Dịch mũi có máu: nguyên nhân gây ra là gì?

Dịch mũi có máu: nguyên nhân gây ra là gì?

02-04-2021

Tình trạng tổn thương mô niêm mạc do thời tiết hanh khô, thói quen ngoáy mũi quá mạnh… đều liên quan đến việc dịch mũi có máu hay nước mũi có máu khô. Đa phần các trường hợp dịch mũi có máu không quá nghiêm trọng nhưng vẫn không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Vậy dịch mũi có máu là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu và làm cách nào để chấm dứt tình trạng gỉ mũi có máu khô? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Dịch mũi có máu là bệnh gì?

Nước mũi có máu, gỉ mũi có máu khô là tình trạng trong dịch mũi có lẫn máu sẽ khiến bạn xì mũi ra máu. Vấn đề này trên thực tế không quá nghiêm trọng vì bất cứ ai cũng có thể bị, đặc biệt là những người thường xuyên bị sổ mũi.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng dịch mũi có máu bên cạnh dấu hiệu dịch mũi, gỉ mũi có máu khô thì người bệnh sẽ có những biểu hiện khác đó là:

  • Khô và kích ứng mũi

  • Nghẹt mũi

  • Hắt xì liên tục

Dịch mũi có máu Dịch mũi có máu sẽ xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau

Nguyên nhân dịch mũi có máu

Tổn thương bên trong đường mũi sẽ gây nên chảy máu nặng hoặc nhẹ. Đa phần các trường hợp chảy máu cam xảy ra ở trong vách ngăn mũi do nhiều nguyên nhân làm tổn thương mạch máu trong mũi, dẫn đến trong nước mũi có máu.

Tình trạng dịch mũi có máu xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể sau:

Thời tiết khô lạnh

Các mạch máu mũi sẽ bị tổn thương khi thời tiết khô lạnh vì không có đủ độ ẩm trong mũi. Quá trình phục hồi các mạch máu mũi bị vỡ sẽ chậm lại do tình trạng khô mũi và dẫn đến nhiễm trùng mũi, khiến cho dịch mũi xì ra thường xuyên có máu.

Các mạch máu trong mũi cũng sẽ bị tổn thương bởi việc ngoáy mũi, nhất là trẻ em, nguyên nhân phổ biến gây chảy máu mũi là ngoáy mũi.

Vật thể lạ trong mũi

Nếu có vật lạ trong mũi cũng sẽ gây chấn thương mũi và mạch máu mũi. Lý do này cũng rất phổ biến ở trẻ nhỏ do chúng có thể đưa bất kì đồ vật nào vào mũi.

Nghẹt mũi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp

Nghẹt mũi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cũng trở thành nguyên nhân gây chảy nước mũi có máu.

  • Thường xuyên xì mũi, hắt hơi hoặc ho do tình trạng hô hấp làm cho các mạch máu bị vỡ.

  • Cảm lạnh thông thường, dị ứng, viêm xoang hoặc tình trạng sức khỏe khác sẽ gây nghẹt mũi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp

Cấu trúc mũi bất thường

Mũi có cấu trúc bất thường như lệch vách ngăn, lỗ trên vách ngăn, gai xương, gãy mũi… đều có thể làm bạn xì mũi ra máu. Bên cạnh đó, cấu trúc mũi bất thường còn khiến mũi không đủ độ ẩm, dẫn đến chảy máu.

Xì mũi thường xuyên và xì mạnh cũng sẽ gây chảy máu mũi

Chấn thương hoặc phẫu thuật ở mũi

Chảy máu mũi khi xì mũi hoặc hắt hơi có thể do bất kỳ chấn thương hoặc can thiệp phẫu thuật vào mũi, mặt.

Tiếp xúc với chất hóa học

Khi sử dụng các loại thuốc như cocaine hoặc tiếp xúc với các hóa chất như amoniac sẽ làm các mạch máu trong mũi bị tổn thương.

Thuốc

Do một số loại thuốc nhất định như thuốc làm loãng máu aspirin, warfarin và các loại khác ảnh hưởng đến khả năng đông máu sẽ khiến dịch mũi có máu khi xì mũi.

Khối u trong mũi

Mặc dù rất hiếm nhưng dịch mũi có máu có thể liên quan đến khối u trong mũi kèm theo các triệu chứng khác trong mũi bao gồm:

  • Đau quanh mắt

  • Nghẹt mũi mà dần dần trở nên tồi tệ hơn

  • Giảm khứu giác

Một số nguyên nhân phổ biến gây nên nhầy mũi có máu được đề cập ở trên chỉ mang tính tham khảo, muốn được chẩn đoán chính xác cần đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

Dịch mũi có máu khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Khi có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây cần liên hệ ngay với bác sĩ:

  • Chảy máu mũi kéo dài

  • Chảy máu thường xuyên khi xì mũi

  • Hỉ mũi ra máu kèm theo sốt

  • Nhức đầu xung quanh hoặc trong hốc mắt

  • Sưng hoặc có quầng thâm quanh mắt

  • Tăng độ nhạy với ánh sáng

  • Đau sau gáy

  • Tăng sự khó chịu

  • Nôn kéo dài

Dịch mũi có máu Khi dịch mũi có máu kèm các triệu chứng khác hãy đến khám bác sĩ ngay

Chẩn đoán và điều trị dịch mũi có máu

Chẩn đoán

Bước đầu tiên để tìm kiếm nguyên nhân khiến nhầy mũi có máu là khám sức khỏe tổng quát và kiểm tra bệnh sử cá nhân. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ lấy dịch mũi để làm xét nghiệm chuyên sâu hơn.

Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang ngực, chụp CT hoặc nội soi phế quản để loại trừ và xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị

Việc điều trị dịch mũi có máu nhằm mục đích cầm máu và chữa lành nguyên nhân khiến dịch mũi có máu. Các phương pháp được áp dụng sẽ gồm có:

  • Dùng thuốc steroid khi tình trạng sổ mũi ra máu liên quan đến viêm.

  • Thuốc kháng sinh sẽ hữu ích khi dịch mũi có máu do viêm phổi hoặc lao.

  • Nội soi phế quản để loại bỏ huyết khối (nếu có).

  • Chữa lành mao mạch bị vỡ gây chảy máu.

  • Truyền máu, bao gồm cả huyết tương, tiểu cầu và các yếu tố đông máu.

  • Hóa trị hoặc xạ trị nếu bạn có khối u trong cơ thể.

  • Phẫu thuật mũi sẽ là phương pháp điều trị cuối cùng nếu các giải pháp khác không đem lại hiệu quả như mong đợi.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Để kiểm soát tình trạng dịch mũi có máu, mỗi người cần áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Khi chảy máu nhiều, hãy ngồi thư giãn, ngả đầu ra sau và thở bằng miệng.

  • Sau khi hết chảy máu mũ cần: Xịt nước muối để giữ ẩm mũi

  • Tránh ngoáy mũi, xì mũi hoặc nhét vật lạ vào trong mũi

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí khi thời tiết hanh khô

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có giải pháp tốt nhất khi gặp thắc mắc liên quan đến tình trạng dịch mũi có máu.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay