Trĩ ngoại là căn bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại đa phần đến từ các thói quen trong cuộc sống hàng ngày. Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại sẽ giúp bạn dễ dàng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Vậy nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bệnh trĩ ngoại là gì?
Bệnh trĩ là bệnh do hệ tĩnh mạch do bị căng giãn quá mức dẫn đến sưng phồng, từ đó hình thành các búi trĩ tại vùng hậu môn - trực tràng. Khác với trĩ nội xảy ra ở trên đường lược hậu môn, khi búi trĩ xuất hiện ở phía dưới đường lược hậu môn – trực tràng gọi là trĩ ngoại.
Một số triệu chứng tiêu biểu của bệnh trĩ ngoại có thể kể đến như:
Đại tiện ra máu đỏ tươi, có thể nhỏ giọt hoặc phun thành tia
Cảm giác đau tức, mót rặn, ngứa ngáy ở hậu môn
Đau rát hậu môn trong và sau khi đi đại tiện, trong các trường hợp nặng hơn có thể bị đau rát hậu môn âm ỉ cả ngày, đặc biệt là khi ngồi
Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện
Trĩ ngoại không gây nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên người bệnh có thể gặp phải nhiều đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu, và các bất tiện khác trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.

Do bệnh xảy ra ở vị trí nhạy cảm nên nhiều người bệnh thường có xu hướng chịu đựng hoặc tự mua thuốc điều trị. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, nếu người bệnh chủ quan không điều trị trĩ ngoại kịp thời và dứt điểm, có thể dẫn đến hậu quả như thiếu máu, viêm nhiễm hậu môn, tắc mạch… ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, một số yếu tố thuận lợi góp phần gây ra bệnh trĩ ngoại có thể kể đến như:
Thói quen ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động: làm tăng áp lực ổ bụng khiến hệ tĩnh mạch khu vực xung quanh trực tràng bị giãn và trở nên sưng tấy, búi trĩ bắt đầu được hình thành và gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh mỗi khi đi đại tiện thậm chí cả khi ngồi.
Táo bón kéo dài: khiến cho khối cơ và tĩnh mạch ở hậu môn thường xuyên phải chịu áp lực do phân quá cứng khiến cơ, tĩnh mạch bị giãn phồng gây ra bệnh trĩ.
Chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn nhiều đạm, ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn ít rau xanh, chất xơ và uống ít nước sẽ làm tăng khả năng bị táo bón, tiêu chảy, bào mòn thành hậu môn và hình thành búi trĩ, từ đó tăng nguy cơ mắc trĩ ngoại
Uống nhiều bia, rượu, đồ uống có cồn: khiến cơ thể dễ mất nước, nong trong, làm rối loạn hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ bị táo bón… lâu ngày cũng sẽ khiến tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn ra, hình thành búi trĩ
Thói quen sinh hoạt không tốt: Những thói quen như ngồi trên bồn cầu quá lâu, không tập trung khi đi đại tiện như đọc báo, xem điện thoại…, rặn quá mạnh khi đi cầu… cũng là nguyên nhân khiến hệ tĩnh mạch hậu môn bị giãn phồng hết cỡ, gây ra trĩ ngoại.
Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh: Áp lực ổ bụng ở phụ nữ mang thai thường rất lớn, khiến cho hệ tĩnh mạch hậu môn thường xuyên bị căng phồng do áp lực của ổ bụng. Thêm vào đó, quá trình rặn đẻ khi sinh thường cũng làm tăng thêm áp lực lên ổ bụng đặc biệt là vùng tiểu khung, khiến cho búi trĩ dễ bị sa ra ngoài. Vì vậy, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn so với các đối tượng khác.

Tuổi tác: tuổi càng cao chức năng co bóp, bài tiết và hấp thu của ruột sẽ ngày càng yếu gây rối loạn đại tiện, trương lực cơ trơn đại tràng, cơ thắt hậu môn và dây chằng cũng bị suy giảm khiến hệ thống tĩnh mạch hậu môn, trực tràng bị suy yếu dẫn đến bệnh trĩ
Tăng áp lực trong khoang bụng: do mắc một số bệnh như: viêm phế quản mạn, giãn phế quản, suy tim… Điều này tác động làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở khu vực hậu môn - trực tràng, đặc biệt là trong lòng ống hậu môn khiến người bệnh dễ bị trĩ ngoại
Hội chứng ruột kích thích: khiến người bệnh có nhiều cơn đau quặn bụng, mót đại tiện thường xuyên hơn, rặn đại tiện nhiều hơn, làm tăng nguy cơ giãn nở tĩnh mạch đồng thời cũng tăng nguy cơ gây bệnh trĩ ngoại
Ngoài ra còn một số yếu tố khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị trĩ ngoại như, tình trạng béo phì, quan hệ tình dục đường hậu môn, tâm lý thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi…
Những đối tượng có nguy cơ bị trĩ cao
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại khá đa dạng. Vậy nên trĩ ngoại có thể xảy ra ở với tất cả mọi lứa tuổi, giới tính, phổ biến nhất là người từ 18 – 60 tuổi, trong đó, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới, đặc biệt là với những trường hợp sau:
Nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi nhiều
Tài xế lái xe, đặc biệt là lái xe đường dài
Người lao động nặng, thường xuyên mang vác vật nặng
Phụ nữ mang thai và sau sinh
Người bị táo bón/ tiêu chảy lâu ngày và thường xuyên
Phương pháp phòng tránh bệnh trĩ ngoại
Từ các yếu tố nguy cơ đã nêu ở trên, có thể thấy chủ yếu nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại xuất phát từ các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, mỗi người đều nên thực hiện những biện pháp phòng bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng, bao gồm:
Xây dựng chế độ ăn nhiều rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ như đậu đen, bí đỏ, súp lơ, các loại củ cải, rau cải, khoai tây, cà rốt, cam, chuối, dâu tây, bơ, táo…
bổ sung thực phẩm giàu collagen – cá hồi, ngừ, rong biển…
để giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hạn chế táo bón, phòng ngừa bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại. Đặc biệt,
phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý hơn trong việc ăn uống và sinh hoạt.
Hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, tránh lạm dụng rượu, bia, hút thuốc lá…
Uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày giúp thải độc và hạn chế tình trạng táo bón. Bên cạnh việc uống nước lọc, mọi người cũng có thể thay thế bằng nước ép hoa quả, nước ép rau củ, sinh tố hoa quả để bổ sung chất xơ bằng đường uống
Hạn chế ngồi làm việc quá lâu, nên đứng dậy đi lại 5 - 10 phút sau khi ngồi khoảng 1 giờ
Ngồi gối khoét lỗ khi làm việc lâu hoặc lái xe đường dài
Không ngồi lâu trên bồn cầu để đọc sách báo hay xem điện thoại, hạn chế rặn mạnh khi đại tiện
Đi đại tiện ngay khi có cảm giác “buồn”
Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, sử dụng các loại khăn giấy mềm để lau, tránh cọ xát gây xước vùng quanh hậu môn, sau khi đi đại tiện nên rửa sạch lại với nước muối ấm.
Tránh vận động mạnh, mang vác vật nặng gây áp lực lên vùng hậu môn, trực tràng.
Duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút - 1 giờ/ ngày như đi bộ, yoga, bơi lội… để kích thích nhu động ruột, giúp cho dòng máu lưu thông tốt, tránh áp lực dồn nén vùng hậu môn
Hạn chế mặc quần chật gây cọ xát vùng hậu môn
Chủ động điều trị sớm, tránh để tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài
Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt cần đến thăm khám ngay khi xuất hiện các vấn đề bất thường ở vùng hậu môn.
Đặc biệt đối với những bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ ngoại càng cần lưu ý đến các biện pháp phòng ngừa để ngăn tái phát. Bởi nếu không có chế độ dinh dưỡng, biện pháp ngăn chặn phòng ngừa hợp lý bệnh có nguy cơ tái phát trĩ rất cao.
Khám trĩ ngoại ở đâu tốt và an toàn?
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hội tụ đầy đủ đội ngũ bác sĩ, cùng hệ thống các phương tiện hiện đại, dần trở thành một địa chỉ uy tín được đông đảo bệnh nhân có nhu cầu khám và điều trị bệnh trĩ.

Bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Ngoại:
TTND. PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng – Nguyên Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn, BV Hữu Nghị Việt Đức, Phó Chủ tịch hội Hậu môn – Đại trực tràng Việt Nam, Hội viên Hội thầy thuốc điều trị các bệnh lý Đại trực tràng – Hậu môn của Cộng hoà Pháp;
TTUT. TS. BSCKII Phạm Văn Cường, gần 40 năm kinh nghiệm, hội viên Hội Phẫu thuật Nội soi và Ngoại khoa Việt Nam.
Điều trị TRĨ với chuyên gia để:
Chẩn đoán ĐÚNG: tránh nhầm lẫn với ung thư trực tràng, polyp, các bệnh lý khác vùng hậu môn
Điều trị ĐỦ: 50% ca bệnh có thể chỉ dùng thuốc kết hợp điều chỉnh ăn uống sinh hoạt, 45% can thiệp thủ thuật đơn giản
Can thiệp HIỆU QUẢ: ít tổn thương, phục hồi nhanh, rất ít biến chứng, tỉ lệ khỏi trên 95%
Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ:
Hotline đặt lịch thăm khám với chuyên gia: 0911 908 856
Hotline tư vấn phẫu thuật cắt trĩ: 0949 646 556
Đăng ký nhận thông tin và tư vấn tại:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
để biết thêm thông tin bổ ích khác.