Bệnh khô gan không chữa sớm, coi chừng biến chứng nguy hiểm

Bệnh khô gan không chữa sớm, coi chừng biến chứng nguy hiểm

28-05-2020

Khô gan nằm trong số các bệnh lý về gan dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy nguyên nhân gây khô gan do đâu, cách điều trị và phòng ngừa bệnh khô gan như thế nào để mang lại hiệu quả?

Khô gan là gì?

Khô gan xảy ra khi chức năng làm việc của gan bị suy giảm, không thể lọc được độc tố, lâu ngày độc tố dần tích tụ trong gan khiến cho gan bị khô, làm cho cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

Bệnh khô gan góp phần vào nguy cơ dẫn đến các bệnh như xơ gan, chai gan, ung thư gan… nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh khô gan

Khô gan và các bệnh về gan khác đều có nguyên nhân gây bệnh tương đồng, cụ thể:

  • Do virus truyền nhiễm gây bệnh viêm gan sẽ đồng thời làm gan bị khô. Có 2 loại virus gây bệnh phổ biến và có tính lây lan cao là virus viêm gan B và viêm gan C.

  • Uống nhiều rượu bia khiến gan bị hủy hoại, làm tăng nguy cơ bị khô gan đi kèm các biến chứng bệnh thành xơ gan, ung thư gan.

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thực phẩm mất vệ sinh, ăn ít chất xơ, rau củ quả

  • Lạm dụng các loại thuốc tây khiến gan bị nóng và thải độc không kịp dẫn đến nguy cơ khô gan.

Virus truyền nhiễm là một trong những nguyên nhân gây bệnh khô gan Virus truyền nhiễm là một trong những nguyên nhân gây bệnh khô gan

Dấu hiệu nhận biết bệnh khô gan

Dấu hiệu của bệnh khô gan không quá khác biệt so với các bệnh lý về gan nói chung, nên dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh, phải đi khám và xét nghiệm chẩn đoán mới biết.

Các triệu chứng cơ bản có thể là:

  • Vàng da

    , vàng mắt: triệu chứng đầu tiên báo hiệu các bệnh lý về gan nói chung và bệnh khô gan nói riêng. Do chức năng gan kém đi dẫn đến độc tố không được thanh lọc, lượng chất bilirubin trong máu tăng cao làm người bệnh bị vàng da, vàng mắt.
  • Mệt mỏi, chán ăn, kiệt sức: Khi gặp tình trạng này chứng tỏ gan đã bị nhiễm độc, khiến việc đào thải độc tố bị khó khăn khiến cơ thể mệt mỏi khó chịu, ăn uống không ngon miệng.

  • Phân và nước tiểu có màu sậm: Khi màu phân và màu nước tiểu đổi màu là do những thay đổi trong gan, người bệnh nên để ý mỗi khi đi vệ sinh để có thể đi thăm khám kịp thời tìm nguyên nhân.

  • Nổi mụn nhọt, mẩn ngứa: Khi bị nóng gan hoặc khô gan, người bệnh sẽ bị nổi mụn nhọt và ngứa toàn thân, khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh khô gan có nguy hiểm không?

Khi mắc bất kì một bệnh lý về gan nào, kể cả khô gan thì chức năng của gan sẽ bị suy giảm và hoạt động kém hiệu quả hơn, lâu dài cơ thể sẽ bị suy nhược. Tình trạng khô gan không được chữa trị kịp thời sẽ tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm hơn như xơ gan, ung thư gan.

Bệnh khô gan có thể biến chứng thành ung thư gan Bệnh khô gan có thể biến chứng thành ung thư gan

Giải độc gan, chữa bệnh khô gan

Thay đổi chế độ ăn uống

  • Hạn chế đồ ăn đóng hộp, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị (muối, đường, cay)

  • Nói không với rượu bia, chè

  • Gia tăng thực phẩm lành mạnh: trái cây tươi, có nhiều acid hữu cơ (cam, quýt, dưa gang, dưa hấu,…), các loại trà thiên nhiên mát gan như (trà râu ngô, trà lá sen,…), các loại đỗ (đỗ xanh, đỗ đen,…), các thực phẩm thanh đạm cũng là lựa chọn ưu tiên ( mướp đắng, bí đao, ngó sen, rau má, rau diếp cá,…)

  • Uống thật nhiều nước 1,5 – 2 lít/ngày

Thay đổi chế độ sinh hoạt

  • Nói không với thuốc lá và các chất kích thích

  • Hạn chế thức khuya

  • Thể dục thể thao, sống lành mạnh tránh căng thẳng kéo dài

Kiểm tra chức năng gan

  • Khám, kiểm tra, đánh giá mức độ bệnh

  • Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị

Đăng kí nhận ưu đãi khám sàng lọc bệnh lí về Gan TẠI ĐÂY:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 - 0932 232 016

Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay