Bệnh thoái hóa khớp gối diễn tiến âm thầm và rất khó phát hiện nếu không được thăm khám. Vì vậy, chúng ta cần lắng nghe cơ thể, nhận biết các dấu hiệu thoái hóa khớp gối để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu thoái hóa khớp gối
Đau khớp gối
Đau khớp gối là dấu hiệu phổ biến nhất ở người bệnh. Cơn đau xuất hiện và tăng lên khi vận động, thay đổi tư thế còn khi nghỉ ngơi hay ngủ về đêm thì giảm hoặc không đau.
Đau khớp gối thường diễn ra âm ỉ, có thể thành từng đợt dài ngắn khác nhau. Trường hợp thoái hóa khớp gối do nguyên nhân thứ phát có thể đau liên tục tăng dần.
Sưng đau, nóng đỏ là dấu hiệu thoái hóa khớp gối thường gặp
Phá gỉ khớp
Dấu hiệu “phá gỉ khớp” là hiện tượng cứng khớp buổi sáng kéo dài 15-30 phút. Hoặc cứng khớp sau khi nghỉ ngơi cũng thường gặp. Bệnh nhân phải vận động một lúc khớp gối mới hoạt động được trơn tru hơn và thực hiện được các động tác đi lại bình thường. Thời gian cứng khớp thường 15 phút. Nói chung không quá 30 phút.
Phát ra tiếng tại khớp khi vận động
Khi vận động, bệnh nhân có thể nghe thấy tiếng “rắc rắc”, “lục cục” tại khớp gối. Điều này xảy ra do thoái hoá khớp gối nguyên phát hoặc sau viêm đã làm cho lớp sụn đầu xương bị bào mòn khiến hai bề mặt xương trực tiếp cọ xát với nhau.
Hạn chế vận động khớp gối
Các vận động khớp gối bị hạn chế, khó cử động như gập duỗi khớp gối, xoay khớp khó khăn,... gây cản trở sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, khi bệnh nhân ngồi xuống, đứng lên hoặc đi lại còn có cảm giác đau đớn. Trường hợp hạn chế vận động nhiều thường do các phản ứng co cơ kèm theo.
Biến dạng khớp gối
Người bệnh có thể bị biến dạng lệch trục khớp gối hoặc sờ thấy chồi xương ở quanh khớp gối. Nếu bệnh tiến triển hơn, bệnh nhân có thể thấy khớp gối sưng nề do tràn dịch. Đôi khi ấn vào xương bánh chè rồi thả tay có thể thấy xương bánh chè bập bềnh trong dịch khớp.
Đối với người bệnh ít vận động có thể bị teo cơ quanh khớp.
Có thể bạn quan tâm:
Dấu hiệu thoái hóa khớp gối cận lâm sàng
Chụp X-quang khớp gối
Chụp X-quang giúp phát hiện các tổn thương thoái hóa khớp gối như:
- Hẹp khe khớp
- Đặc xương dưới sụn
- Xẹp các diện dưới sụn.
- Hình ảnh tân tạo xương như chồi xương, gai xương.
- Các hốc xương dưới sụn.
- Đôi khi có hình ảnh hủy khớp trong giai đoạn tiến triển, nhưng hiếm gặp.
Siêu âm khớp
Siêu âm khớp cho phép đánh giá tình trạng hẹp khe khớp, gai xương và tràn dịch khớp. Ngoài ra siêu âm khớp còn đo được độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp và phát hiện các mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Chụp cộng hưởng từ khớp gối cho ra hình ảnh khớp một cách đầy đủ nhất trong không gian ba chiều. Nó còn giúp phát hiện được các tổn thương sụn khớp, dây chằng và màng hoạt dịch một cách rõ nét.
Nội soi khớp gối
Nội soi khớp gối giúp quan sát trực tiếp được các tổn thương thoái hoá của sụn khớp ở nhiều mức độ khác nhau. Sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm tế bào chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khớp khác. Thông qua nội soi khớp gối còn có thể kết hợp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả.
Nội soi khớp giúp phát hiện ra những tổn thương thoái hóa sụn khớp ở nhiều mức độ khác nhau
Các xét nghiệm khác
Tốc độ lắng máu bình thường. Bilan viêm thường không tăng.
Dịch khớp: Đếm tế bào dịch khớp 1000 tế bào/mm3
Theo thống kê cho thấy thoái hóa khớp gối là căn bệnh có tỷ lệ tàn tật lên đến 25% ở người lớn tuổi và đứng thứ hai trên thế giới. Bệnh nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ khiến khớp bị tổn thương nặng nề, gây bại liệt chi dưới, mất khả năng vận động và đi lại. Do vậy người bệnh cần nắm rõ những dấu hiệu thoái hóa khớp gối và điều trị sớm để phòng ngừa những biến chứng xảy ra.
Phòng tránh bệnh thoái hóa khớp gối
Nếu không chăm sóc khớp đúng cách, có thể khiến tiến trình thoái hóa khớp gối phát triển nhanh chóng. Vì vậy, cần phòng tránh bệnh từ sớm với các biện pháp đơn giản:
- Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao đều đặn và đúng cách, phù hợp với khả năng và thể trạng của cơ thể. Nên tập luyện các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, chạy bộ, đạp xe,… tránh những hoạt động quá mạnh, đột ngột.
Bơi lội là môn thể thao tốt cho người bị thoái hóa khớp gối
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung các thực phẩm giàu canxi và khoáng chất, tránh ăn nhiều chất béo, hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích thần kinh gây co cứng cơ.
- Kiểm soát tốt cân nặng, tránh thừa cân, béo phì.
- Đối với những người làm việc văn phòng cần nghỉ giải lao, thay đổi tư thế sau 1 – 2 giờ ngồi làm việc để tránh cơ và khớp bị mỏi.
- Massage khớp gối đều đặn mỗi ngày, vào buổi sáng và chiều, việc xoa bóp giúp cơ bắp thư giãn, lưu thông máu.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân và nên chủ động tìm hiểu kiến thức về bệnh lý xương khớp.
Ngoài ra, khi xuất hiện các dấu hiệu thoái hóa khớp gối nêu trên, người bệnh nên đi khám chuyên khoa Cơ xương khớp càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Khi thăm khám và điều trị thoái hóa khớp gối tại Chuyên khoa Cơ xương khớp BV Hồng Ngọc khách hàng sẽ được tận hưởng dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng hàng đầu Thủ đô:
– Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn từng công tác tại các bệnh viện lớn trong & ngoài nước: BV Bạch Mai, BV Việt Đức, BV Royal North Shore Úc…
– Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu đồng bộ của Mỹ: Máy MRI SIGNA Prime, Máy CT 128 dãy (Mỹ), máy đo loãng xương Hologic (Mỹ), máy siêu âm khớp Logiq P7,… cho hình ảnh sắc nét, phát hiện chính xác khối u, tổn thương xương khớp… ở giai đoạn khởi phát.
– Khoa còn kết hợp với Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng trong điều trị, sử dụng hệ thống máy trị liệu của Đức cùng kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo giúp bệnh nhân lấy lại vận động nhanh chóng, giảm đau nhức do thoái hóa khớp gối.
– Lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám đối với từng bệnh nhân
– Không gian bệnh viện sạch sẽ, có nhiều tiện ích hiện đại: wifi miễn phí, quán cà phê, nhà hàng…
– Làm việc cả thứ 7, Chủ nhật, không phát sinh chi phí
– Thủ tục bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi tối đa cho bệnh nhân
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: