Nguyên nhân gây loãng xương - Biết sớm, phòng ngừa tốt

Nguyên nhân gây loãng xương - Biết sớm, phòng ngừa tốt

15-12-2023

Loãng xương là bệnh lý ngày càng phổ biến và đang có nguy cơ trẻ hóa, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân gây loãng xương, phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, chặn đứng nguy cơ gãy, lún, xẹp xương.

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương là bệnh lý hay gặp nhất trong các bệnh lý về xương trên toàn thế giới. Nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới với tỷ lệ 3:1. Loãng xương gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm xương giòn, mỏng manh và dễ gãy hơn, kể cả khi không bị chấn thương. Trên 30 tuổi quá trình tạo xương bắt đầu suy giảm, quá trình hủy xương lại tăng lên, vì thế nguy cơ loãng xương cũng tăng cao. Tình trạng này còn gọi xốp xương, giòn xương hay loãng xương.

  Nguyên nhân gây loãng xương So sánh xương khỏe mạnh và loãng xương

Như vậy về cơ bản có thể hiểu, loãng xương là khi cấu trúc trong xương xuất hiện nhiều khoảng rỗng hơn khiến xương không còn chắc chắn, từ đó dễ gãy, lún, xẹp xương. Vậy nguyên nhân gây loãng xương là gì?

Nguyên nhân gây loãng xương

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng loãng xương ở đa dạng độ tuổi. Có thể là do di truyền hoặc do chế độ dinh dưỡng, tập luyện, sinh hoạt không hợp lý. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến loãng xương:

Nguyên nhân gây loãng xương không thể kiểm soát

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người có tiền sử loãng xương hoặc đang bị bệnh loãng xương thì nguy cơ lây bệnh do di truyền khá cao, khó tránh khỏi
  • Giới tính: Tỷ lệ nữ giới loãng xương cao hơn nam giới
  • Sắc tộc: Người da trắng và da vàng có nguy cơ loãng xương cao hơn người da đen

Nguyên nhân gây loãng xương có thể kiểm soát

  • Từng bị gãy xương

Gãy xương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc xương, làm giảm mật độ xương vì thế nguy cơ loãng xương gần và xung quanh vị trí gãy sẽ cao hơn.

Nguyên nhân gây loãng xương Gãy xương làm tăng nguy cơ loãng xương

  • Do thiếu hụt hormone

Hormone quan trọng có tác dụng bảo vệ xương khớp là hormone estrogen, những người có nồng độ estrogen thấp, đồng nghĩa với lớp bảo vệ xương khớp mỏng manh nên nguy cơ bị loãng xương sẽ cao hơn. Thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh hoặc trường hợp phải cắt bỏ cả 2 buồng trứng. Tuy nhiên, với những bạn nữ trẻ tuổi vẫn có trường hợp nồng độ estrogen thấp biểu hiện là kinh nguyệt không đều, do đó có khả năng bị loãng xương.  Đối với nam giới, hormone testosterone lại đảm nhiệm vai trò bảo vệ xương, vì thế nam giới có lượng hormone sinh dục thấp thì nguy cơ bị loãng xương cao hơn bình thường.

  • Chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng cần thiết cho xương phải kể đến là Canxi, ngoài ra là các loại vitamin và khoáng chất (vitamin D, vitamin B6, B12, vitamin K, magie, photpho,...). Nếu cơ thể thiếu hụt các chất này do chế độ dinh dưỡng hoặc cơ thể kém hấp thụ đều là nguyên nhân gây loãng xương. Không chỉ thiếu chất mà nếu thừa một số chất dinh dưỡng cũng ảnh hưởng trực tiếp tới mật độ xương: protein, rượu, cafe, chất kích thích,... làm giảm khả năng hấp thụ canxi của xương.

  • Bệnh lý gây loãng xương 

Một số bệnh lý là nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương thứ phát: - Các bệnh về tiêu hóa: Hệ tiêu hóa suy giảm làm cản trở quá trình hấp thụ canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác của cơ thể. Thiếu hụt các chất cần thiết ảnh hưởng tới việc tái tạo xương.  - Bệnh lý về thận: Suy thận làm mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương, từ đó gây rối loạn mật độ xương tăng nguy cơ loãng xương. - Các bệnh về tuyến giáp và cận giáp: Đặc điểm của 2 căn bệnh này là làm thay đổi lượng hormon trong cơ thể, gián tiếp làm xương bị yếu. Thậm chí, cường cận giáp làm cho cơ thể tạo ra nhiều hormon cận giáp dẫn tới mất xương.

  • Một số thuốc là nguyên nhân gây loãng xương

Nguyên nhân gây loãng xương Một số thuốc tiềm ẩn nguyên nhân gây loãng xương

 - Thuốc chống động kinh hoặc thuốc chống co giật. - Thuốc giảm axit dịch dạ dày có thành phần aluminum. - Prednisone - một loại corticosteroid có thể gây mất xương rất mạnh. - Hormon tuyến giáp: Những bệnh nhân bị suy giáp, cường giáp.

  • Chế độ luyện tập thể dục, thể thao

Nếu không thể dục, thể thao thường xuyên, mô cơ sẽ giảm linh hoạt, bị căng cứng tạo áp lực lên xương, nhất là cột sống. Vì thế, nguy cơ loãng xương cũng cao hơn bình thường.  Ngoài ra, nguyên nhân gây loãng xương cũng còn tiềm ẩn trong các sinh hoạt hàng ngày như: hút thuốc hoặc ngửi mùi thuốc lá nhiều. Theo một số nghiên cứu, hóa chất trong khói thuốc ngăn cản cơ thể hấp thụ canxi, làm giảm tác dụng của hormone estrogen trong cơ thể.

Những triệu chứng của bệnh loãng xương

Loãng xương thường âm thầm kéo dài từ 3-5 năm sau đó mới có triệu chứng rõ ràng. Ở giai đoạn đầu dù không có biểu hiện nhưng xương vẫn tự mất đi khoảng 30% khối lượng xương toàn cơ thể. Vì thế, để sớm phát hiện và phòng ngừa bệnh thì nên đi đo loãng xương định kỳ. Khi đã tới giai đoạn nặng hơn, có thể bắt đầu có các biểu hiện như: 

  • Đau nhức xương khớp

Đau nhức đa dạng tại các vùng xương khác nhau, đặc biệt ngón tay có cảm giác nhức mỏi rã rời từ đầu xương chạy dọc theo xương dài. Ngoài ra còn có cảm giác uể oải, tê buốt râm ran như con gì đó đang gặm nhấm trong xương.

  • Đau cột sống lưng

Đau ngang thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn. Đau dọc cột sống, kèm theo các cơn giật cơ mỗi khi thay đổi tư thế. 

Nguyên nhân gây loãng xương Đau nhức xương khớp là một trong những biểu hiện của loãng xương

  • Chiều cao cơ thể giảm dần

Một triệu chứng rõ ràng và có thể quan sát được khi mật độ xương giảm đi kéo theo thiếu hụt xương và giảm chiều cao cột sống. Khi nặng hơn sẽ thấy gù lưng và dáng đi khòm.

  • Xương giòn và dễ bị gãy

Biểu hiện của bệnh loãng xương ở mức độ nặng là gãy xương, xương rất giòn, có thể dễ dàng gãy chỉ cần một tác động nhỏ.

Phòng ngừa và kiểm soát tốt bệnh loãng xương

Loãng xương khá là nguy hiểm, tuy nhiên bạn vẫn có thể phòng ngừa và kiểm soát tốt tình trạng này nếu tuân thủ những điều sau:

  • Đo loãng xương định kỳ 6 tháng đến 1 năm 1 lần để sớm phát hiện bất thường của xương
  • Nếu xuất hiện một trong số các biểu hiện của loãng xương nên tới thăm khám với bác sĩ Cơ Xương Khớp, tránh tự ý sử dụng thuốc. 
  • Thường xuyên tập thể dục, thể thao, các bài tập chịu tải trọng và các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp theo ý kiến bác sĩ.
  • Bổ sung đủ canxi, vitamin D qua chế độ ăn uống lành mạnh, giàu thực phẩm có chứa canxi như: sữa, cá, đậu, và các loại rau lá xanh.
  • Đặc biệt, thuốc lá là nguyên nhân gây loãng xương và gây nhiều các bệnh lý khác nguy hiểm nên không hút thuốc sẽ giúp xương khớp chắc khỏe. 
  • Cẩn thận để không bị ngã: Chú ý quan sát và tránh các chướng ngại vật mà có thể khiến bạn bị té ngã.

Như vậy có rất nhiều nguyên nhân gây loãng xương. Hiểu và sống lành mạnh, thường xuyên thăm khám định kỳ sẽ giúp phòng ngừa, cải thiện loãng xương ngay từ những giai đoạn đầu. Nếu xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ loãng xương cần tới gặp bác sĩ sớm nhất.

Tại Hà Nội, Chuyên khoa Cơ xương khớp BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ khám và điều trị loãng xương uy tín, được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn:

- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn:

TS.BS Nguyễn Thị Ngọc có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị bảo tồn các bệnh lý xương khớp, tránh ảnh hưởng đến bệnh lý nền của bệnh nhân.

Cùng đội ngũ bác sĩ tay nghề cao khác như: Ths.BS Ngô Thị Trang, Ths. Hoàng Thị Phương Thảo, ThS.BS – Phan Thị Sinh,…

- Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu của Mỹ giúp việc chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả tốt nhất: Máy đo loãng xương Hologic (Mỹ) đạt chuẩn WHO, cho độ chính xác cao mà không phát tán phóng xạ nên rất an toàn.

Và còn nhiều các loại máy hiện đại khác như: máy X- Quang, máy siêu âm khớp Logiq P7, máy MRI SIGNA Prime,…

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: 

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại

Hỏi đáp Bác sĩ

Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay