Nên làm gì khi bị động thai?

Nên làm gì khi bị động thai?

15-06-2020
Sống khỏe

Hành trình mang thai luôn đem lại cho mẹ nhiều cảm xúc ngọt ngào. Song bên cạnh đó, có nhiều nguy cơ tiềm ẩn khiến mẹ luôn phải lo lắng cho thai nhi. Một trong số đó là hiện tượng động thai, nếu không xử lý kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của em bé.

Động thai là gì? Phân biệt động thai với sảy thai

Động thai và sảy thai là hai tai biến sản khoa hết sức nguy hiểm. Tuy nhiên, hai hiện tượng này có biểu hiện gần giống nhau nên rất dễ bị nhầm lẫn. Để biết được chính xác mình đang gặp phải sự cố gì, mẹ bầu có thể dựa vào một vài điểm sau.

Động thai là gì?

Động thai là một dấu hiệu điển hình của tình trạng dọa sảy, đe dọa đến tính mạng của thai nhi bên trong bụng mẹ với sự xuất hiện của một ít máu có màu đỏ hoặc màu đen, lẫn dịch nhầy kèm theo tình trạng mỏi vai, đau bụng, bụng dưới trương lên.

Động thai thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Nó có thể xuất hiện không rõ nguyên nhân hoặc do một vài bất cẩn của mẹ trong ăn uống, vận động. 

Khi bị động thai, thai nhi vẫn còn sống. Cổ tử cung lúc này vẫn đóng kín hoặc mở nhưng thai nhi vẫn chưa bị sổ ra ngoài mà nằm trong buồng tử cung.

Động thai là gì Động thai là biến chứng sản khoa nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của thai nhi

Sảy thai là gì?

Là tình trạng thai nhi đã chết khi còn ở trong bụng mẹ. Có 2 trường hợp sảy thai gồm:

  • Sảy thai hoàn toàn: Thai nhi chết, gây ra những cơn đau quặn bụng và mẹ bị xuất huyết âm đạo. Sau đó, toàn bộ thai nhi và nhau thai sẽ xổ ra một lúc và cơn đau quặn cũng hết. Tuy nhiên, máu vẫn rò rỉ nhiều ngày sau đó.

  • Sảy thai không hoàn toàn: Là tình trạng thai nhi chết xong xổ ra ngoài nhưng vẫn còn sót một phần của thai và nhau thai trong tử cung. Các cơn đau quặn bụng giảm nhưng vẫn còn kéo dài, máu liên tục ra, thậm chí băng huyết.

Dù là sảy thai hay động thai thì đây cũng là hai tai biến sản khoa nghiêm trọng. Mẹ nên giữ gìn cẩn thận và chú ý đến mọi chế độ sinh hoạt, ăn uống của mình để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra.

Nguyên nhân gây động thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến động thai như: Trứng đã thụ tinh bị teo lại; thai trùm; bệnh về máu; bệnh về tử cung (viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, ung thư cổ tử cung, tử cung co rút khác thường); thể chất, khí huyết của thai phụ bị suy nhược; làm việc quá sức, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, ăn uống thiếu dưỡng chất, sử dụng rượu bia, thuốc lá và đồ uống có cồn.

Ngoài ra còn có thể do sự bất thường về nhiễm sắc thể và mẹ mắc một số bệnh như: sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết. Thêm vào đó, thai nhi phát triển không khỏe cũng là nguyên nhân của hiện tượng này. 

Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến hiện tượng động thai. Chúng bao gồm: người mẹ mang thai khi nhiều tuổi, mẹ mắc một số bệnh cao huyết áp, tiểu đường, bệnh lây qua đường tình dục… Đặc biệt, khi chịu tác động mạnh từ bên ngoài như ngã xe, va vấp vào đồ vật cứng cũng gây nên hiện tượng đồng thai.

Cách nhận biết hiện tượng động thai

Khi thai phụ thấy cơ thể có các biểu hiện khác thường, đặc biệt là tình trạng đau bụng âm ỉ hoặc đau thành cơn liên tục. Ngoài ra, có thể kèm theo các dấu hiệu khác như: cảm giác hơi đau tức ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng, có thể có ít dịch màu hồng nhạt hoặc vài giọt máu chảy ra ở âm đạo… Nếu xuất hiện những biểu hiện này thì hãy nghĩ đến tình trạng động thai để phát hiện sớm và có biện pháp an thai kịp thời. 

Cách nhận biết hiện tượng động thai Động thai có biểu hiện bằng những cơn đau quặn bụng và chảy máu bất thường

Ngay khi thấy những bất thường này cần đi khám bác sĩ ngay, không được chần chừ vì chỉ cần chậm vài phút, tính mạng của thai nhi có thể bị đe dọa.

Cần làm gì khi bị động thai?

Hiện nay, không có cách xử lý nào được xem là tốt nhất giúp mẹ khắc phục tình trạng động thai. Tuy nhiên, khi có những biểu hiện bất thường, mẹ nên nghỉ ngơi và đi khám thai để được bác sĩ tư vấn những cách xử lý hiệu quả. Bác sĩ có thể kê cho mẹ thuốc chống co thắt tử cung hoặc khâu vòng tử cung để bảo vệ thai nhi nằm im trong bụng mẹ trước khi chào đời.

Nếu thấy đau bụng, mẹ không được dùng tay xoa bụng vì động tác này có thể kích thích tử cung co thắt, tăng nguy cơ đẩy thai nhi ra ngoài gây sảy thai hoặc sinh non. Đặc biệt, hãy uống thuốc theo đúng đơn mà bác sĩ kê, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng.

Khi bị động thai, mẹ cũng cần chú trọng vào chế độ ăn uống để giúp an thai và cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Hãy bổ sung thêm các thực phẩm dễ tiêu hóa vào bữa ăn hằng ngày, ăn nhiều trái cây, rau xanh. Hạn chế tối đa đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

Một lưu ý quan trọng nữa là nếu đã từng bị động thai, tuyệt đối bà bầu không được quan hệ vợ chồng vì nó tạo hưng phấn kích thích cổ tử cung co bóp và có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Mẹ cũng nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, kiểm tra âm đạo thường xuyên để phát hiện bất thường kịp thời nhằm đưa ra giải pháp xử lý phù hợp.

Bị động thai nên ăn gì để an thai?

Trong suốt thai kỳ mẹ nên bổ sung những thực phẩm có tác dụng dưỡng thai. Nhất là khi bị động thai thì vấn đề này càng cần phải được chú trọng. 

Có rất nhiều thực phẩm có tác dụng dưỡng thai tốt mà lại dễ làm, mẹ bầu có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày.

Cháo cá chép

Đây là món ăn được nhắc đến đầu tiên trong danh sách những thực phẩm có tác dụng an thai. Cách chế biến khá đơn giản.

Bị động thai nên ăn gì để an thai? Cháo cá chép là món ăn giúp an thai rất tốt

Chuẩn bị: 1 con cá chép khoảng 500g, 100g gạo nếp, hành hoa và gia vị khác.

Chế biến:

  • Cá chép sau khi làm thịt, rửa sạch thì cho cả con cùng gạo nếp vào nấu sôi với 500ml nước

  • Sau khi sôi một lúc, vớt cá ra và tiếp tục đun cho gạo nhừ

  • Gỡ thịt cá rồi xé nhỏ sau đó phi hành, gừng thơm lên rồi cho cá vào đảo qua, nêm nếm gia vị vừa ăn

  • Cho phần thịt cá vừa xào qua vào nồi cháo, đun sôi rồi tắt bếp

  • Cho hành hoa hoặc rau thêm tùy theo sở thích của mẹ vào là có thể ăn được

Món cháo cá chép là một món giàu dinh dưỡng, thơm ngon, dễ ăn lại giúp an thai rất tốt. Mẹ có thể ăn thường xuyên món này trong suốt thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu.

Cháo đậu đen gạo nếp

Món ăn này chế biến khá dễ và cũng dễ ăn nên mẹ bầu có thể thử.

Chuẩn bị: Khoảng 100g gạo nếp và 30g đỗ đen

Chế biến:

  • Mẹ chỉ cần rửa sạch gạo nếp và đỗ đen sau đó cho vào nồi với khoảng 1 lít nước, đun sôi đến khi nhừ là có thể ăn được. Mẹ có thể nêm thêm đường hoặc muối tùy khẩu vị của mình để dễ ăn hơn.

Cháo gà gạo nếp

Một món ăn nhiều dinh dưỡng, có tác dụng an thai tốt mà mẹ bầu không nên bỏ qua.

Chuẩn bị: gà 1 con, một ít gạo nếp, hành hoa và gia vị khác.

Chế biến:

  • Gà sau khi làm thịt, rửa sạch thì chặt nhỏ cho vào nồi đun với gạo nếp cho đến khi nhừ, nêm nếm gia vị thì múc ra bát, cho hành hoa vào là có thể ăn được. 

  • Một cách khác mẹ có thể để nguyên con gà, nấu sôi một lúc thì vớt ra, xé thịt riêng và băm nhỏ. Sau đó, đem xào thịt với hành khô, gia vị vừa đủ rồi cho vào nồi cháo đã nhừ, khuấy đều là có thể ăn được.

Cháo đậu đen dây tơ hồng

Người thành phố có thể xa lạ với món này nhưng ở quê dây tơ hồng nhiều nên mẹ có thể dùng để nấu cháo ăn giúp dưỡng thai hiệu quả.

Chuẩn bị: 50g đậu đen, 30g dây tơ hồng và 100 gạo nếp cùng gia vị tùy khẩu vị

Chế biến:

  • Dây tơ hồng cho vào một túi vải sạch để nấu lấy nước

  • Cho dây tơ hồng, đỗ đen và gạo nếp vào nấu cho đến khi nhừ

  • Nêm nếm gia vị vừa miệng là có thể ăn được

Món ăn này không chỉ giúp điều hòa khí huyết mà còn cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.

Ngoài những món ăn trên, mẹ có thể tham khảo thêm cách làm các món khác như: cháo bí ngô, nước lá sen, nước hạt sen trần tía tô… Những món ăn này khá dễ ăn lại có tác dụng dưỡng thai nên rất tốt cho những thai phụ đã từng bị động thai. Mẹ nên thường xuyên ăn chúng để bảo vệ thai nhi luôn khỏe mạnh cho đến khi chào đời.

Động thai Khi có những biểu hiện bất thường mẹ bầu cần đi khám ngay để bảo vệ thai nhi

Biện pháp phòng tránh động thai

Hiện tượng động thai rất nguy hiểm và có thể đe dọa trực tiếp đến sự sống của thai nhi. Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu mang thai, mẹ nên tìm hiểu thật kỹ những biện pháp có tác dụng phòng tránh động thai để có được một thai kỳ khỏe mạnh.

– Luôn giữ cho tư tưởng, tâm lý thực sự thoải mái. Tránh căng thẳng, stress quá nhiều.

– Ăn uống đủ chất, nhất là chất đạm (như thịt, cá, trứng, sữa, đậu), hoa quả, rau tươi… trong suốt quá trình mang thai. Nghỉ ngơi hợp lý, không thức quá khuya.

– Tránh lao động nặng và giao hợp nhiều trong những tháng đầu và tháng cuối mang thai.

– Luyện tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khoẻ.

– Không hút thuốc lá và uống các đồ uống không tốt cho sự phát triển của thai như: bia, rượu, cafe…

Khám thai định kỳ là giải pháp hữu hiệu nhất để theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé.

Mẹ bầu nên khám thai ở đâu?

Trong suốt thai kỳ, mẹ nên chọn lựa địa chỉ khám thai uy tín, chất lượng để luôn được theo dõi sức khỏe chặt chẽ, phát hiện sớm các hiện tượng cảnh báo nguy hiểm và khắc phục kịp thời. Hiện nay, khoa Sản bệnh viện Hồng Ngọc đang là địa chỉ khám, siêu âm và chăm sóc thai kỳ được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn.

Khoa Sản Phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện tuyến đầu trong nước chắc chắn sẽ giúp mẹ được an tâm khi đi thăm khám. 

Bên cạnh đó, Hồng Ngọc được xây dựng theo mô hình "bệnh viện - khách sạn" với cơ sở vật chất khang trang, cùng các dịch vụ tiện ích, phòng nội trú tiêu chuẩn, không gian xanh ngập tràn ánh sáng, mang đến cho mẹ bầu sự thư thái, thoải mái.

Để đặt lịch khám thai tại Bệnh viện Hồng Ngọc, mẹ vui lòng đăng ký tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay