãn đài bể thận, áp xe thận,...
Ngay khi có các biểu hiện như đau hông lưng, tiểu buốt, tiểu rắt, sốt cao,... mọi người nên đến các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa tiết niệu để kiểm tra và được tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Đặt lịch tư vấn, điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang cùng ThS.BS Đặng Văn Duy - chuyên gia 15 năm kinh nghiệm can thiệp tiết niệu:
Chuyên gia tán sỏi tiết niệu bệnh viện Hồng Ngọc
- Làm chủ cả 4 công nghệ tán sỏi tiết niệu tân tiến nhất: tán sỏi sóng xung kích, tán sỏi ngược dòng laser, tán sỏi laser qua da bằng đường hầm nhỏ, tán sỏi nội soi ống mềm laser.
- Được đào tạo chuyên sâu về can thiệp, phẫu thuật bệnh lý đường tiết niệu tại bệnh viện tuyến đầu như Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Việt Đức,...
- Liên tục tham gia đào tạo nâng cao tại Singapore, Hồng Kông, cập nhật những tiến bộ y khoa mới nhất về điều trị bệnh lý đường tiết niệu.
- Đã thực hiện thành công hàng trăm ca sỏi khó, giúp ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng cho bệnh nhân.
Thông tin liên hệ:
KHOA NGOẠI TỔNG HỢP – BỆNH VIỆN HỒNG NGỌC
– Địa chỉ: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình Hà Nội
– Hotline: 0912 002 131
**Lưu ý:
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi Fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.