Tập luyện thể thao đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ bị chấn thương rất lớn. Điều trị chấn thương thể thao bằng PRP là phương pháp tân tiến nhất hiện nay, giúp điều trị nhanh chóng và dứt điểm những chấn thương thường gặp nhất.
Những chấn thương khi chơi thể thao thường gặp?
Tham gia bất kể bộ môn thể thao nào cũng đều có nguy cơ bị chấn thương dù đó là các môn vận động mạnh, cường độ cao hay những môn có cường độ thấp như đi bộ, chạy bộ…
Mỗi bộ môn thể thao có tính chất khác nhau, phụ thuộc thêm vào kỹ năng của người chơi mà mức độ cũng như các loại chấn thương gặp phải cũng khác nhau. Trong đó, có những chấn thương thể thao thường gặp nhất như:
Căng cơ
Là tình trạng cơ bị kéo căng quá mức, gây rách một nhóm hoặc toàn bộ sợi cơ hoặc đứt gãy gân của một cơ. Đây là chấn thương rất thường gặp vì khi chơi thể thao, cơ và gân là hai bộ phận phải vận động nhiều nhất.
Các cơ thường bị chấn thương là cơ vùng háng, cơ vùng đùi sau, cơ vùng đùi trước, cơ bắp chân.
Chấn thương vai
Vùng vai thường gặp phải các chấn thương như sai khớp vai, viêm gân chớp xoay, rách vòng bít quay, tổn thương sụn viền khớp vai… Những chấn thương này thường gây đau, cứng vùng vai, khó hoặc không thể cử động vai và cánh tay, thậm chí nhiều trường hợp khớp vai bị biến dạng.
Bong gân (giãn dây chằng)
Là tình trạng rách dây chằng nối các xương với nhau. Dây chằng là tổ chức nối giữa hai hoặc nhiều xương ở vùng khớp với nhau, với tác dụng giữ vững khớp và đảm bảo khớp được hoạt động bình thường.
Những vị trí thường bị giãn dây chằng là vùng khớp gối, cổ tay, cổ chân. Bong gân cần nhiều thời gian để chữa lành.
Trật khớp
Khớp là vị trí nối giữa các xương giúp xương chuyển động lên nhau một cách linh hoạt. Trật khớp là tình trạng các mặt khớp không tiếp nối với nhau như bình thường mà bị trật khỏi vị trí do có sự tác động mạnh vào vùng khớp, gây rách bao khớp, đứt dây chằng có tác dụng giữ khớp.
Trật khớp thường gặp ở vùng vai - đòn, khớp khuỷu, khớp gối, khớp vai. Tình trạng này gây đau, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tập luyện nên cần được điều trị sớm.
Chấn thương đầu gối
Khớp gối có cấu tạo phức tạp và phải chịu tải trọng của cơ thể nên dễ bị tổn thương. Trong thể thao, các chấn thương đầu gối thường gặp là:
Chấn thương đứt dây chằng chéo trước
Chấn thương dây chằng chéo sau
Chấn thương dây chằng chéo bên trong gối
Chấn thương xương bánh chè
Gãy xương
Đây cũng là chấn thương rất thường gặp ở các vận động viên thể thao. Xương là bộ khung để cơ, gân và dây chằng bám vào, tạo ra các hoạt động của cơ thể. Gãy xương thường xảy ra do va chạm trực tiếp. Một số trường hợp là do có lực gián tiếp gây. Các xương dễ bị gãy nhất là xương cẳng tay, cẳng chân, xương bàn chân.
Xương cẳng tay, cẳng chân, xương bàn chân là những vị trí dễ bị gãy khi chơi thể thao
Viêm cân gan chân
Đây là tình trạng viêm cơ bàn chân và dây chằng nối gót chân với mặt trước của bàn chân. Triệu chứng thường gặp là đau nhói vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc đau sau khi hoạt động.
Viêm gân Achilles
Còn được gọi là viêm a-sin (gân gót). Đây là tình trạng viêm gân gót chân, với các biểu hiện đau, sưng, cứng vùng gót chân. Cơn đau nghiêm trọng hơn sau khi vận động. Nếu không điều trị sớm làm tăng nguy cơ bị rách hoặc đứt gân gót.
Phương pháp chẩn đoán các chấn thương thể thao
Chấn thương khi chơi thể thao là việc rất thường gặp. Mỗi bộ môn thể thao lại có nguy cơ mắc các chấn thương khác nhau ở tay, chân hay những bộ phận khác của cơ thể. Có nhiều loại chấn thương có thể gặp và cần được chẩn đoán chính xác tình trạng chấn thương bằng những phương pháp sau:
Kiểm tra thể chất
Bác sĩ sẽ di chuyển khớp hoặc các bộ phận bị thương khác để giúp chẩn đoán được mức độ nghiêm trọng của chấn thương.
Hỏi tiền sử bệnh
Người bệnh cần cung cấp thông tin cho bác sĩ một cách chính xác các câu hỏi như: bị thương như thế nào, bị khi đang làm gì, đã áp dụng phương pháp điều trị nào chưa, sơ cứu vết thương ra sao…
Chẩn đoán hình ảnh
Vị trí tổn thương cũng như mức độ tổn thương sẽ được chẩn đoán chính các nhờ các kỹ thuật y khoa như: chụp X-quang, siêu âm, chụp CT, chụp MRI… Hình ảnh chụp rõ nét sẽ cho biết chính xác tình trạng tổn thương của người bệnh.
Có những phương pháp điều trị chấn thương thể thao phổ biến nào?
Tùy vào mức độ và vị trí chấn thương, người bệnh có thể được điều trị bằng những phương pháp khác nhau. Một số phương pháp điều trị chấn thương thể thao phổ biến hiện nay đó là:
Nghỉ ngơi: Khi bị chấn thương, việc bạn cần làm là phải nghỉ ngơi để không tăng thêm áp lực lên xương khớp và vùng bị tổn thương. Ngoài việc dừng chơi thể thao, người bệnh cũng nên hạn chế di chuyển để xương khớp được nghỉ ngơi nhanh hồi phục vết thương.
Chườm lạnh: Ngay khi bị chấn thương, hãy lấy vài cục đá, cho vào miếng vải sạch rồi chườm. Việc này giúp hạn chế sưng và có khả năng trì hoãn việc điều trị bệnh trong thời gian ngắn.
Băng ép: Thực hiện băng bó, ép chặt vùng bị chấn thương có tác dụng giảm sưng. Lưu ý khi băng quanh vùng chấn thương thì bằng vừa phải, không băng chặt quá có thể làm trầm trọng thêm tình trạng chấn thương.
Nâng cao: Việc nâng cao phần chân bị thương có thể giúp giảm sưng, đau và viêm. Ví dụ như trường hợp bị bong gân mắt cá chân, người bệnh nằm trên giường rồi gác chân lên cao sẽ giúp giảm mức độ bong gân và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Vật lý trị liệu: Tùy tình trạng chấn thương, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp trị liệu vật liệu phù hợp với sự hỗ trợ của các thiết bị tân tiến như máy kéo giãn cơ, máy trị liệu vận động, sử dụng máy siêu âm xung kích, tia laser… để giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi chấn thương, sớm sinh hoạt và tập như bình thường.
Phẫu thuật: Nhiều trường hợp chấn thương nặng, người bệnh được chỉ định phẫu thuật để cấy ghép lại xương, điều trị những tổn thương bên trong. Việc phẫu thuật phải được chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao cùng sự hỗ trợ của máy móc hiện đại.
Có thể bạn quan tâm:
Phương pháp điều trị chấn thương thể thao bằng PRP tân tiến nhất hiện nay
Phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP ra đời được đánh giá là công nghệ điều trị các chấn thương thể thao tiên tiến hàng đầu thế giới với những ưu điểm vượt trội, giúp điều trị chấn thương chỉ sau 1 liệu trình, không cần phẫu thuật. Đặc biệt, phương pháp này đảm bảo an toàn, không lo biến chứng, thời gian thực hiện nhanh, chỉ 5 – 10 phút, không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh học của xương khớp.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu hay tên viết tắt tiếng anh là PRP (Platelet-rich Plasma), được chiết tách từ chính máu của người bệnh bằng cách lấy máu của người cần điều trị chấn thương gân đem đi ly tâm, sau quá trình ly tâm sẽ tách chiết được lượng huyết tương giàu tiểu cầu gấp 6 – 10 lần huyết tương thông thường và tiêm vào vị trí thương tổn.
Tiểu cầu khi được hoạt hoá sẽ giải phóng ra các yếu tố tăng trưởng và các phân tử sinh học để kích thích phục hồi tại chỗ của mô tế bào. Khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, nhiều loại protein có vai trò quan trọng đối với quá trình làm lành vết thương được giải phóng, quá trình này được kích thích, tốc độ và khả năng phục hồi tại chỗ của mô tế bào diễn ra nhanh hơn. Kết quả là tình trạng chấn thương sẽ được cải thiện, từng bước hồi phục chức năng xương khớp trở lại như trước.
Ưu điểm vượt trội của phương pháp này gồm:
Tận dụng tối đa khả năng chữa lành tự nhiên của cơ thể
Giúp giảm đau hiệu quả nhờ chứa các protein thay đổi thụ thể tiếp nhận cảm giác đau, các mô được phục hồi, tái tạo sụn khớp, tăng sản xuất dịch nhờn, giảm ma sát các khớp tăng khả năng vận động.
Tính an toàn tương đối cao do lấy máu tự thân, không có khả năng bị lây nhiễm bệnh, không dị ứng và không gặp nguy cơ không tương thích.
Huyết tương giàu tiểu cầu chỉ tác động tại chỗ mà không gây tác dụng phụ lên toàn thân, song song đó, tính hiệu quả cũng cao hơn hẳn
Là phương pháp điều trị khớp hiệu quả, an toàn cao, ít gây biến chứng, tương thích sinh học 100%.
Giúp giảm sẹo da, kích thích làm lành vết thương nhanh chóng.
Không nguy cơ truyền nhiễm (PRP được trích từ chính máu của bệnh nhân)
Tránh được những phẫu thuật chưa cần thiết.
Chi phí hợp lý, phương thức hiện đại, đơn giản.
Rút ngắn thời gian điều trị, chỉ mất khoảng 30 phút cho mỗi liệu trình.
Đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận.
Hiện tại, chuyên khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã triển khai điều trị chấn thương thể thao bằng PRP thành công cho rất nhiều bệnh nhân.
Quá trình tiêm PRP tại Hồng Ngọc được thực hiện hoàn toàn trong môi trường khép kín, phòng thủ thuật vô khuẩn tuyệt đối một chiều đạt chuẩn, quy trình chặt chẽ.
Bộ kit Tropocells PRP – Công nghệ được FDA Hoa Kỳ chứng nhận. Có tốc độ lên đến 3000 – 3500 vòng/phút, thu nhận tối đa lượng tiểu cầu, không lẫn hồng cầu gây viêm đau.
Với những ưu điểm trên tiêm huyết tương giàu tiểu cầu đã được chứng minh là an toàn nhất, hiệu quả nhất, nhanh chóng chấm dứt triệu chứng đau và đảm bảo hiệu quả lâu dài. Ngoài ra, tại BV Hồng Ngọc, còn kết hợp Vật lý trị liệu giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và tăng khả năng vận động của xương khớp.
Đặc biệt, đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, đã đào tạo chuyên sâu tại Trung Quốc, Nhật Bản… về kỹ năng tiêm khớp, tiêm chất nhờn tại khớp, tiêm đường hầm cổ tay, tiêm ngoài màng cứng,… tại Bệnh viện Hồng Ngọc sẽ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân bị chấn thương.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.