Ung thư vú: Nguyên nhân và cách điều trị

Ung thư vú: Nguyên nhân và cách điều trị

27-02-2020
Tầm soát ung thư

Vú của người phụ nữ được tạo thành từ các tuyến sữa và ống dẫn sữa, bao quanh bởi các mô mỡ và mô liên kết. Sự tăng trưởng của một tế bào nào đó trong vú một cách không kiểm soát được sẽ dẫn đến ung thư vú.

Ung thư vú là gì? Có mấy giai đoạn?

Ung thư vú là bệnh lý u vú ác tính, hình thành khi các tế bào tại tuyến vú phát triển mất kiểm soát. Đây là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ với tỷ lệ mắc bệnh tới 24.5% (theo Globocan). Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư vú có thể di căn sang các cơ quan khác, gây nguy hiểm đến tính mạng. Theo thống kê, ung thư vú là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tử vong do ung thư ở phụ nữ.

Nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú tăng lên đáng kể với phụ nữ đến tuổi 39, xác suất có ung thư vú là 1/231; từ độ tuổi 40-59, nguy cơ đã tăng lên đến 1/25 người, và từ 60 đến 79 tuổi, nó gần như 1/15 người (Số liệu của Mediresourse Inc). Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận khoảng 21.555 ca mắc mới.

Ung thư vú ở nam giới rất ít gặp, chỉ chiếm 1% trên tất cả các trường hợp. 

Ung thư vú

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới.

Ung thư vú phát triển theo 5 giai đoạn với 2 loại chính là ung thư vú không xâm lấn và ung thư vú xâm lấn. Theo các bác sĩ, ung thư vú được phát hiện càng sớm thì cơ hội điều trị khỏi càng cao, khả năng sống sau 5 năm với các bệnh nhân điều trị từ giai đoạn khu trú lên tới 99%. 

  • Giai đoạn 0 (Còn được gọi là giai đoạn tiền ung thư): các tế bào bất thường đã xuất hiện nhưng chưa lan rộng.
  • Giai đoạn 1-2: Các khối u ác tính còn nhỏ hoặc lan ra hạch bạch huyết gần đó, nhưng vẫn có thể điều trị hiệu quả.
  • Giai đoạn 3: Ung thư đã lan rộng đến nhiều hạch bạch huyết, việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
  • Giai đoạn 4: Ung thư đã di căn đến các cơ quan khác như phổi, gan, xương, não, thận,...

Nguyên nhân gây ung thư vú

Một số yếu tố nguy cơ tồn tại làm tăng tỷ lệ ung thư vú của nữ giới bao gồm:

  • Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi, đặc biệt sau 50 tuổi.

  • Đột biến gen BRCA1, BRCA2: Những người có đột biến ở các gen này có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn gấp nhiều lần so với người bình thường.

  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có mẹ, chị em gái hoặc bà ngoại mắc ung thư vú, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn do có thể mang đột biến di truyền.

  • Lối sống không lành mạnh: Chế độ ăn uống nhiều chất béo, ít rau xanh, ít vận động cùng với hút thuốc lá và sử dụng rượu bia thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

  • Sử dụng hormone kéo dài: Việc sử dụng liệu pháp hormone thay thế ( (HRT; estrogen cộng với progesterone) trong thời gian dài sau mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

  • Sinh con muộn hoặc không sinh con: Phụ nữ sinh con sau 35 tuổi hoặc không sinh con có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do cơ thể tiếp xúc với estrogen trong thời gian dài hơn.

Nếu bạn có 1 trong các yếu tố nguy cơ trên, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để thực hiện tầm soát ung thư vú định kỳ. Đăng ký khám tại BVĐK Hồng Ngọc TẠI ĐÂY: 

Triệu chứng điển hình của ung thư vú

Trong giai đoạn đầu, ung thư vú có thể không có nhiều triệu chứng bất thường. Đôi khi chị em có thể sờ thấy một khối u hay một khối cứng không rõ ràng, không di động trong bầu vú. 

Một số triệu chứng điển hình của ung thư vú có thể bao gồm: 

  • Thay đổi kích thước hoặc hình dạng vú: Một bên vú có thể to lên hoặc nhỏ đi bất thường.
  • Tiết dịch bất thường từ núm vú: Dịch có thể trong, vàng, xanh, hoặc lẫn máu, không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Núm vú bị tụt vào trong: Xuất hiện tình trạng núm vú bị co rút bất thường.
  • Da vùng vú thay đổi: Da có thể dày lên, đỏ hoặc xuất hiện vết lõm, nhăn nheo như vỏ cam.
  • Đau dai dẳng ở vú hoặc vùng nách: Đặc biệt khi không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Xuất hiện vết loét trên vú: Vết loét không lành, có thể rỉ dịch hoặc chảy máu.

Ung thư vú có nguy hiểm không?

Ung thư vú trong giai đoạn đầu hoàn toàn có thể chữa khỏi. Ung thư vú giai đoạn muộn thì các triệu chứng càng nặng nề và biến chứng càng nguy hiểm: 

  • Di căn xa: Ung thư vú có thể lan đến xương, phổi, gan, não, gây ra các biến chứng nguy hiểm như gãy xương, khó thở, suy gan hoặc rối loạn thần kinh, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Phù bạch huyết: Khi ung thư lan đến các hạch bạch huyết, có thể gây tắc nghẽn hệ thống bạch huyết, dẫn đến sưng phù cánh tay.
  • Tái phát ung thư: Ngay cả sau điều trị, ung thư có thể tái phát tại vú hoặc lan sang các bộ phận khác.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Người bệnh có thể gặp căng thẳng, lo âu, trầm cảm do tác động của bệnh và quá trình điều trị.

Các phương pháp chẩn đoán ung thư vú

Thông qua thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng cùng các xét nghiệm sinh thiết, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh và giai đoạn bệnh. 

Khám vú

Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra dấu hiệu bất thường ở vú, phần nách, các hạch xung quanh tại thượng đòn và các bộ phận lân cận. Trong quá trình khám, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành thăm hỏi bệnh sử của bệnh nhân, đặc biệt cần lưu ý đến các vấn đề như đau đầu, đau xương hoặc khó thở.

Chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán hình ảnh sẽ bao gồm 3 bước là siêu âm, chụp nhũ ảnh và chụp cộng hưởng từ: 

+ Siêu âm vú giúp phát hiện khối u ở phụ nữ trẻ. Các phương pháp siêu âm khá đa dạng, từ siêu âm thường, siêu âm 3D đến siêu âm đàn hồi và siêu âm quét thể tích vú. 

+ Chụp X-quang tuyến vú (nhũ ảnh) thường được chỉ định cho bệnh nhân sau 40 tuổi, giúp phát hiện sớm các tổn thương nhỏ.

+ Chụp cộng hưởng từ (MRI) thường được sử dụng sau khi chụp nhũ ảnh, có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ lan rộng của khối u.

Sinh thiết tế bào

Trong nhiều trường hợp chị em đi khám khi vú chảy dịch bất thường. Khi này, các bác sũ sẽ lấy dịch từ vú và xét nghiệm tế bào học để tìm kiếm tế bào ung thư, qua đó xác định bệnh. 

Với những chị em có u vú nghi ngờ ung thư sẽ được chỉ định thực hiện sinh thiết một phần khối u hoặc lấy hoàn toàn khối u vú để xác định bệnh hoặc giai đoạn bệnh. Hiện nay có phương pháp VABB được áp dụng rộng rãi nhờ khả năng sinh thiết tức thì u vú mà không cần phẫu thuật. 

Điều trị ung thư vú như thế nào?

Phát hiện sớm ung thư vú và điều trị đúng cách, kịp thời giúp giảm thiểu khả năng ung thư lan rộng và tăng cơ hội hồi phục hoàn toàn.

Điều trị ung thư vú sẽ theo hướng cá thể hóa, phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của khối u, khả năng đáp ứng với điều trị, và giai đoạn bệnh đã lan rộng. Lựa chọn điều trị cho bệnh ung thư vú bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, và điều trị thuốc (bao gồm cả nội tiết tố và liệu pháp sinh học).

Phẫu thuật

Phương án phẫu thuật được sử dụng nhằm mục đích làm sạch u và hạch bạch huyết, giảm triệu chứng hoặc điều trị tạm thời biến chứng: 

  • Cắt bỏ khối u bảo tồn vú: Giữ lại mô vú khỏe mạnh, phù hợp với ung thư giai đoạn sớm.
  • Cắt toàn bộ tuyến vú: Được áp dụng khi khối u lớn hoặc có nguy cơ tái phát cao.
  • Phẫu thuật tái tạo vú: Giúp phục hồi thẩm mỹ sau điều trị.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư qua đường tiêm, thường áp dụng cho ung thư giai đoạn tiến triển hoặc đã di căn, đặc biệt khi ung thư âm tính với thụ thể hormone. 

Mặc dù được sử dụng phổ biến xong phương pháp này cũng gây ra một số tác dụng phụ: Rụng tóc, buồn nôn và suy giảm miễn dịch.

Ung thư vú

Ung thư vú có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện từ giai đoạn sớm.

Liệu pháp nhắm mục tiêu

Liệu pháp nhắm mục tiêu gây trở ngại cho sự phát triển của tế bào ung thư bằng cách can thiệp vào gen, protein hoặc một mạch máu cụ thể. Liệu pháp này có thể sử dụng cho nhiều loại ung thư vú tiến triển, bao gồm: 

  • Kiểm soát protein HER2 với các bệnh nhân bị dương tính với yếu tố tăng trưởng biểu bì 2 (HER2). 

  • Nhắm vào một số protein nhất định trong tế bào nhằm ngăn tế bào phân chia, qua đó hạn chế tối đa nguy cơ tiến triển tế bào ác tính. 

  • Nhắm mục tiêu với đột biến gen BRCA và ung thư vú, ức chế protein PARP để tăng cường quá trình sửa chữa DNA hư trong tế bào.

  • Liên hợp thuốc kết hợp kháng thể và thuốc hóa trị, nhắm vào các tế nào ung thư không có estrogen hoặc progesterone và không dương tính với HER2. 

Liệu pháp nhắm mục tiêu là thuốc tiêm và có thể gặp các tác dụng phụ như sốt, ớn lạnh và đau đầu.

Sử dụng hormone 

Điều trị nội tiết tố (ví dụ như tamoxifen) sẽ giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư và có thể được sử dụng cho đến 5 năm đối với phụ nữ sau mãn kinh bị ung thư thụ thể dương tính. Tác dụng phụ thường gặp của liệu pháp nội tiết tố bao gồm các cơn nóng bừng và kinh nguyệt không đều.

Kích thích hệ thống miễn dịch

Việc kích thích hệ thống miễn dịch ở bệnh nhân ung thư tiến triển là cách để hệ miễn dịch của con người có thể phát hiện và tiêu diệt tế bào ung thư. Các loại thuốc điều trị miễn dịch sẽ được áp dụng để hệ miễn dịch có thể “kiểm tra” các protein trong cơ thể, qua đó khôi phục phản ứng miễn dịch với các tế bào lạ, đặc biệt là tế bào ung thư. 

Xạ trị

Phương án xạ trị thường được thực hiện sau khi cắt bỏ khối u hoặc cắt bỏ 1 phần vú. Bức xạ giết chết tế bào ung thư còn sót lại ở vú, ở nách và thành ngực. Tác dụng phụ của xạ trị thường gặp là đỏ da và mệt mỏi.

Cách phòng tránh ung thư vú

ung thư vú

Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Hiện nay chưa có nghiên cứu chính thức nào về thực phẩm hay loại thuốc có thể ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, chị em có thể áp  dụng các phương pháp sau để nâng cao sức đề kháng qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm: 

  • Tập thể dục thường xuyên, xây dựng chế độ ăn uống ít chất béo, lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả.

  • Dừng uống rượu bia, không hút thuốc lá. 

  • Giữ cân nặng trong mức phù hợp.

Ngoài ra, phụ nữ cần có thói quen tầm soát ung thư vú định kỳ để phát hiện sớm, qua đó có biện pháp điều trị kịp thời trước khi bệnh trở nên nặng nề hơn và không thể khắc phục được. Chị em có thể tự kiểm tra vú tại nhà hàng tháng, chụp nhũ ảnh tại các bệnh viện với tần suất 1 năm/ lần với những phụ nữ trên 40 tuổi. 

Các xét nghiệm giúp tầm soát ung thư vú bao gồm: Siêu âm tuyến vú, nhũ ảnh (chụp X-quang), chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc thực hiện sinh thiết - giải phẫu bệnh phẩm. 

Thăm khám và điều trị ung thư vú tại BVĐK Hồng Ngọc: An toàn hơn, nhẹ nhàng hơn

Hơn 20 năm chăm sóc sức khỏe toàn diện, đảm bảo chất lượng khám và điều trị bệnh cao nhất theo chuẩn ACHS, Khoa Ung bướu - BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và điều trị ung thư vú nhiều giai đoạn. Phác đồ điều trị ung thư vú được xây dựng theo hướng cá thể hóa đa mô thức giúp đảm bảo bệnh nhân được thăm khám chính xác, điều trị hiệu quả, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh. 

Khám và điều trị cùng đội ngũ bác sĩ Ung bướu giàu kinh nghiệm

BVĐK Hồng Ngọc quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia Ung bướu với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện tuyến đầu cả nước. Các bác sĩ với chuyên môn cao và sự tận tâm sẽ đồng hành cùng người bệnh trong suốt quá trình, qua đó giúp chị em an tâm hơn, thoải mái hơn. 

Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại

Khoa Ung bướu - BVĐK Hồng Ngọc được đầu tư trang bị hệ thống máy móc - trang thiết bị y tế hiện đại nhập khẩu trực tiếp từ các tập đoàn hàng đầu thế giới: 

  • Hệ thống máy siêu âm Logiq Fotis và Voluson Expert 22 giúp phát hiện u vú dù là nhỏ nhất, tích hợp công nghệ AI hiện đại tự động đo kích thước và phân tích tính chất khối u. 
  • Hệ thống chụp cộng hưởng từ MRI hiện đại mang lại giá trị chẩn đoán vượt trội, giúp nhanh chóng đo lường toàn bộ tổn thương vú (nếu có). 
  • Hệ thống chụp nhũ ảnh Mamography hiện đại, phát hiện u vú kích thước nhỏ, nhanh chóng đo lường tổn thương vôi hóa tại vú, phát hiện tế bào ung thư giai đoạn sớm. 

Đặc biệt, không gian điều trị hóa trị cho bệnh nhân ung thư được thiết kế riêng biệt, thoáng đãng. Hệ thống phòng lưu viện riêng tư với đầy đủ tiện ích giúp bệnh nhân thoải mái hơn trong quá trình điều trị. 

Dịch vụ chăm sóc chuẩn quốc tế với chất lượng 5 sao

Đáp ứng toàn diện bộ tiêu chí EQUIP7 theo chuẩn ACHS, BVĐK Hồng Ngọc đảm bảo dịch vụ chăm sóc chất lượng cao theo tôn chỉ “Lấy người bệnh làm trung tâm”, qua đó đem đến tâm lý thoải mái và an yên cho người bệnh: 

  • Hệ thống phòng lưu viện thoáng đáng với đầy đủ tiện nghi, phục vụ toàn diện nhu cầu người bệnh tỏng giải trí và điều trị. 
  • Thăm khám và điều trị theo tiêu chí 1 - 1, đảm bảo tuyệt đối tính riêng tư cho người bệnh. 
  • Đội ngũ nhân viên y tế tận tâm, chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ mọi lúc. 
  • Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ giúp bệnh nhân sớm hồi phục sức khỏe. 

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay