Người đàn ông điếc đột ngột vì một thói quen xấu rất phổ biến

Người đàn ông điếc đột ngột vì một thói quen xấu rất phổ biến

Tắm đêm bằng nước lạnh sau khi đi chạy bộ về, anh Đ.Đ.Anh (Hà Nội) hoang mang tột độ khi phải đối mặt với nguy cơ mất thính lực tai trái vĩnh viễn...

Điếc đột ngột chỉ sau 2 ngày xuất hiện triệu chứng ù tai

Đến Hồng Ngọc trong tình trạng mất hoàn toàn thính lực tai trái, bệnh nhân Đ.Đ.Anh (Hà Nội) được chẩn đoán bị điếc đột ngột - nguyên nhân xác định do tắm đêm bằng nước lạnh gây co thắt vi mạch dẫn lưu tuần hoàn tai trong.

Anh Đ.Anh thường xuyên chơi thể thao về muộn, cộng thêm công việc bận rộn nên có thói quen tắm khuya cho thoải mái. Sau một đêm ngủ dậy, anh thấy xuất hiện triệu chứng ù tai, kèm theo đó là khả năng nghe kém đi. Tới hết ngày thứ 2, tai trái của anh không còn nghe được nữa.

Tắm đêm nước lạnh Bệnh nhân bị điếc đột ngột do thói quen tắm đêm sau khi chơi thể thao

Anh chia sẻ: “Ban đầu mình cảm nhận tai ù nhẹ, song, nghĩ rằng đó là biểu hiện bình thường, sẽ tự hết nên chủ quan không tới bệnh viện kiểm tra. Đến khi mình nhận thức được mức độ nghiêm trọng thì đã muộn. Kết quả đo thính lực cho thấy tai trái mình bị điếc sâu, tiên lượng xấu và có thể mất khả năng nghe vĩnh viễn.”

7 ngày tiêm xuyên màng nhĩ - qua thời điểm điều trị vàng, khó khăn sẽ tăng gấp bội

Khi tới bệnh viện, tình trạng của bệnh nhân được ThS. BSCKII. Lưu Thu Hiền (Khoa Tai Mũi Họng - Hồng Ngọc) đánh giá là rất nặng. Bác sĩ Hiền cho biết, thời điểm điều trị điếc đột ngột lý tưởng nhất là từ 24h - 48h sau khi xuất hiện các triệu chứng bất thường. Như trường hợp của anh Đ.Anh, do đã bỏ lỡ “thời gian vàng” này nên quá trình cứu chữa sẽ khó khăn hơn nhiều. 

điếc đột ngột Kết quả kiểm tra cho thấy bệnh nhân mất thính lực hoàn toàn, tiên lượng xấu

Thay vì tiêm truyền và uống thuốc thông thường, bệnh nhân được chỉ định sử dụng phương pháp tiêm corticoid xuyên màng nhĩ. Theo bác sĩ Hiền: “Với phương pháp tiêm xuyên màng nhĩ, corticoid sẽ ngấm qua màng nhĩ phụ (màng cửa sổ tròn) vào ngoại dịch tai trong. Do đó nồng độ corticoid ở tai trong của phương pháp này cao hơn so với phương pháp tiêm và uống. Nồng độ thuốc cao, kéo dài có tác dụng chống viêm, giảm sự gắn kết kháng nguyên - kháng thể, tăng lưu lượng tuần hoàn tai trong, phục hồi các tế bào thần kinh thính giác bị tổn thương tốt hơn.”

Kết thúc 7 ngày điều trị tích cực, hiện tại, thính lực của bệnh nhân đã được phục hồi hoàn toàn. Anh Đ.Anh tâm sự: “Khi nghe chẩn đoán từ phía bác sĩ, mình đã chuẩn bị tâm lý cho trường hợp xấu nhất là điếc vĩnh viễn. Nhờ sự cấp cứu chính xác, kịp thời của bác sĩ Hiền mà tới nay, khả năng nghe của mình đã trở lại. Mình cảm thấy vô cùng may mắn vì tìm được đúng thầy, đúng thuốc.”

Chuyên gia y tế cảnh báo về thói quen hằng ngày có thể gây điếc đột ngột

Điếc đột ngột thường xảy ra ở một bên tai với các dấu hiệu lâm sàng rõ ràng nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Đây là bệnh lý cấp cứu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa.

“Lối sống hiện đại bận rộn khiến nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ hình thành thói quen xấu như thức khuya, tắm đêm, uống rượu bia, ăn uống không điều độ... Đây được coi là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm, trong đó có điếc đột ngột. Chúng ta cần từ bỏ những thói quen có hại này càng sớm càng tốt để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Không phải ai cũng may mắn khôi phục lại hoàn toàn thính lực như bạn Đ.Anh.” - Bác sĩ Hiền cho biết.

bệnh nhân hồi phục Trường hợp khôi phục thính lực như anh Đ.Anh có thể xem là rất may mắn

Với bệnh nhân điếc đột ngột, sức nghe có thể hồi phục hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. “Vì vậy, khi xuất hiện những triệu chứng bất thường như nghe kém, ù tai, chóng mặt, cảm giác đầy tai, bị đút nút tai,... người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị thích hợp.” - Bác sĩ nhấn mạnh thêm.

Điếc đột ngột nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được nếu mọi người xây dựng một lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tránh căng thẳng kéo dài và từ bỏ những thói quen xấu có nguy cơ gây tổn thương mạch thần kinh.


**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại

Hỏi đáp Bác sĩ

Viết câu hỏi

Cơ sở chuyên khoa liên quan

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay