Mất ngủ ở người cao tuổi tương đối phổ biến. Nó ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và có thể gây hại cho sức khỏe nếu kéo dài.
Hỏi:
Tôi năm nay 45 tuổi, thường hay mất ngủ, tôi xin hỏi đấy là biểu hiện của bệnh gì? Có cách nào điều trị chứng mất ngủ không?
(N.D.N – Hà Nội)
Trả lời: Hiện tượng mất ngủ ở người cao tuổi
Bản chất của giấc ngủ
Giấc ngủ là một trạng thái ức chế, nó có tác dụng bảo vệ vỏ não và do đó nó giúp cho cơ thể hòi phục sức lực. Trong giấc ngủ, quá trình đồng hoá chiếm ưu thế, nhờ đó mà tăng cường thu nạp các chất vào cơ thể nói chung và vào não nói riêng, giấc ngủ do đó giúp cơ thể phục hồi và tăng cường sức khoẻ bị hao tổn lúc thức và lúc lao động.
Trẻ em, người ốm, người mệt nhọc rất cần giấc ngủ đủ và yên tĩnh. Người ta còn có thể dùng giấc ngủ ngắn hoặc dài để điều trị một số bệnh.
Những nguyên nhân gây mất ngủ
Người lớn thông thường ngủ từ 7 đến 8 tiếng một ngày, trẻ em càng nhỏ càng ngủ nhiều, trẻ sơ sinh thậm chí ngủ đến 20 tiếng mỗi ngày. Một giấc ngủ tốt là một giấc ngủ không có tỉnh giấc giữa đêm, không có ác mộng, sau khi ngủ dậy cơ thể cảm thấy khoan khoái dễ chịu.
Dưới đây là những nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi:
Bệnh tâm thần kinh như: trầm cảm, tâm thần phân liệt, hưng cảm, sa sút tâm thần…;
Do stress;
Mất ngủ do thiểu năng tuần hoàn não: gặp trong bệnh thoái hoá đốt sống cổ, cao huyết áp, huyết áp thấp, bệnh tim, bệnh thận, mỡ máu cao…hay gặp tình trạng rất dễ ngủ, thậm chí ngủ gật vào ban ngày, chập tối. Đặc biệt dễ ngủ gật khi xem sách bão, xem tivi nhưng lại hoàn toàn khó ngủ vào ban đêm;
Do rối loạn nhịp sinh học và lịch thức ngủ: du lịch dài ngày, do lệch múi giờ (vừa di chuyển từ nước này sang nước khác thường mất ngủ trong vòng 1, 2 tuần đầu), do công việc phải làm đêm như làm ca, nghiên cứu, ôn thi vào bạn đêm...;
Mất ngủ do một số bệnh lý làm ảnh hưởng đến giấc ngủ như hội chứng chân không yên, viêm loét dạ dày thực quản có luồng trào ngược dạ dày thực quản, khó thở trong bệnh hen phế quản;
Mất ngủ do sử dụng thuốc: Nghiện rượu sẽ làm cho giấc ngủ ngắn, thuốc tránh thai, thuốc giảm béo, thuốc giúp hưng phấn thần kinh, vitamminC, và thậm chí là cả thuốc ngủ nếu dùng nhiều sẽ gây cho cơ thể “quen thuốc”;
Giải pháp phòng chống mất ngủ
Để phòng chứng mất ngủ ở người cao tuổi cần:
Trước tiên, cần điều trị những bệnh lý có liên quan, từ đó sẽ cải thiện được giấc ngủ;
Tránh căng thẳng thần kinh, loại bỏ stress là một yếu tố cần thiết cho mọi nguyên nhân gây mất ngủ;
Bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, phòng ngủ nên yên tĩnh, thoáng mát, tránh dùng những chất kích thích ;
Nên đi bộ hoặc vận động thể lực vừa sức để giúp giải toả căng thẳng, máu huyết lưu thông. Tắm nước ấm trước 20 phút trước khi đi ngủ;
Nên ăn những thức ăn tốt cho giấc ngủ như: mật ong, phấn hoa, nho, nhãn, chuối, đu đủ;
Có thể bật nhẹ đài, âm thanh của nó sẽ tạo tiếng động nhỏ và đều giúp ức chế vỏ não làm ngủ dễ hơn;
Nếu thấy khi nằm quá 30 phút mà không ngủ được, hãy dậy và đọc sách, báo, rửa mặt bằng nước lạnh và nên uống một cốc mật ong ấm, có thể ngủ lại được;
Không nên tự ý dùng thuốc an thần, gây ngủ khi chưa đi khám và tư vấn bởi bác sĩ.
Chúc bác mạnh khoẻ!
Có thể bạn quan tâm
Điều cần biết trong sinh hoạt hằng ngày của người cao tuổi
Người cao tuổi khám bệnh mãn tính tại nhà được tặng 1 năm phí khám tại viện
Táo bón ở người cao tuổi: Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị
** Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.