Nội soi phế quản - phương pháp tầm soát sớm bệnh lý đường hô hấp

Nội soi phế quản - phương pháp tầm soát sớm bệnh lý đường hô hấp

01-07-2023
Sống khỏe
Hô Hấp

Việc phát hiện và chẩn đoán nguyên nhân sớm của các bệnh đường hô hấp mang lại lợi ích không ngờ. Người bệnh rút ngắn được thời gian điều trị, ngăn chặn nguy cơ tiến triển xấu của bệnh.

Phương pháp nội soi phế quản

Phế quản thuộc hệ hô hấp dưới, là ống dẫn khí nối tiếp phía dưới khí quản. Các ống dẫn khí sau đó phân nhánh để đi sâu vào phổi và tạo thành cây phế quản.

Nội soi phế quản là thủ thuật sử dụng ống soi mềm đưa qua mũi để chẩn đoán phần cuống phổi. Thông qua hình ảnh trực chiếu từ TV màu, bác sĩ sẽ phán đoán những bất thường bên trong để đi tới phương án điều trị thích hợp.

Quá trình nội soi phế quản được tiến hành tại phòng soi nội thường. Các bác sĩ có thể kết hơp khám tổn thương tại phế quản và thực hiện sinh thiết bệnh phẩm, tối ưu thời gian mà vẫn mang lại hiệu quả.

Bệnh nhân nội soi phế quản bằng ống mềm sẽ được gây tê để quá trình diễn ra nhanh chóng, không đau đớn, không khó chịu.

Nội soi phế quản thăm dò sâu các vấn đề bên trong đường dẫn khí

Mục đích của nội soi phế quản

Phương pháp giúp chẩn đoán kĩ lưỡng các bệnh lý về phổi để phát hiện sớm những vấn đề xảy đến ở phế quản, giúp hỗ trợ điều trị trong thời gian sớm nhất.

Các vấn đề được chẩn đoán thông qua nội soi phế quản:

  • Xẹp phổi

  • Ho ra máu

  • Dị vật đường thở

  • Khàn tiếng, nói giọng đôi

  • Bệnh phổi mô kẽ

  • Tràn khí màng phổi tái phát

  • Ho kéo dài trên 3 tuần không rõ nguyên nhân

  • Viêm phổi khó điều trị

  • Áp xe phổi, Tràn mủ màng phổi

  • Nghi U trung thất, Ung thư phế quản phổi

  • Tổn thương phổi chưa xác định nguyên nhân

  • Tràn dịch màng phổi mà không tìm thấy nguyên nhân

  • Nghi thủng thực quản rò sang khí phế quản, trung thất

  • Khó thở nghi do tổn thương khí phế quản không do Hen PQ

  • Đánh giá phế quản sau can thiệp

  • Đánh giá ống nội khí quản thanh môn sau khi đặt ống và khi rút Canul

Nội soi phế quản còn giúp các bác sĩ lấy mẫu sinh thiết để tiến hành kiểm tra chuyên sâu cho bệnh nhân.

Nội soi phế quản có đau không?

Đây là chủ đề được nhiều người bệnh quan tâm. Nội soi phế quản không đau đớn như mọi người tưởng tượng, bởi bệnh nhân được gây tê trong suốt quá trình thực hiện. Bệnh nhân còn có thể sử dụng thêm thuốc an thần trong các trường hợp đặc biệt.

Nội soi phế quản là một thủ thuật đơn giản, bệnh nhân có thể yên tâm thư giãn bởi can thiệp hoàn toàn nhẹ nhàng. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể gặp một số vấn đề sau thủ thuật:

  • Cảm giác đau họng, có thể ho ra máu (trường hợp làm sinh thiết).
  • Có trường hợp bệnh nhân bị sốt, khó thở do bị tràn khí màng phổi (trường hợp hiếm gặp).
  • Bệnh nhân không cần nhập viện mà có thể thực hiện ngay phương pháp nội soi phế quản.

Thời điểm người bệnh cần nội soi phế quản

Khi người bệnh gặp các triệu chứng bất thường, không thể chẩn đoán ra bệnh, hoặc cần chẩn đoán cận lâm sàng để chắc chắn hơn về bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi phế quản.

Người bệnh sẽ được chỉ định nội soi phế quản, khi mắc các trường hợp sau đây:

  • Nghi mắc viêm phổi kẽ

  • Bị tắc nghẽn đường thở

  • Dây âm thanh bị liệt cần quan sát

  • Ho kéo dài, ho ra máu chưa rõ nguyên nhân

  • Tắc nghẽn đường thở

  • Gặp tổn thương dạng đốm sau khi đối chiếu ở ảnh chụp X-quang

  • Mắc các bệnh viêm nhiễm như: lao, viêm phổi bởi nấm, vi trùng

  •  Bệnh nhân cũng cần nội soi phế quản khi cần phương án chẩn đoán và điều trị

  • Giải thoát các ổ mủ

  • Làm sinh thiết mô

  • Thực hiện bơm và rửa phổi

  • Hỗ trợ lấy mẫu đờm

  • Nghi vấn chảy máu bên trong và cần kiểm tra

  • Thực hiện điều trị bằng laser hoặc xạ trị khi điều trị u phế quản

  • Mở đường thở và đặt ống thông đường thở

  • Loại bỏ vật cản trở (máu, dịch tiết, chất nhầy) giúp đường thở thông thoáng

Quy trình thực hiện nội soi phế quản

Bệnh nhân thực hiện nội soi phế quản trong môi trường khép kín, vô trùng, đầy đủ trang thiết bị. Dưới đây là các bước thực hiện:

  • Bệnh nhân nằm trên giường, được hỗ trợ máy thở, kết nối máy đo nhịp tim, đo huyết áp,..

  • Thực hiện gây tê vào mũi, miệng. Cảm giác cay, nồng, đắng là điều bình thường khi thuốc tê có tác dụng.

  • Đưa ống soi theo trình tự: mũi họng, dây thanh âm và vào đường thở, đến phổi. Bác sĩ sẽ kết hợp xịt thêm thuốc tê, giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.

  • Quá trình nội soi bắt đầu khi bệnh nhân quen với ống dẫn nội soi mềm. Bệnh nhân cần hít thở bằng miệng và không được nói chuyện trong suốt quá trình nội soi.

  • Quá trình nội soi phế quản diễn ra trong 10 – 15 phút liên tục. Bác sĩ tiến hành soi chiếu, hội chẩn hoặc lấy mẫu sinh thiết song song trong quá trình nội soi.

  • Bác sĩ phán đoán các dấu hiệu tổn thương thông qua màn hình.

  • Kết thúc quá trình nội soi, bệnh nhân rời giường và nghỉ ngơi.

Bệnh nhân sẽ được nhận hình ảnh nội soi ngay khi kết thúc quá trình. Kết quả xét nghiệm sẽ có sau 3-7 ngày kể từ khi tiến hành nội soi phế quản.

noi-soi-phe-quan-2 Một ca nội soi phế quản tại Bệnh viện Hồng Ngọc

Cách chăm sóc sau nội soi phế quản

Bệnh nhân cần chú ý chăm sóc sau nội soi phế quản để tránh những ảnh hưởng không mong muốn. Người bệnh hãy lưu ý những điều sau:

  • Không ăn uống trong vòng 2 giờ: thời điểm thuốc tê vẫn còn hiệu lực. Bệnh nhân có thể sặc thức ăn khi ăn uống quá sớm.

  • Chú ý tới các vấn đề sau nội soi: bệnh nhân sẽ gặp những khó chịu nhất định sau nội soi như đau họng, đau ngực, khô họng hoặc ho ra máu (nếu thực hiện sinh thiết). Tình trạng tiểu khó có thể xảy ra ở bệnh nhân nam lớn tuổi.

  • Không được hút thuốc: việc hút thuốc sau nội soi phế quản làm tăng kích thước đường hô hấp, có ảnh hưởng xấu nên bệnh nhân tuyết đối ghi nhớ.

Với các dấu hiệu bất thường quá nặng, bệnh nhân cần thông báo tới cơ sở y tế gần nhất để tiến hành xét nghiệm bất thường. Nội soi phế quản sẽ giúp tầm soát các nguy cơ để có hướng điều trị sớm nhất.

Đăng ký nội soi phế quản qua hotline: 0947 616 006 

**Lưu ý:

 Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay