Xuất huyết dạ dày là bệnh lý vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Cùng tim hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị để đối phó với căn bệnh nguy hiểm này.
Xuất huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày hay gọi đơn giản là chảy máu dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu, kéo theo hiện tượng nôn ra máu, đi ngoài ra máu ở người bệnh. Đây là một biến chứng cấp tính vô cùng nguy hiểm liên quan đến các bệnh lý về dạ dày.
Xuất huyết dạ dày là bệnh rất nguy hiểm bởi nó có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Hơn nữa, vết thương này thường là do hậu quả của viêm loét dạ dày gây ra nên việc cầm máu gặp nhiều khó khăn.
Nam giới là đối tượng mắc bệnh xuất huyết dạ dày nhiều hơn nữ giới. Nhóm tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao nằm trong khoảng 20 - 50 tuổi. Ngoài ra, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cũng mắc bệnh do vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh.
10 nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày không phải ai cũng biết
Bệnh xuất huyết dạ dày do nhiều nguyên nhân gây nên. Hãy cùng điểm mặt 10 nguyên nhân chính gây bệnh xuất huyết dạ dày để xây dựng biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Do viêm loét dạ dày tá tràng
Đây là nguyên nhân chính và phổ biến nhất gây chảy máu dạ dày. Nó chiếm hơn 40% các trường hợp mắc bệnh. Vết loét phát triển trên niêm mạc dạ dày và tá tràng không được điều trị lâu ngày sẽ dẫn đến chảy máu.
Lạm dụng rượu bia
Uống rượu bia nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và là nguyên nhân gây nên các bệnh lý về dạ dày, trong đó có xuất huyết dạ dày. Uống nhiều rượu bia khiến lớp niêm mạc của dạ dày tăng thẩm thấu và gây nên tình trạng chảy máu nếu không được điều trị sớm.
Chế độ ăn thiếu khoa học
Việc sử dụng nhiều đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ làm tăng kích thích và tác động lên dạ dày. Chúng kích thích các vết loét trên niêm mạc trở nên trầm trọng hơn và chảy máu.
Lạm dụng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh giúp điều tri một số bệnh lý nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, nó lại gây tác dụng phụ trực tiếp đối với dạ dày. Những loại thuốc chống viêm, giảm đau làm tổn thương dạ dày và dần dần gây viêm loét niêm mạc dẫn đến chảy máu dạ dày.
Do ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là một trong những nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày do nó làm lớp niêm mạc dạ dày suy yếu và dễ tổn thương, gây nên tình trạng chảy máu.
Do giãn mạch thực quản
Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị bệnh gan nghiêm trọng.
Hội chứng Mallory Weiss
Hội chứng này khiến cho niêm mạc dạ dày của người bệnh dễ bị tổn thương nghiêm trọng, từ đó gây ra tình trạng chảy máu dạ dày kèm theo tình trạng nôn ói nhiều.
Căng thẳng, stress kéo dài
Nếu rơi phải trạng thái căng thẳng, stress trong thời gian dài, người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi. Từ đó, làm dịch vị ở dạ dày tiết ra nhiều hơn và không thể kiểm soát được. Đây là nguyên nahan gây viêm loét niêm mạc dạ dày dẫn đến chảy máu.
Bệnh lý túi thừa
Túi thừa là các túi nhỏ, phình ra ở đường tiêu hóa. Các túi này nếu bị viêm hoặc nhiễm trùng sẽ có nguy cơ làm xuất hiện tình trạng xuất huyết dạ dày nếu chúng nằm ở bên trong dạ dày.
Bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột bao gồm viêm loát đại tràng, trực tràng, bệnh Crohn và niêm mạc của đường tiêu hóa, trong đó có dạ dày. Niêm mạc dạ dày bị viêm lâu ngày sẽ dẫn đến chảy máu.
Cẩn trọng với các dấu hiệu xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là bệnh lý tiêu hóa hết sức nguy hiểm nên cần được thăm khám và điều trị sớm. Nếu có các dấu hiệu xuất huyết dạ dày sau, bạn hãy đi gặp bác sĩ ngay:
Thay đổi sắc tố da: Khi bị xuất huyết dạ dày, quá trình tiêu hóa thức ăn và sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể đều bị ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, da tái xanh, nhợt nhạt…;
Buồn nôn, nôn ra máu: Đây là dấu hiệu xuất huyết dạ dày thường gặp nhất ở bệnh nhân dù ở giai đoạn nặng hay nhẹ. Người bệnh có thể nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu đen;
Đau vùng thượng vị: Những cơn đau có thể lan khắp bụng khiến bụng cứng lại, cơ thể mệt mỏi, toát mồ hôi. Đau nhiều khiến da mặt tái nhợt, nôn lần máu...;
Đi ngoài phân đen: Người bị xuất huyết dạ dày có thể đi ngoài lẫn máu hoặc đi ngoài phân đen, phân có màu sẫm;
Thiếu máu: Nếu đi ngoài ra máu hoặc nôn ra máu thường xuyên, trong khi cơ thể lại khó hấp thụ chất dinh dưỡng thì rất dễ dẫn đến tình trạng nôn ra máu. Thiếu máu có thể quan sát bằng một số biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, toát mồ hôi...
Nếu gặp bất cứ triệu chứng nào trong những triệu chứng nêu trên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả.
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không
Có thể khẳng định, xuất huyết dạ dày là một bệnh lý hết sức nguy hiểm không chỉ đối với hệ tiêu hóa mà có thể đe dọa đeến tính mạng của người bệnh.
Xuất huyết dạ dày là biến chứng nguy hiểm của một số bệnh lý liên quan đến dạ dày. Giai đoạn đầu, bệnh không gây nhiều biến đổi cho cơ thể nhưng nếu để lâu, bệnh lý này khiến cơ thể mệt mỏi và gặp nhiều biến chứng khác do tình trạng thiếu máu gây nên.
Nếu bị xuất huyết dạ dày nặng, lượng máu chảy ra nhiều và thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân hoa mắt, chóng mặt, chân tay lạnh toát, mạch yếu đi. Nếu không được xử trí sớm, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
Phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày
Ngay khi thấy cơ thể có những bất thường, bệnh nhân cần đi khám ngay để được chữa trị kịp thời.
Với những trường hợp xuất huyết dạ dày nhẹ, bệnh nhân thường được chỉ định điều trị bằng thuốc và sử dụng tại nhà.
Với những trường hợp nặng, người bệnh cần được cầm máu ngay để không làm mất lượng máu lớn, nhất là những trường hợp bị xuất huyết do vi khuẩn Hp gây nên. Sau khi cầm máu, bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm.
Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc và nên uống đủ liệu trình để bệnh được chữa trị đúng cách, đúng liều.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần kết hợp điều trị chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng khoa học để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
Biện pháp phòng ngừa xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là bệnh lý nguy hiểm nên cần phòng tránh ngay từ khi nó chưa xuất hiện để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Để phòng ngừa bệnh xuất huyết dạ dày hiệu quả cần thực hiện các nguyên tắc sau:
Ăn chín uống sôi, nên ăn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa;
Hạn chế thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ;
Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia, nước ngọt có ga;
Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm;
Tập thể dục thường xuyên, đều đặn để tăng sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch;
Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng, stress kéo dài;
Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc để cơ thể luôn khỏe mạnh;
Không nên ăn quá no hoặc để quá đói, không nên ngủ ngay sau khi ăn no;
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần và đến gặp bác sĩ ngay nếu có những biểu hiện bất thường.
Khách hàng có thể đăng ký khám các bệnh lý về Tiêu hóa tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.
Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016
Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn
Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:
https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc
Xuất huyết dạ dày là bệnh lý vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Cùng tim hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị để đối phó với căn bệnh nguy hiểm này.
Xuất huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày hay gọi đơn giản là chảy máu dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu, kéo theo hiện tượng nôn ra máu, đi ngoài ra máu ở người bệnh. Đây là một biến chứng cấp tính vô cùng nguy hiểm liên quan đến các bệnh lý về dạ dày.
Xuất huyết dạ dày là bệnh rất nguy hiểm bởi nó có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Hơn nữa, vết thương này thường là do hậu quả của viêm loét dạ dày gây ra nên việc cầm máu gặp nhiều khó khăn.
Nam giới là đối tượng mắc bệnh xuất huyết dạ dày nhiều hơn nữ giới. Nhóm tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao nằm trong khoảng 20 - 50 tuổi. Ngoài ra, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cũng mắc bệnh do vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh.
10 nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày không phải ai cũng biết
Bệnh xuất huyết dạ dày do nhiều nguyên nhân gây nên. Hãy cùng điểm mặt 10 nguyên nhân chính gây bệnh xuất huyết dạ dày để xây dựng biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Do viêm loét dạ dày tá tràng
Đây là nguyên nhân chính và phổ biến nhất gây chảy máu dạ dày. Nó chiếm hơn 40% các trường hợp mắc bệnh. Vết loét phát triển trên niêm mạc dạ dày và tá tràng không được điều trị lâu ngày sẽ dẫn đến chảy máu.
Lạm dụng rượu bia
Uống rượu bia nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và là nguyên nhân gây nên các bệnh lý về dạ dày, trong đó có xuất huyết dạ dày. Uống nhiều rượu bia khiến lớp niêm mạc của dạ dày tăng thẩm thấu và gây nên tình trạng chảy máu nếu không được điều trị sớm.
Chế độ ăn thiếu khoa học
Việc sử dụng nhiều đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ làm tăng kích thích và tác động lên dạ dày. Chúng kích thích các vết loét trên niêm mạc trở nên trầm trọng hơn và chảy máu.
Lạm dụng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh giúp điều tri một số bệnh lý nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, nó lại gây tác dụng phụ trực tiếp đối với dạ dày. Những loại thuốc chống viêm, giảm đau làm tổn thương dạ dày và dần dần gây viêm loét niêm mạc dẫn đến chảy máu dạ dày.
Do ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là một trong những nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày do nó làm lớp niêm mạc dạ dày suy yếu và dễ tổn thương, gây nên tình trạng chảy máu.
Do giãn mạch thực quản
Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị bệnh gan nghiêm trọng.
Hội chứng Mallory Weiss
Hội chứng này khiến cho niêm mạc dạ dày của người bệnh dễ bị tổn thương nghiêm trọng, từ đó gây ra tình trạng chảy máu dạ dày kèm theo tình trạng nôn ói nhiều.
Căng thẳng, stress kéo dài
Nếu rơi phải trạng thái căng thẳng, stress trong thời gian dài, người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi. Từ đó, làm dịch vị ở dạ dày tiết ra nhiều hơn và không thể kiểm soát được. Đây là nguyên nahan gây viêm loét niêm mạc dạ dày dẫn đến chảy máu.
Bệnh lý túi thừa
Túi thừa là các túi nhỏ, phình ra ở đường tiêu hóa. Các túi này nếu bị viêm hoặc nhiễm trùng sẽ có nguy cơ làm xuất hiện tình trạng xuất huyết dạ dày nếu chúng nằm ở bên trong dạ dày.
Bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột bao gồm viêm loát đại tràng, trực tràng, bệnh Crohn và niêm mạc của đường tiêu hóa, trong đó có dạ dày. Niêm mạc dạ dày bị viêm lâu ngày sẽ dẫn đến chảy máu.
Cẩn trọng với các dấu hiệu xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là bệnh lý tiêu hóa hết sức nguy hiểm nên cần được thăm khám và điều trị sớm. Nếu có các dấu hiệu xuất huyết dạ dày sau, bạn hãy đi gặp bác sĩ ngay:
Thay đổi sắc tố da: Khi bị xuất huyết dạ dày, quá trình tiêu hóa thức ăn và sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể đều bị ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, da tái xanh, nhợt nhạt…;
Buồn nôn, nôn ra máu: Đây là dấu hiệu xuất huyết dạ dày thường gặp nhất ở bệnh nhân dù ở giai đoạn nặng hay nhẹ. Người bệnh có thể nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu đen;
Đau vùng thượng vị: Những cơn đau có thể lan khắp bụng khiến bụng cứng lại, cơ thể mệt mỏi, toát mồ hôi. Đau nhiều khiến da mặt tái nhợt, nôn lần máu...;
Đi ngoài phân đen: Người bị xuất huyết dạ dày có thể đi ngoài lẫn máu hoặc đi ngoài phân đen, phân có màu sẫm;
Thiếu máu: Nếu đi ngoài ra máu hoặc nôn ra máu thường xuyên, trong khi cơ thể lại khó hấp thụ chất dinh dưỡng thì rất dễ dẫn đến tình trạng nôn ra máu. Thiếu máu có thể quan sát bằng một số biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, toát mồ hôi...
Nếu gặp bất cứ triệu chứng nào trong những triệu chứng nêu trên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả.
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không
Có thể khẳng định, xuất huyết dạ dày là một bệnh lý hết sức nguy hiểm không chỉ đối với hệ tiêu hóa mà có thể đe dọa đeến tính mạng của người bệnh.
Xuất huyết dạ dày là biến chứng nguy hiểm của một số bệnh lý liên quan đến dạ dày. Giai đoạn đầu, bệnh không gây nhiều biến đổi cho cơ thể nhưng nếu để lâu, bệnh lý này khiến cơ thể mệt mỏi và gặp nhiều biến chứng khác do tình trạng thiếu máu gây nên.
Nếu bị xuất huyết dạ dày nặng, lượng máu chảy ra nhiều và thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân hoa mắt, chóng mặt, chân tay lạnh toát, mạch yếu đi. Nếu không được xử trí sớm, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
Phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày
Ngay khi thấy cơ thể có những bất thường, bệnh nhân cần đi khám ngay để được chữa trị kịp thời.
Với những trường hợp xuất huyết dạ dày nhẹ, bệnh nhân thường được chỉ định điều trị bằng thuốc và sử dụng tại nhà.
Với những trường hợp nặng, người bệnh cần được cầm máu ngay để không làm mất lượng máu lớn, nhất là những trường hợp bị xuất huyết do vi khuẩn Hp gây nên. Sau khi cầm máu, bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm.
Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc và nên uống đủ liệu trình để bệnh được chữa trị đúng cách, đúng liều.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần kết hợp điều trị chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng khoa học để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
Biện pháp phòng ngừa xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là bệnh lý nguy hiểm nên cần phòng tránh ngay từ khi nó chưa xuất hiện để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Để phòng ngừa bệnh xuất huyết dạ dày hiệu quả cần thực hiện các nguyên tắc sau:
Ăn chín uống sôi, nên ăn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa;
Hạn chế thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ;
Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia, nước ngọt có ga;
Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm;
Tập thể dục thường xuyên, đều đặn để tăng sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch;
Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng, stress kéo dài;
Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc để cơ thể luôn khỏe mạnh;
Không nên ăn quá no hoặc để quá đói, không nên ngủ ngay sau khi ăn no;
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần và đến gặp bác sĩ ngay nếu có những biểu hiện bất thường.
Khách hàng có thể đăng ký khám các bệnh lý về Tiêu hóa tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.
Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016
Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn
Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:
https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc