Đau thần kinh tọa được mô tả là các cơn đau khó chịu từ thắt lưng xuống mông, đùi, cẳng chân đến ngón chân, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để điều trị đau thần kinh tọa? Cùng Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa đặc trưng bởi các cơn đau chạy dọc dây thần kinh tọa, từ cột sống thắt lưng xuống mông, đùi, cẳng chân, thậm chí là bàn chân, ngón chân.
Triệu chứng đau thần kinh tọa ban đầu chỉ là những cơn đau mỏi nhẹ nhưng lâu dần, bệnh tiến triển và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt. Việc phát hiện sớm và chẩn đoán đúng sẽ giúp quá trình điều trị đau thần kinh tọa đạt hiệu quả tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa có thể gặp ở cả người trẻ và người già bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đa phần đến từ bệnh thoái hóa đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng, trượt đốt sống.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Khoảng 90% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sẽ bị đau thần kinh tọa, thường gặp ở người làm công việc mang vác nặng, tác động mạnh đến cột sống gây thoát vị đĩa đệm.
Thoái hóa đĩa đệm, cột sống thắt lưng: Phổ biến ở người lớn tuổi theo quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, những người trẻ có tư thế làm việc không đúng, hoặc ngồi lâu một tư thế cũng khiến cột sống và đĩa đệm nhanh bị thoái hóa.
Trượt đốt sống thắt lưng: Thoái hóa hoặc chấn thương cột sống gây chèn ép rễ thần kinh tọa, gây ra cơn đau lan từ thắt lưng xuống một hoặc hai chân.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác ít gặp hơn gây đau thần kinh tọa như viêm đĩa đệm đốt sống, chấn thương, tổn thương thân đốt sống, mang thai…
Chẩn đoán đau thần kinh tọa
Chẩn đoán lâm sàng
- Các cơn đau dọc đường đi dây thần kinh tọa, xuất phát từ vùng cột sống thắt lưng lan dần tới mông, mặt ngoài đùi, cẳng chân, mắt cá chân và ngón chân. Tùy vị trí tổn thương mà cơn đau thần kinh tọa có biểu hiện lâm sàng khác nhau.
Tổn thương rễ L4: Đau từ cột sống thắt lưng đến khoeo chân
Tổn thương rễ L5: Đau từ cột sống thắt lưng lan tới mu bàn chân đến hết ở ngón chân cái hoặc đau lan tới lòng bàn chân đến hết ở ngón chân út.
Tổn thương rễ S1: Đau từ cột sống thắt lưng lan ra phía sau mông và phía ngoài bàn chân.
Một số trường hợp không xuất hiện cơn đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân.
- Đau thần kinh tọa có thể liên tục hoặc từng cơn; đau nhói khi giậm chân mạnh; đau khi đi lại hoặc vận động mạnh, giảm dần khi nghỉ ngơi; đau tăng lên khi ngồi xe qua đoạn đường xóc… Trong trường hợp dây thần kinh tọa bị chèn ép, bệnh nhân có thể đối mặt với cơn đau tăng lên khi ho, rặn hoặc hắt hơi.
- Giai đoạn muộn bệnh nhân có thể teo cơ tứ đầu đùi, co cứng cơ cạnh cột sống, bất thường về tư thế, hạn chế vận động.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Xét nghiệm bilan viêm: Loại trừ các bệnh viêm nhiễm, ác tính
Chụp X-quang: Loại trừ một số bệnh như viêm đĩa đệm đốt sống, hủy đốt sống do ung thư…
Chụp cộng hưởng từ MRI: Xác định chính xác mức độ thoát vị đĩa đệm, vị trí khối thoát vị, các tổn thương cấu trúc hoặc một số bệnh khác như viêm đĩa đệm đốt sống, khối u… Bác sĩ có thể chỉ định chụp CT-scan trong trường hợp không có điều kiện chụp cộng hưởng từ.
Điện cơ: Phát hiện và đánh giá các tổn thương rễ thần kinh.
Chẩn đoán phân biệt
Các triệu chứng đau thần kinh tọa khá giống với dấu hiệu của một số bệnh do viêm hoặc thần kinh khác. Vì vậy, trong chẩn đoán đau thần kinh tọa, bác sĩ cần chẩn đoán phân biệt với đau khớp háng do viêm, chấn thương, thoái hóa, hoại tử; viêm khớp cùng chậu, áp xe, viêm cơ thắt lưng chậu hoặc đau thần kinh đùi, bì đùi, bịt.
Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa
Nguyên tắc điều trị đau thần kinh tọa là điều trị theo nguyên nhân. Chẳng hạn, bệnh nhân bị đau thần kinh tọa do tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng thì các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị theo bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng.
Mục đích điều trị là nhằm làm giảm các cơn đau và phục hồi khả năng vận động cho người bệnh. Điều trị nội khoa với các trường hợp nhẹ và vừa, chỉ can thiệp ngoại khoa khi bệnh biến chứng gây ảnh hưởng đến vận động, cảm giác.
Dùng thuốc
Tùy tình trạng, mức độ bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ lên phác đồ điều trị bằng thuốc với liều lượng và cách dùng cụ thể. Người bệnh tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị đau thần kinh tọa:
Thuốc giảm đau: Paracetamol hoặc Paracetamol kết hợp với opioid nhẹ (Codein hoặc Tramadol). Một số trường hợp đau nhiều có thể phải dùng đến morphin.
Thuốc kháng viêm không steroid (Ibuprofen, naproxen, diclofenac, piroxicam…): Áp dụng tùy đối tượng bệnh nhân, có thể gặp các tác dụng phụ với tiêu hóa, thận, tim mạch.
Thuốc giãn cơ (Tolperisone, Eperisone)
Thuốc giảm đau thần kinh (Gabapentin, Pregabalin, các vitamin nhóm B hoặc Mecobalamin): Áp dụng khi bệnh nhân đau nhiều, đau mãn tính.
Tiêm corticosteroid: Tác dụng giảm đau.
Thể dục và vật lý trị liệu
Thiết lập chế độ thể dục, thể thao kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng tốt trong việc đẩy lùi cơn đau thần kinh tọa tự nhiên, tăng cường độ linh hoạt của xương khớp.
Các bài tập kéo giãn cột sống, tăng cường sức mạnh khối cơ lưng.
Các hoạt động thể thao tăng cường sự dẻo dai: Bơi, xà đơn treo người nhẹ…
Có thể kết hợp đeo đai lưng để đĩa đệm cột sống bị quá tải.
Ngoài ra, người bị đau thần kinh tọa cần xây dựng chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học để tránh bệnh tiến triển nặng. Nên nằm giường cứng, không ngồi hoặc đứng quá lâu một tư thế, tránh các động tác mạnh đột ngột, tránh mang vác nặng…
Can thiệp tối thiểu
Các trường hợp thoát vị đĩa đệm dưới dây chằng có thể điều trị bằng sóng cao tần nhằm tạo hình nhân đĩa đệm, giảm áp lực đối với rễ thần kinh.
Phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị đau thần kinh tọa được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa hoặc có biến chứng nặng gây teo cơ, hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống, liệt chi dưới…
Tùy tình trạng bệnh mà các sử dụng các kỹ thuật khác nhau, gồm: nội soi, sóng cao tần, vi phẫu hoặc mổ hở, làm vững cột sống. Trong đó, thường gặp nhất là phẫu thuật lấy nhân đệm và phẫu thuật cắt cung sau đốt sống. Một số trường hợp trượt đốt sống gây chèn ép thần kinh nặng thì bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng phương pháp làm cứng cột sống, nẹp vít cột sống.
Đau thần kinh tọa nếu không điều trị được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như teo cơ, liệt chi... Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu của cơn đau khu vực dây thần kinh tọa, người bệnh cần đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị.
Tại Hà Nội, Khoa Cơ xương khớp của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám, chẩn đoán và điều trị đau thần kinh tọa được đông đảo khách hàng lựa chọn và đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn dịch vụ.
Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn từng công tác tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Royal North Shore Úc…
Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại: Máy MRI SIGNA Prime, Máy CT 128 dãy (Mỹ)… giúp phát hiện sớm tình trạng thoát vị đĩa đệm, vị trí khối thoát vị hay các tổn thương cấu trúc.
Kết hợp Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng với hệ thống máy trị liệu của Đức và kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo giúp “đẩy lùi các cơn đau thần kinh tọa nhanh chóng, cải thiện vận động cho người bệnh.
Đặc biệt, người bệnh đến thăm khám và điều trị đau thần kinh tọa tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sẽ được tận hưởng nhiều tiện ích như không gian khách sạn bệnh viện 5 sao; lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám; bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng; làm việc cả Thứ Bảy và Chủ Nhật không phát sinh phí.
Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn về phương pháp điều trị đau thần kinh tọa tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0889621046 để được hỗ trợ kịp thời.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc