Phẫu thuật lấy đường rò luân nhĩ: Khi nào cần thiết?

Phẫu thuật lấy đường rò luân nhĩ: Khi nào cần thiết?

10-08-2023
Sống khỏe

Rò luân nhĩ xảy ra ở khoảng 1% dân số và có thể phát triển tạo thành ổ áp xe gây đau đớn cho trẻ. Vậy thời điểm nào cần thiết phải phẫu thuật lấy đường rò luân nhĩ cho trẻ. Cùng theo dõi những thông tin dưới đây từ bệnh viện Hồng Ngọc.

Bệnh rò luân nhĩ có nguy hiểm không?

Rò luân nhĩ hay xoang trước não thất, u tiền não thất là một dị tật bẩm sinh tương đối thường gặp, được biểu hiện bằng lỗ rò nhỏ trước vành tai, đi sâu vào trong và bám vào sụn vành tai có thể xuất hiện ở một hoặc 2 bên tai của trẻ. Dị tật hình thành do sự kết hợp không hoàn chỉnh giữa cung mang thứ nhất và cung mang thứ hai để tạo ra tai ngoài, thường xuất hiện ở tuần thứ 6 của thai kỳ.

Nếu được chú ý vệ sinh sạch sẽ đúng cách, đường rò này hoàn toàn vô hại và không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Phẫu thuật lấy đường rò luân nhĩ - Dấu hiệu nhận biết Đường rò luân nhĩ xuất hiện ở 1% dân số

Bệnh rò luân nhĩ vốn được đánh giá là bệnh lý bẩm sinh lành tính. Tuy nhiên các chuyên gia về Tai Mũi Họng cho rằng cần chú ý nhiều hơn đến dị tật này, bởi nguy cơ tiềm ẩn đồng mắc các bệnh lý về thính giác, tim mạch.

Khi nào cần phẫu thuật lấy đường rò luân nhĩ?

Nếu đường rò luân nhĩ không xảy ra tình trạng nhiễm trùng, trẻ có thể chung sống với dị tật này cả đời mà không cần can thiệp. Bởi bản chất đường rò này là một ống được tạo thành bởi biểu mô có khả năng tiết chế dịch. 

Tuy nhiên, phẫu thuật lấy đường rò luân nhĩ được chỉ định thực hiện khi:

  • Rò luân nhĩ bị nhiễm trùng dẫn đến viêm mô tế bào, gây ra cảm giác ngứa, khó chịu, tiết ra chất bã đậu (do trẻ sờ gãi, bóp nặn), chảy dịch màu trắng, có mùi hôi.

  • Rò luân nhĩ phát triển phì to thành nang trở thành tình trạng áp xe hóa. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành một thủ thuật rạch ổ áp xe, đồng thời sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm và giảm đau. Sau khi tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát, quá trình phẫu thuật lấy đường rò luân nhĩ sẽ được tiến hành. Trong trường hợp các đường rò luân nhĩ ổn định, không có triệu chứng viêm nhiễm, có thể không cần thực hiện phẫu thuật.

Cần phẫu thuậy lấy đường rò luân nhĩ khi có dấu hiệu áp xe Cần phẫu thuậy lấy đường rò luân nhĩ khi có dấu hiệu áp xe

Tuy nhiên không nên chờ đến khi có triệu chứng viêm mới thực hiện phẫu thuật, vì tình trạng viêm nhiễm và áp xe hóa có thể làm phức tạp ca mổ. Đôi khi, phản ứng viêm có thể gây hại đến vành tai, gây tổn thương và teo vành tai.

Một số biến chứng có thể xảy ra sau quá trình phẫu thuật lấy đường rò luân nhĩ, như tổn thương động mạch thái dương nông, chảy máu sau mổ, nhiễm trùng vết mổ và viêm sụn vành tai. Mặc dù những biến chứng này thường không phổ biến, tuy nhiên, một số trường hợp cần phải thực hiện phẫu thuật lại.

Để biết chính xác tình trạng sức khỏe tai của mình hoặc người thân, bạn nên đến các cơ sở ý tế uy tín để kiểm tra và tham khảo ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ Tai Mũi Họng. Liên hệ đặt lịch khám cùng chuyên gia Tai Mũi Họng qua hotline 091.2002.131 – 0949.646.556 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY.

Quy trình phẫu thuật lấy đường rò luân nhĩ

Chuẩn bị trước phẫu thuật

Trước khi tiến hành phẫu thuật, trẻ sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát và kiểm tra thính lực để đảm bảo an toàn trong quá trình phẫu thuật.

Tiếp cận đường rò luân nhĩ

  • Bác sĩ tạo một đường rạch nhỏ xung quanh đường rò

  • Tiếp tục mở rộng đường rạch ra phía trên và phía sau vào rãnh sau màng cứng.

Bác sĩ sẽ tiến hành tạo một mũi khoan nhỏ tại khu vực đầu vành tai để tiếp cận đường rò luân nhĩ. Tiến trình này được thực hiện trong môi trường vệ sinh cao và với các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng.

Loại bỏ rò luân nhĩ

  • Bác sĩ xác định vùng thái dương tạo thành giới hạn giữa của phần bóc tách và thực hiện bóc tách.

  • Trong quá trình này, bác sĩ sẽ loại bỏ mô bề mặt của cân mạc thái dương cùng với rò luân nhĩ (xoang trước não thất). Bện cạnh đó, một phần sụn hoặc màng sụn của vòng xoắn ở đáy xoang cũng được cân nhắc cắt bỏ để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn biểu mô diễn ra thuận lợi.

Quy trình phẫu thuật lấy đường rò luân nhĩ Quy trình phẫu thuật lấy đường rò luân nhĩ

Đóng vết mổ

Sau khi loại bỏ đường rò luân nhĩ, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật đóng vết mổ chính xác để đảm bảo vết mổ lành mạnh và nhanh chóng. Kỹ thuật khâu trong da và chỉ Silk 3.0 thường được sử dụng đê rủ ngắn thời gian lành thương.

Hậu phẫu và phục hồi

Sau phẫu thuật, trẻ sẽ được theo dõi và chăm sóc trong phòng hậu phẫu. Bác sĩ sẽ cung cấp hướng dẫn về chăm sóc sau phẫu thuật và theo dõi sự phục hồi của trẻ trong thời gian tới.

Phẫu thuật rò luân nhĩ nằm viện bao lâu?

Tuỳ vào khả năng phục hồi của mỗi người và mức độ thành công của ca mổ mà thời gian nằm viện sau mổ rò luân nhĩ có thể dài hơn hoặc ngắn hơn.

Thông thường, bệnh nhân mổ tai bị rò luân nhĩ sẽ cần chăm sóc tại bệnh viện trong khoảng 3-4 ngày để hồi phục và theo dõi sau mổ. Sau khi cắt chỉ vết thương và tình hình sức khỏe đã ổn định thì bệnh nhân sẽ được xuất viện.

Phẫu thuật lấy đường rò luân nhĩ Phẫu thuật lấy đường rò luân nhĩ an toàn, diện tích bóc tách mô mềm tối thiểu

Chăm sóc sau phẫu thuật lấy đường rò luân nhĩ

  • Theo dõi vết mổ: Hãy theo dõi vết mổ hàng ngày để đảm bảo không có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, đỏ, mủ hay nhiệt độ tăng cao. Nếu phát hiện bất kỳ biểu hiện nào không bình thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn.

  • Giữ vùng phẫu thuật sạch sẽ: Dùng nước sạch để rửa vùng phẫu thuật hàng ngày. Hãy đảm bảo vùng này luôn khô ráo sau khi tắm.

  • Không để vùng phẫu thuật ẩm ướt: Tránh để vùng phẫu thuật tiếp xúc với nước, bùn đất hoặc các chất lỏng khác trong thời gian phục hồi.

  • Hạn chế tac động đến vùng phẫu thuật: Giữ cho trẻ không sờ, chạm vào vùng phẫu thuật để tránh nhiễm trùng sau mổ

  • Giữ trẻ khỏi các tác nhân gây kích ứng: Hạn chế tiếp xúc của trẻ với bụi bẩn, hóa chất hay các tác nhân gây kích ứng trong môi trường để đảm bảo vùng phẫu thuật không bị tổn thương.

Thông tin liên hệ:

KHOA TAI MŨI HỌNG – BỆNH VIỆN HỒNG NGỌC

– Địa chỉ:

Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

– Hotline: 091.2002.131 – 0949.646.556

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Cùng nâng cao kiến thức về bệnh lý tai mũi họng tại fanpage Khoa Tai Mũi Họng và PT Đầu cổ – BV Hồng Ngọc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay