Nhịp nhanh kịch phát trên thất - Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Nhịp nhanh kịch phát trên thất - Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

20-11-2023
Sống khỏe

 

Nhịp nhanh kịch phát trên thất là một loại nhịp tim bất thường hoặc rối loạn nhịp tim. Xác định nguyên nhân cùng các yếu tố nguy cơ gây bệnh giúp đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Nhịp nhanh kịch phát trên thất là gì?

Nhịp nhanh kịch phát trên thất (PSVT) là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả một loại rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều) khiến nhịp tim nhanh hơn bình thường. Tim của bệnh nhân có thể đột nhiên đập nhanh hơn. Sau đó, đột nhiên đập chậm lại và đập ở mức bình thường.

Nhịp nhanh kịch phát trên thất là tình trạng bệnh khởi phát và kết thúc rất đột ngột. Bệnh lý này gây ra các vấn đề như: tim nhanh vào lại nút nhĩ thất, tim nhanh trên thất do vòng vào lại đường dẫn truyền phụ nhĩ that. Cụ thể, nhịp nhanh kịch phát trên thất gây ra các rối loạn như: cuồng nhĩ, rung nhĩ và nhịp tim nhanh,….

PSVT là kết quả của hoạt động điện bất thường bắt đầu ở tâm nhĩ. Nhịp nhanh kịch phát trên thất khiến tâm nhĩ co bóp rất nhanh và liên tục. Điều trị PSVT không phải lúc nào cũng cần thiết và tình trạng này thường không đe dọa đến tính mạng.

Nguyên nhân bị nhịp tim nhanh kịch phát trên thất

Phụ nữ có khả năng mắc nhịp nhanh kịch phát trên thất nhiều hơn nam giới, phổ biến ở độ tuổi từ 20 -30 tuổi. Các nguyên nhân gây nhịp nhanh kịch phát trên thất là:

Nhịp tim nhanh vào lại nút nhĩ thất (AVNRT)

Nó xảy ra khi có một con đường nhỏ bổ sung trong hoặc gần nút AV- gửi điện từ các buồng trên (tâm nhĩ) đến các buồng dưới (tâm thất). Một xung điện đi vào con đường này sẽ xoay tròn nhanh chóng, gây ra nhịp tim nhanh đột ngột ở cả tâm nhĩ và tâm thất.

Hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW)

 Hội chứng Wolff-Parkinson White gây ra tình trạng nhịp nhanh kịch phát trên thất

Xảy ra khi có thêm một sợi cơ nối giữa buồng trên và buồng dưới của tim. Sự hiện diện của đường phụ này có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim, được gọi là nhịp tim nhanh qua lại nhĩ thất (AVRT). Do nguy cơ tử vong đột ngột tăng lên, những người mắc hội chứng Wolff-Parkinson White được khuyên nên cắt bỏ ống thông để chữa bệnh .

Nhịp tim nhanh nhĩ

Nhịp tim nhanh nhĩ là nguyên nhân gây ra khoảng 5% PSVT. Nó xảy ra khi một xung điện phát ra nhanh từ một vị trí bên ngoài nút xoang và đi vòng quanh tâm nhĩ, thường là do đoản mạch.

Giống như các loại rối loạn nhịp tim khác, nhịp tim nhanh kịch phát trên thất có thể được di truyền. Nó cũng có thể phát triển do:

  • Tuổi.
  • Thiếu máu.
  • Mất nước và mệt mỏi.
  • Ăn đồ uống và thực phẩm có chứa caffeine. Thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường hoặc carbohydrate có thể khiến tim đập nhanh.
  • Các loại thuốc như thuốc thông mũi có chứa pseudoephedrine.
  • Đau tim, tổn thương do phẫu thuật tim trước đó.
  • Các bệnh lý về tim.
  • Huyết áp cao.
  • Căng thẳng.
  • Thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như những thay đổi xảy ra trong thời kỳ mãn kinh hoặc mang thai. 
  • Béo phì.
  • Hút thuốc, sử dụng chất kích thích.
  • Các vấn đề về cấu trúc tim.
  • Các vấn đề về tuyến giáp.

Để được tư vấn khám tim mạch, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:

Triệu chứng của nhịp nhanh kịch phát trên thất

Các triệu chứng của nhịp nhanh kịch phát trên thất thường bắt đầu và dừng đột ngột. Triệu chứng biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Bệnh nhân có thể cảm thấy tim đập nhanh sau khi tập thể dục, khi không ngủ đủ giấc hoặc khi đang bị căng thẳng quá mức. Các triệu chứng bao gồm: 

  • Nhịp tim nhanh, đều, thường là hơn 100 nhịp mỗi phút (BPM), nhưng có thể cao tới 250 nhịp mỗi phút. Trẻ em bị PSVT thường có nhịp tim cao hơn.
  • Run rẩy hoặc đập thình thịch ở ngực, mạch đập mạnh.
  • Thay đổi đột ngột nhịp tim.  

Khi bị nhịp nhanh kịch phát trên thất, bệnh nhân cũng có thể gặp phải:

  • Lo lắng và bối rối.
  • Đau vùng ngực, nhói/ tức ngực.
 Bệnh nhân cảm thấy đau nhói vùng ngực khi mắc nhịp nhanh kịch phát trên thất
  • Cảm thấy khó thở hoặc hụt ​​hơi.
  • Chóng mặt và choáng váng.
  • Ngất xỉu hoặc mất ý thức.
  • Mệt mỏi hoặc kiệt sức.
  • Buồn nôn.

Chẩn đoán nhịp nhanh kịch phát trên thất

 Bác sĩ khai thác tiền sử bệnh lý và lắng nghe tim ở các bệnh nhân bị nhịp nhanh kịch phát trên thất

Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ lắng nghe tim và chỉ định xét nghiệm máu. Xét nghiệm này nhằm tìm kiếm các vấn đề về tuyến giáp và các vấn đề khác trong máu.

Kiểm tra điện tâm đồ (EKG/ECG): Điện tâm đồ theo dõi nhịp tim bằng cách sử dụng các cảm biến gắn trên da. Nếu EKG không phát hiện ra nhịp tim không đều, bác sĩ có thể đề xuất máy theo dõi Holter. Bệnh nhân đeo thiết bị di động này trong ít nhất hai ngày, tối đa một tháng để ghi lại nhịp tim.

Điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất

Nhịp nhanh kịch phát trên thất có nguy hiểm không? Vấn đề này còn phụ thuộc vào sự xuất hiện của các triệu chứng. Nhịp nhanh kịch phát trên thất có thể không cần điều trị nếu nó chỉ xảy ra một lần và không gây ra triệu chứng. Bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân kiểm soát bằng cách nín thở, ho hoặc tạt nước đá vào mặt.

Trường hợp PSVT diễn biến nghiêm trọng, bệnh nhân cần có phác đồ điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất khẩn cấp.

Thuốc: Bệnh nhân phải dùng thuốc điều trị suốt đời.

Chuyển nhịp tim: Cú sốc nhẹ được thực hiện từ bên ngoài trong quá trình điều trị để thiết lập lại nhịp tim.

Máy tạo nhịp tim: Thường được sử dụng ở trẻ em khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Cắt bỏ qua ống thông: Nhịp nhanh kịch phát trên thất có thể chữa được bằng thủ thuật ít xâm lấn để làm tổn thương một phần mô gửi tín hiệu điện không đều từ tim.

Massage: Nhân viên trị liệu sử dụng áp lực nhẹ lên cổ để làm chậm nhịp tim.

Máy khử rung tim (ICD): Được cấy dưới da giúp ổn định nhịp tim.

Nhịp nhanh kịch phát trên thất có thể làm suy yếu cơ tim, nguy cơ mất ý thức, thậm chí ngừng tim đột ngột. Bệnh nhân mắc PSVT nên thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện lành mạnh để giảm thiểu các nguy cơ.

Thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả các vấn đề tim mạch như nhịp nhanh thất, nhịp nhanh kịch phát trên thất tại Chuyên khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.

Thông tin liên hệ:

Chuyên khoa Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

– Địa chỉ: 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

– Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0911 858 626

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay