Câu hỏi:
Con gái tôi được 2 tuổi, cháu rất hay bị nôn, đặc biệt là sau khi ăn hay khi ăn cố thêm một vài thìa cháo. Xin hỏi quý báo, có cách gì hạn chế trẻ bị nôn không? (Nguyễn Thu Hòa - Lạng Sơn)
Trả lời về trẻ bị nôn trớ
Nôn trớ ở trẻ là hiện tượng thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đối với trẻ dưới 4 tuổi, khi bị nôn trớ có thể do trương lực cơ của thực quản - dạ dày trẻ còn yếu, chưa đủ sức co bóp để đẩy thức ăn vào ruột nên dễ nôn.
Có thể do trẻ bị viêm mũi, viêm VA, do trẻ không biết cách xì mũi nên các chất dịch tiết ở mũi - VA chảy xuống họng gây nôn.
Có trẻ do bị ép ăn những thức ăn không thích nên phản ứng bằng cách ọc thức ăn ra ngoài.
Ngoài ra, khi trẻ ăn quá no, nô nghịch hay khóc cười quá mức cũng có thể làm trẻ bị nôn sau khi ăn.
Do vậy, bạn nên tránh cho trẻ ăn quá no, chia nhỏ các bữa ăn của trẻ, sau khi ăn nên bế trẻ 10-15 phút và vỗ ợ hơi, có thể cho trẻ vận động nhẹ nhàng nhưng không nên chọc cho trẻ khóc hay cười, cần tránh các yếu tố làm tăng áp lực trong ổ bụng như táo bón, mặc quần áo quá chật, có thể dùng thêm các enzym tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ giúp trẻ tiêu hóa hết lượng thức ăn trong bụng, làm trống ống tiêu hóa cũng có thể hạn chế tình trạng nôn trớ.
Nếu bạn đã thực hiện những biện pháp như trên mà tình trạng nôn trớ của con không được cải thiện thì bạn nên đưa cháu đến chuyên khoa nhi để được thăm khám cụ thể và có biện pháp xử trí thích hợp, tránh cho trẻ tình trạng suy dinh dưỡng hay viêm mũi họng do nôn trớ
kéo dài.
Hy vọng bài viết trên đây phần nào cung cấp những thông tin cần tin cần thiết về vấn đề bạn đọc đang quan tâm.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Câu hỏi:
Con gái tôi được 2 tuổi, cháu rất hay bị nôn, đặc biệt là sau khi ăn hay khi ăn cố thêm một vài thìa cháo. Xin hỏi quý báo, có cách gì hạn chế trẻ bị nôn không? (Nguyễn Thu Hòa - Lạng Sơn)
Trả lời về trẻ bị nôn trớ
Nôn trớ ở trẻ là hiện tượng thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đối với trẻ dưới 4 tuổi, khi bị nôn trớ có thể do trương lực cơ của thực quản - dạ dày trẻ còn yếu, chưa đủ sức co bóp để đẩy thức ăn vào ruột nên dễ nôn.
Có thể do trẻ bị viêm mũi, viêm VA, do trẻ không biết cách xì mũi nên các chất dịch tiết ở mũi - VA chảy xuống họng gây nôn.
Có trẻ do bị ép ăn những thức ăn không thích nên phản ứng bằng cách ọc thức ăn ra ngoài.
Ngoài ra, khi trẻ ăn quá no, nô nghịch hay khóc cười quá mức cũng có thể làm trẻ bị nôn sau khi ăn.
Do vậy, bạn nên tránh cho trẻ ăn quá no, chia nhỏ các bữa ăn của trẻ, sau khi ăn nên bế trẻ 10-15 phút và vỗ ợ hơi, có thể cho trẻ vận động nhẹ nhàng nhưng không nên chọc cho trẻ khóc hay cười, cần tránh các yếu tố làm tăng áp lực trong ổ bụng như táo bón, mặc quần áo quá chật, có thể dùng thêm các enzym tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ giúp trẻ tiêu hóa hết lượng thức ăn trong bụng, làm trống ống tiêu hóa cũng có thể hạn chế tình trạng nôn trớ.
Nếu bạn đã thực hiện những biện pháp như trên mà tình trạng nôn trớ của con không được cải thiện thì bạn nên đưa cháu đến chuyên khoa nhi để được thăm khám cụ thể và có biện pháp xử trí thích hợp, tránh cho trẻ tình trạng suy dinh dưỡng hay viêm mũi họng do nôn trớ
kéo dài.
Hy vọng bài viết trên đây phần nào cung cấp những thông tin cần tin cần thiết về vấn đề bạn đọc đang quan tâm.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/