Trẻ đi tướt, mọc răng - có nên lo lắng?

Trẻ đi tướt, mọc răng - có nên lo lắng?

15-11-2013
Sống khỏe

Trẻ sơ sinh đến giai đoạn đi tướt, mọc răng thường có các triệu chứng đặc trưng như sốt, quấy khóc, ho… và đặc biệt là “đi tướt”. Trẻ đi tướt mọc răng khiến nhiều mẹ lo lắng nhưng đây lại là một hiện tượng bình thường với một số trẻ. Hiểu rõ nguyên nhân cũng như dấu hiệu và phương pháp  điều trị giúp giúp cha mẹ sẽ dễ dàng chăm sóc con hơn.

Đi tướt mọc răng là gì?

Đi tướt hay còn gọi là đi ngoài ở trẻ là tình trạng thường xuất hiện khi trẻ mọc răng. Đây là hiện tượng khá bình thường, là phản ứng của cơ thể đánh dấu sự phát triển mới của trẻ.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ mà đi tướt có thể nhiều lần một ngày. Đối với những trẻ có sức khỏe yếu, mỗi ngày trẻ có thể đi tới từ 5 - 7 lần, Tuy nhiên với những trẻ bình thường thì số lần này ít hơn từ 2 đến 3 lần.

Dấu hiệu trẻ trẻ đi tướt khi mọc răng

Dấu hiệu trẻ đi tướt mọc răng như thế nào là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm. Vì nhiều người không phân biệt được trẻ đi tướt mọc răng với bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn nên thường khá lo lắng khi con đại tiện một ngày quá nhiều.

Trẻ bị tướt do mọc răng thường đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có mùi chua, không kèm nhầy, máu. Tình trạng này kéo dài không quá 4 ngày. Ngoài ra, triệu chứng tướt do mọc răng còn đi kèm với các dấu hiệu khác như chảy nước dãi, cho tay hoặc đồ vật vào miệng, không mệt lả, mất nước.

Trẻ đi tướt mọc răng Trẻ bị tướt do mọc răng thường đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có mùi chua, không kèm nhầy, máu

Trẻ bị tiêu chảy do mọc răng có thể kèm theo sốt nhẹ dưới 38,5°C do quá trình sưng lợi, nứt lợi. Nếu trẻ bị tiêu chảy kèm sốt cao trên 39°C, dù đã uống hạ sốt nhưng bị tái sốt trở lại, thì cha mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Với trường hợp trẻ bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa thì tình trạng này có thể kéo tới 1 tuần hoặc hơn. Trẻ đi ngoài phân lỏng, có mùi tanh hoặc chua, sủi bọt, có nhầy, đôi khi kèm cả máu. Ngoài ra, trẻ sẽ bị mất nước nhanh, mệt mỏi, quấy khóc nhiều, bỏ ăn, không chơi…

Lúc này cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ  để tìm hiểu nguyên nhân vì lúc này chắc chắn con bị tiêu chảy không phải do mọc răng.

Đi tướt ở trẻ có nguy hiểm hay không?

Bất kỳ tình trạng bất thường nào ở trẻ nhỏ mà không được theo dõi kịp thời sẽ gây ra những hậu quả rất lớn vì sức đề kháng của trẻ còn non yếu.

Khi trẻ bị đi tướt mà bố mẹ không biết xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con. Do đó, cha mẹ cần lưu ý quan sát và theo dõi, nếu trẻ đi tướt nhiều, mùi khó chịu, có nhầy/máu, điều đó đồng nghĩa trẻ đang bị rối loạn về tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy. Cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.

Nếu trẻ đi tướt nhiều, mùi khó chịu, có nhầy/máu, cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời

Trẻ đi tướt bao lâu thì khỏi?

Nếu chỉ đơn thuần là đi tướt mọc răng thì tình trạng này diễn ra trong khoảng một đến hai ngày trước và sau khi mọc răng. Tùy vào sức đề kháng của trẻ mà thời gian này có thể dài hơn hoặc ngắn hơn một vài ngày. Sau thời gian này, cơ thể trẻ sẽ hồi phục và phát triển bình thường.

Nếu trẻ bị đi tướt kéo dài và quá nhiều lần trong một ngày, cha mẹ không nên để bé ở nhà tự chăm sóc mà cần phải đến ngay các cơ sở y tế.

Có thể bạn quan tâm:

Những mẹo chữa đi tướt mọc răng cho bé

Khi trẻ đi tướt mọc răng cha mẹ có thể cải thiện bữa ăn cho trẻ bằng những thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe.

Trẻ đi tướt mọc răng nên ăn gì

Bé đi tướt khi mọc răng ở độ tuổi chưa ăn dặm thì mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cho con bú. Đây là cách tốt nhất để giúp bé chữa khỏi bệnh tướt.

Còn nếu trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm thì mẹ nên nấu một số món ăn loãng, nhừ, nước ép hoa quả cho bé. Dưới đây là một số gợi ý món ăn khi trẻ bị tướt:

- Các thực phẩm từ yến mạch như: cháo yến mạch, bột yến mạch, sữa tươi yến mạch hoặc sữa chua có thành phần yến mạch… sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bé tốt hơn.

- Các món ăn có chứa nhiều protein và canxi như trứng, cá, thịt bò, thịt lợn… Mẹ nên xay nhuyễn để bé dễ nuốt hơn.

Khi trẻ đi tướt mọc răng cha mẹ có thể cải thiện bữa ăn cho trẻ bằng những thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe

- Các loại rau xanh có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho hệ tiêu hóa như cải bó xôi, súp lơ, cải chíp, khoai tây…

- Nước dừa là thực phẩm chữa đi tướt mọc răng mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Để tăng điện giải cho bé, cha mẹ có thể cho thêm một chút muối nhưng không nên lạm dụng. Tốt nhất là cho bé uống vào buổi sáng, không quá 2 quả 1 ngày.

Trẻ đi tướt không nên ăn gì?

Với những trẻ vẫn còn đang bú sữa mẹ thì mẹ không nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường, đồ uống có ga, chất kích thích….

Với những trẻ ăn dặm thì bố mẹ không nên quá lạm dụng các thực phẩm chức năng, các thực phẩm nên ăn ở trên. Vì muốn cho sức khỏe của con tốt nhất thì bạn nên thiết lập cho con chế độ ăn uống phù hợp như vậy mới đảm bảo bé không bị đi tướt nữa.

Điều trị đi tướt mặc răng cho trẻ

Trẻ đi tướt do mọc rặng sẽ có cách điều trị khác nhau tuỳ thuộc vào tình trạng của con. Tuy nhiên cha mẹ có thể kiểm tra việc đi tướt của con có phải do thức ăn hay không bằng cách theo dõi các thực phẩm bé ăn trong vòng ít nhất là 2 ngày.

Đầu tiên bạn cần chú ý đến việc sữa của bé có đảm bảo hay không, được pha đúng công thức hay chưa, nước có đủ nhiệt độ pha theo khuyến cáo của nhà sản xuất hay không?...

Nếu trẻ ăn bột ăn dặm, mẹ thử cho bé ngừng ăn hoặc giảm lượng bột ăn dặm trong 2 ngày xem tình trạng đi tướt có cải thiện không. Nếu có thay đổi hãy thay cho bé bột ăn dặm khác.

Khi trẻ đi tướt mọc răng không nên cho trẻ ăn ăn uống những đồ lạnh, không dùng khăn hoặc đá chườm nướu cho trẻ

Việc kết hợp các thực phẩm nấu cho bé không đảm bảo vệ sinh hoặc kết hợp không đúng cách cũng khiến cho bé bị đi tướt. Vì vậy, mẹ cần đảm bảo thức ăn của bé được nấu chín kỹ, sạch sẽ và khoa học.

Khi trẻ đi tướt mọc răng không nên cho trẻ ăn ăn uống những đồ lạnh, không dùng khăn hoặc đá chườm nướu cho trẻ. Bên cạnh đó, đồ chơi của bé phải được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để vi khuẩn không tấn công được hệ tiêu hóa của bé. Tránh không cho bé tiếp xúc với những người bị ho, cảm cúm, sốt vì như vậy trẻ sẽ dễ dàng bị lây nhiễm bệnh.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay