Chửa vết mổ có nguy hiểm không? Cách xử trí chửa vết mổ.

Chửa vết mổ có nguy hiểm không? Cách xử trí chửa vết mổ.

20-01-2024
Sống khỏe
Sản - Phụ Khoa

Chửa vết mổ nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như vỡ vòi tử cung hoặc băng huyết do sảy thai. Cùng tìm hiểu!

Chửa vết mổ là gì?

Khi bạn sinh mổ, bác sĩ sẽ lấy em bé ra thông qua một vết rạch ở đoạn eo tử cung (ít gặp trên thân tử cung) và sẹo sẽ hình thành tại vị trí này của tử cung. Khi bạn mang thai lần sau, túi thai có nguy cơ bám vào vết sẹo này gây ra tình trạng chửa vết mổ.

Chửa vết mổ thực chất là một dạng thai ngoài tử cung do thai làm tổ trong vết sẹo mổ lấy thai trên cơ tử cung. Theo các bác sĩ, phụ nữ càng sinh mổ nhiều lần thì càng có nguy cơ chửa vết mổ.

Chửa vết mổ do đâu?

Hiện tại, giới y học vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn nguyên nhân của chửa vết mổ. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, nguy cơ chửa vết mổ thường hay gặp ở những đối tượng có tiền sử rau bám chặt, tiền sử phẫu thuật trên cơ tử cung như: bóc u xơ cơ tử cung, rau cài răng lược được điều trị bảo tồn ở lần sinh trước, chửa ngoài tử cung hoặc đã có tiền sử nạo phá thai nhiều lần.

Chửa tại vết mổ 
Người sinh mổ nhiều cần có nguy cơ chửa vết mổ cao hơn những chị em sinh mổ ít lần

Chửa vết mổ có nguy hiểm không?

Cũng như các trường hợp chửa ngoài tử cung khác, chửa vết mổ là tình trạng nguy hiểm và cần được xử lý càng sớm càng tốt.

Sẹo mổ thai tại cơ tử cung có nhiều khiếm khuyết so với những vị trí bình thường khác ở buồng tử cung. Tình trạng chửa vết mổ nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Sảy thai băng huyết: Khi túi thai phát triển tại sẹo mổ thường phải đối mặt với nguy cơ vỡ, gây chảy máu trong ổ bụng hoặc chảy máu âm đạo ồ ạt. Khi tình trạng chảy máu không được kiểm soát ngay, người mẹ có thể tử vong vì sốc mất máu.

  • Tổn thương bàng quang nghiêm trọng: Khi bánh rau bám vào sẹo mổ và phát triển nhiều hơn sẽ xâm lấn vào mặt trước tử cung gây tổn thương bàng quang, việc điều trị sẽ càng khó khăn nếu bánh rau xâm lấn vào bàng quang quá nhiều.

Đăng ký khám thai cùng bác sĩ đầu ngành TẠI ĐÂY

Các dấu hiệu nghi ngờ khi chửa vết mổ lấy thai

Các dấu hiệu nghi ngờ chửa vết mổ thường tương tự với tình trạng chửa ngoài tử cung. Một số triệu chứng thường gặp nhất bao gồm:

  • Ra máu âm đạo bất thường

  • Đau bụng âm ỉ tại vùng chậu

Qua quá trình siêu âm, các bác sĩ sẽ kết luận thai phụ chửa tại vết mổ cũ khi:

  • Không phát hiện túi ối trong buồng tử cung

  • Tim thai nằm ở thành trước đoạn eo tử cung, cơ tử cung có sự phân cách túi thai với bàng quang.

  • Có sự phân bổ mạch máu quanh túi thai, kết hợp siêu âm Doppler cho thấy gia tăng mạch máu quanh túi thai.

  • Mất hay thiếu lớp cơ giữa bàng quang và túi thai

Chửa vết mổ
Khi phát hiện khối chửa tại vết mổ cũ, bỏ thai là biện pháp quan trọng và cần thực hiện càng sớm càng tốt

Xử trí khi bị chửa tại vết mổ đẻ cũ

Chửa tại vết mổ bắt buộc phải bỏ thai để tránh nguy cơ vỡ tử cung, đồng thời bảo tồn khả năng sinh sản cho thai phụ. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp, bao gồm:

  • Hủy thai trong túi ối

  • Lấy khối thai:

    • Nong và nạo thai: thường ít được khuyến khích do phương pháp này có thể gây xuất huyết nếu thai quá to hoặc vị trí bám bất lợi.

    • Phẫu thuật lấy thai ra ngoài: mục đích chủ yếu để lấy khối thai ra ngoài khi điều trị nội khoa không đáp ứng hoặc bánh rau xâm lấn nhiều. Phương pháp này có thể giúp bảo tồn tử cung một cách tối đa. Trong trường hợp máu khó cầm hoặc khối thai có kích thước quá lớn có thể cân nhắc cắt bỏ tử cung.

  • Chèn bóng ống cổ tử cung: Thủ thuật này được tiến hành để cầm máu sau khi hút thai. Bác sĩ sẽ sử dụng sonde Foley đặt nhẹ nhàng vào cổ tử cung rồi bơm căng bóng bằng 30ml nước muối sinh lý. Việc chèn tại chỗ này kéo dài trong 12 giờ.

  • Hóa trị toàn thân: Phương pháp này có tác dụng giảm sự phân bố mạch máu ở khối thai và tiêu huỷ tế bào rau. Thuốc được sử dụng là Methotrexat 1 mg/kg, liều tiêm bắp

  • Tắc mạch máu nuôi: Đây là phương pháp điều trị phối hợp chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật hoặc kết hợp hóa trị. Bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật bằng cách thắt động mạch tử cung qua đường âm đạo hay thắt động mạch chậu trong để ngăn nguy cơ chảy máu trong quá trình phẫu thuật. 

Những mẹ đã từng sinh mổ cần làm gì để hạn chế nguy cơ chửa vết mổ?

Chửa vết mổ

Chị em đã từng sinh mổ nên chú ý khám thai tại nhũng cơ sở y tế uy tín để xác định chính xác vị trí khối thai

Các bác sĩ cho biết, nếu chị em không có kế hoạch sinh thêm con thì nên thực hiện các biện pháp tránh thai hiệu quả như triệt sản, sử dụng thuốc tránh thai hoặc sử dụng bao cao su.

Với những chị em vẫn có kế hoạch mang thai và sinh con, bác sĩ đưa ra một số lời khuyên như sau:

  • Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ về các biện pháp tránh thai sau khi mổ lấy thai

  • Chỉ nên có thai sau sinh mổ tối thiểu 24 tháng

  • Khi chậm kinh hoặc nghi ngờ có thai, bạn nên đến bệnh viện khám ngay để xác định vị trí túi thai

  • Khi quyết định đình chỉ thai do có thai ngoài ý muốn hay do thai bệnh lý, thai lưu, nếu thai phụ đã từng mổ lấy thai, cần được khảo sát cẩn thận về việc thai có bám vào sẹo mổ đẻ cũ hay không, tránh nguy cơ bị băng huyết do can thiệp không phù hợp

  • Nên sinh thường khi không có chỉ định mổ lấy thai

Chửa vết mổ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy những người đã có tiền sử mổ đẻ phải chú ý khám sức khỏe thường xuyên, khi có thai cần xác định vị trí khối thai tại những cơ sở y tế uy tín. Chửa vết mổ nếu được phát hiện sớm và xử trí kịp thời sẽ tránh được những biến chứng có thể xảy ra, ngăn ngừa tối đa nguy cơ phải cắt bỏ tử cung.  

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Nguyễn Mai Thư – Khoa Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Các bác sĩ có chuyên khoa liên quan
Bác sĩ
Nguyễn Mai Thư

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay