Chăm sóc răng miệng khi mang thai như thế nào?

Chăm sóc răng miệng khi mang thai như thế nào?

15-11-2013
Sống khỏe
Chăm sóc răng miệng khi mang thai đúng cách là cả quá trình cần sự kiên trì và tinh thần quyết tâm. Đa số các bà bầu đều có xu hướng phớt lờ sức khỏe răng miệng bởi họ không nhận thức được tầm quan trọng của chúng đối với sức khỏe và sự sinh nở sau này. 

Thời điểm mẹ bầu dễ gặp phải bệnh răng miệng

Mẹ bầu có thể dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng trong suốt thời kỳ mang thai do sự thay đổi hormone và các triệu chứng ốm nghén. Tuy nhiên, có một số giai đoạn trong thai kỳ mà mẹ bầu thường dễ gặp phải các vấn đề răng miệng nhiều hơn:
  • Giảm men răng và sâu răng trong 3 tháng đầu thai kỳ: Giai đoạn này thường xảy ra những biến đổi lớn về hormone, và buồn nôn, nôn mửa thường gặp. Việc tiếp xúc với acid dạ dày từ buồn nôn có thể làm giảm men răng, tăng nguy cơ sâu răng. Ngoài ra, do sự thay đổi hormone, một số phụ nữ cảm thấy nướu bị sưng và dễ chảy máu hơn.
  • Dễ đau răng và sưng nướu từ tuần thai thứ 25: Khi thai nhi được 25 tuần, nhu cầu canxi của bé tăng lên. Trong trường hợp mẹ thu ạp không đủ canxi thì cơ thể sẽ tự động lấy đi vi chất này từ xương của mẹ, và răng là bộ phận chịu ảnh hưởng đầu tiên.
Một số vấn đề về răng miệng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và bé. Vì vây, chăm sóc răng miệng khi mang thai đúng cách là vô cùng cần thiết.

Vì sao phải chăm sóc răng miệng khi mang thai đúng cách?

chăm sóc răng miệng Kiểm tra răng miệng trước khi mang thai là việc làm cần thiết

Trong thời kỳ mang thai, do sự thay đổi về hormone, nội tiết và sự phát triển của thai nhi làm cơ thể mẹ thay đổi, mẹ bầu có nguy cơ dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng. Chăm sóc răng miệng khi mang thai không đúng cách có thể dẫn đến:

  • Viêm nhiễm nướu thai kỳ: Đây là tình trạng viêm nhiễm nướu do tác động của hormone mang thai. Nó thường xảy ra vào cuối quý 2 và quý 3 của thai kỳ và có thể gây ra viêm nhiễm nướu, sưng nướu và đau.

  • Nguy cơ sâu răng: Buồn nôn và nôn mửa thường xảy ra trong tháng đầu thai kỳ, tăng cường tiếp xúc với acid dạ dày. Acid này có thể làm giảm men răng, dẫn đến tăng nguy cơ sâu răng.

  • Lây truyền cho bé: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những bà mẹ khi mang thai bị sâu răng thì khả năng sinh con ra sẽ có bộ máy tiêu hóa kém hiệu quả, hệ miễn dịch không được tốt và ngoài ra còn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều căn bệnh khác.

Do đó, khi thấy dấu hiệu sâu răng, răng ngả màu, thai phụ cần đến gặp nha sĩ để khám răng ngay. Điều quan trọng là phụ nữ mang thai phải thường xuyên đi khám răng để phòng ngừa và điều trị bệnh.

Tuy nhiên, giai đoạn khoảng từ 30 tuần trở đi của thai kỳ, kích thước bào thai bây giờ đã quá lớn, việc đi lại và nằm chữa răng lâu có thể sẽ gây ra chóng mặt cho thai phụ nên có thể hạn chế khám răng từ giai đoạn này.

Đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói qua hotline: 0919 645 271 hoặc điền vào form dưới đây

Chăm sóc răng miệng khi mang thai đúng cách: khám răng định kỳ

Thực tế cho thấy có một mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng của phụ nữ mang thai và thai nhi. Sự thực, các bà bầu mắc bệnh nha chu, tức là bệnh ở vùng bao quanh răng có nguy cơ sinh non cao gấp 7 lần. Vì vậy, việc chăm sóc răng miệng khi mang thai đúng cách có thể giúp cả mẹ và bé khỏe mạnh hơn.

Các chuyên gia cho biết: “Viêm lợi (sự viêm nhiễm của các mô quanh răng) trong suốt thời kỳ thai kỳ là một căn bệnh về răng miệng phổ biến thường ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Chảy máu, sưng phồng, tấy đỏ, đau lợi hoặc thậm chí là hơi thở có mùi chỉ là một số ít triệu chứng của bệnh viêm lợi thời kỳ thai nghén. Trong thực tế, 80% các bà bầu than phiền bị mắc bệnh răng miệng. Thêm vào đó, khi không chữa trị, những triệu chứng sẽ ngày một nặng thêm."

chăm sóc răng miệng Khám răng định kỳ là rất quan trọng với các bà bầu

Bệnh răng miệng có tác động tiêu cực lên răng và lợi của em bé. Nên tránh để xảy ra tình trạng này và tất cả các vấn đề về răng miệng nên được chữa trị kịp thời để tránh trẻ mắc bệnh. Vì vậy chăm sóc răng miệng khi mang thai bằng cách khám răng định kỳ là rất quan trọng. Ngoài ra, chị em nên khám răng trước và sau khi có thai để đảm bảo điều trị triệt để tránh lây cho bé.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Bên cạnh việc thăm khám định kỳ, mẹ bầu cũng cần tập thói quen vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và đúng cách - bước chăm sóc răng miệng khi mang thai đơn giản nhất. Đầu tiên, bà bầu nên đánh răng với bàn chải lông mềm. Sau đó, nên súc miệng qua với nước súc miệng diệt khuẩn. Tuy nhiên, vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng một loại sản phẩm chăm sóc răng miệng nào đó.

Các lưu ý khi đánh răng danh cho bà bầu:

  • Đánh răng 2 lần/ này và chải răng ít nhất từ 3-4 phút/ lần.  

  • Chải răng một góc 45 độ dọc theo lợi. Nhẹ nhàng chải bề mặt ngoài của răng với chuyển động rung qua lại. Đối với phần trong của răng nên cọ kỹ để có thể làm sạch chúng.     

  • Làm sạch kẽ răng định kỳ.

    Chăm sóc răng miệng khi mang thai Bà bầu nên đánh răng với bàn chải lông mềm

Ngoài ra, để hạn chế nguy cơ gây hại, mẹ bầu nên chọn những loại kem đánh răng lành tính. Thai phụ có thể sử dụng kem đánh răng của trẻ nhỏ nhưng lưu ý chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu.

Phòng chống bệnh răng miệng ở phụ nữ mang thai

Để không phải đối mặt với các chứng bệnh về răng miệng khi mang thai, ảnh hưởng đến thai nhi, chăm sóc răng miệng khi mang thia phải di kèm với các biện pháp phòng chống: 

  • Mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần vào thời điểm sau bữa ăn để giữ vệ sinh răng

    miệng.

  • Trong giai đoạn ốm nghén, sau mỗi lần bị nôn mẹ cần súc miệng lại bằng nước sạch để giảm acid có trong miệng.

  • Nếu đánh răng gây buồn nôn cho các bà mẹ mang thai, mẹ có thể đánh nhẹ nhàng sau đó súc miệng lại bằng dung dịch súc miệng hay nước muối loãng.

  • Tích cực ăn thực phẩm giàu vitamin C, B12, canxi... và hạn chế ăn đồ ngọt, đồ có ga

Với việc vệ sinh răng miệng hợp lý, chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất phụ nữ có thai có thể đảm bảo một sức khỏe tốt trong suốt giai đoạn “bầu bí”.   

Nhận biết được những bệnh răng miệng ở phụ nữ mang thai sẽ giúp mẹ bầu chăm sóc răng miệng khi mang thai đúng cách, phần nào trang bị được những kiến thức và chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho sức khỏe thai kỳ. Chăm sóc thật tốt vấn đề sức khỏe về răng miệng trong giai đoạn này cũng là cách bảo vệ sức khỏe cho con yêu và chính bản thân mình.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay