Hội chứng thận hư là một bất thường ở thận, nguyên nhân do tổn thương cầu thận gây nên. Bệnh lý này thường xảy ra ở trẻ em. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt thường ngày.
Hội chứng thận hư là bệnh gì?
Hội chứng thận hư là tình trạng cơ thể mất hơn 3g protein/ngày qua đường nước tiểu. Hội chứng này thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng, nhiễm độc hoặc do ảnh hưởng từ thuốc điều trị khiến cho màng lọc cầu thận bị tổn thương nên ảnh hưởng đến chức năng lọc.
Triệu chứng của hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư được chẩn đoán chính xác nhất qua xét nghiệm nước tiểu thấy xuất hiện nhiều protein. Bên cạnh đó, khi mắc bệnh sẽ có một số triệu chứng lâm sàng dưới đây:
Phù toàn thân, đầu tiên là ở mặt do tình trạng tích nước. Tình trạng phù thường xuất hiện rõ nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy với các đặc điểm phù mềm, trắng, ấn vào lõm, không đau…
Nước tiểu có bọt như xà phòng do nồng độ protein lớn.
Thường xuyên mệt mỏi, kém ăn, da xanh xao do protein trong máu thấp.
Tăng cân do lượng nước dư thừa không thoát ra được.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng thận hư
Nguyên nhân gây nên hội chứng thận hư là do màng lọc cầu thận bị tổn thương, viêm nhiễm. Chức năng của màng lọc cầu thận là lọc máu. Nếu màng lọc khỏe sẽ giữ lại protein trong máu. Khi màng lọc bị viêm, chức năng lọc máu không đảm bảo sẽ khiến protein đi qua màng lọc và vào nước tiểu để thoát ra ngoài.
Đa số các trường hợp mắc hội chứng thận hư là trẻ em và người trẻ, chủ yếu là không có nguyên nhân, còn được gọi là hội chứng thận hư nguyên phát.
Có một số yếu tố nguy cơ gây nên hội chứng thận hư gồm:
Mắc một số bệnh lý ảnh hưởng toàn thân như đái tháo đường, lupus…
Mắc bệnh nhiễm trùng như HIV, viêm gan B, C, sốt rét…
Sử dụng một số loại thuốc lâu dài như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid…
Mắc bệnh ung thư.
Có thể bạn quan tâm:
Hội chứng thận hư có nguy hiểm không?
Hội chứng thận hư nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng như:
Tắc mạch: Gồm tắc tĩnh mạch thận cấp hoặc mạn tính, tắc tĩnh mạch và động mạch ngoại vi, tắc mạch phổi…
Rối loạn điện giải.
Nhiễm khuẩn: Có thể là nhiễm khuẩn cấp hoặc mạn tính, thường gặp là viêm phúc mạc và viêm mô tế bào.
Suy thận cấp.
Suy thận mạn.
Suy dinh dưỡng do protein trong máu giảm, khiến người bệnh bị giảm cân, mệt mỏi hoặc tăng cân do tăng thể tích nước.
Phương pháp chẩn đoán hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư có thể được chẩn đoán qua các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, để kết luận chính xác nhất tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm.
Xét nghiệm nước tiểu: giúp xác định protein niệu. Thông thường, lượng protein qua nước tiểu dưới 150mg/ngày. Ở bệnh nhân hội chứng thận hư, lượng protein trong nước tiểu tăng lên hơn 3g/ngày.
Xét nghiệm máu: giúp đánh giá mức độ và biến chứng của bệnh cũng như đánh giá các biến chứng.
Sinh thiết thận: Một mẫu mô nhỏ ở thận được quan sát dưới kính hiển vi giúp phát hiện tổn thương và tình trạng bệnh ở thận.
Phương pháp điều trị hội chứng thận hư
Nguyên tắc trong điều trị hội chứng thận hư là điều trị đặc hiệu và điều trị triệu chứng.
Điều trị đặc hiệu
Thường sử dụng liệu pháp corticoid để giảm tình trạng tiểu niệu. Tùy vào mức độ bệnh cũng như khả năng tái phát, bác sĩ sẽ kê liều và kết hợp với các loại thuốc phù hợp với từng bệnh nhân.
Điều trị triệu chứng
Giảm phù: Bệnh nhân cần tuân thủ ăn nhạt, mỗi ngày chỉ ăn 4 - 6g natri. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc lợi tiểu theo chỉ định của bác sĩ.
Bù lại protein cho cơ thể bằng cách tăng bổ sung thực phẩm giàu protein như thịt nạc, truyền albumin nếu xét nghiệm albumin máu dưới 10g/l.
Sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp nếu có nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, người bệnh được kê thêm canxi, vitamin D2, các yếu tố vi lượng để hạn chế tác dụng phụ của corticoid và ngăn ngừa hậu quả do protein niệu.
Việc điều trị hội chứng thận hư cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ và thăm khám định kỳ. Việc lựa chọn địa chỉ khám và điều trị hội chứng thận hư cũng rất quan trọng để giúp phát hiện chính xác tình trạng bệnh và được các chuyên gia tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất.
Tại Hà Nội, chuyên khoa Thận tiết niệu – BV Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý về thận tiết niệu uy tín, được đông đảo người dân Thủ đô đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn chất lượng dịch vụ.
Khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao: TS.BS Nguyễn Thị Thu Hải – 30 năm kinh nghiệm tại Trung tâm Thận tiết niệu và lọc máu BV Bạch Mai
Đáp ứng được trọn gói quy trình chẩn đoán và điều trị các bệnh cấp tính, mạn tính về thận tiết niệu
Trải nghiệm không gian thăm khám và điều trị tiêu chuẩn bệnh viện – khách sạn 5*:
+ Không gian bệnh viện rộng thoáng, hạn chế chờ đợi
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
+ Phòng lưu viện tiện nghi, sạch sẽ, thoải mái
+ Khám tất cả các ngày trong tuần, không phụ phí
+ Miễn phí buffet sau khám tại nhà hàng ngay trong bệnh viện.
Đăng ký khám Thận tiết niệu tại đây:
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc hội chứng thận hư
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với bệnh nhân hội chứng thận hư vì nó có thể giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh nếu ăn uống đúng cách. Khi xây dựng chế độ cho người bị hội chứng thận hư, cần lưu ý:
Hạn chế nước nếu đang gặp tình trạng phù.
Giảm natri để cải thiện tình trạng phù và tăng huyết áp.
Hạn chế kali, phốt pho nhất là đối với các trường hợp bị suy thận do hội chứng thận hư.
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein để bù lại lượng protein đã mất qua nước tiểu. Thực phẩm giàu protein gồm: thịt nạc, cá, tôm, các loại đậu, trứng…
Giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu bằng cách giảm ăn nội tạng động vật, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, hãy ăn nhiều trái cây, rau xanh giàu chất xơ.
Không ăn thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh như mỡ động vật, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh….
Tuân thủ các nguyên tắc trên sẽ giúp kiểm soát tốt và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.