Bệnh gút vô căn là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh gút vô căn là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

25-08-2022

Gút vô căn là một loại bệnh lý về xương khớp phổ biến và thường xuất hiện ở nam giới độ tuổi trung niên. Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh gút vô căn càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa.

Bệnh gút vô căn là gì?

Bệnh gút được coi là một dạng viêm khớp, thường xuất hiện với những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón tay, ngón chân, đầu gối, kèm theo hiện tượng sưng đỏ, thậm chí là gây khó khăn trong việc đi lại, hoạt động của người bệnh.

Gút vô căn hay còn gọi là gút nguyên phát, là loại bệnh chiếm đa số trong các trường hợp người bị bệnh gút. Bệnh gút vô căn xuất hiện là do hội chứng tăng axit uric máu không triệu chứng hay nói cách khác là bệnh nhân chưa có những dấu hiệu lâm sàng của bệnh gút nhưng chỉ số axit uric máu lại vượt quá ngưỡng cho phép (hơn 420 micromol/l).

Nguyên nhân gây bệnh gút vô căn

Gút vô căn thường gắn liền với yếu tố di truyền hoặc do cơ địa. Gút vô căn xuất hiện là do quá trình tổng hợp purine nội sinh trong cơ thể người bệnh làm tăng acid uric quá mức. Phần lớn bệnh gặp ở nhóm nam giới trên 40 tuổi, có thói quen sinh hoạt và ăn uống không khoa học, lành mạnh.

Purine là chất tự nhiên tồn tại trong hầu hết các loại thực phẩm, mỗi loại đều có hàm lượng purine khác nhau, đặc biệt ở một số nhóm thịt, cá, hải sản… có chứa hàm lượng chất này cao. Cơ thể sẽ sản sinh ra acid uric khi tiêu hóa purine và nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa purine thì đồng nghĩa với việc sản sinh acid uric dư thừa.

Thông thường chỉ số acid uric trong máu của cơ thể được duy trì ở mức cố định đối với nam giới là 210 – 420 umol/L và 150 – 350 umol/L đối với nữ giới. Tuy nhiên, bằng lý do nào đó có thể là cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thận không đào thải được hết hay do những bất thường trong chu trình tạo ra loại acid này dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút vô căn.

Lâu ngày, các tinh thể urat dư thừa tích tụ trong khớp có thể cọ xát vào màng hoạt dịch gây sưng, đau và viêm nhiễm. Điều này xảy ra đồng nghĩa với việc tạo thành các đợt viêm gút cấp.

Bệnh gút vô căn Bệnh gút vô căn xảy ra do nồng độ acid uric trong cơ thể tăng quá mức

Bệnh gút vô căn có nguy hiểm không?

Theo thống kê cho thấy, bệnh gút vô căn không phải là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong cho người bệnh nhưng những biến chứng của bệnh lại là tác nhân làm gia tăng tỷ lệ tử vong tùy thuộc vào mức độ của bệnh.

Bệnh gút thường gắn liền với nhóm bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: suy thận, tiểu đường type II, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, thừa cân, béo phì,... Từ đó làm tăng tỉ lệ tử vong do tim mạch từ 30-50%, tai biến mạch máu não.

Ngoài ra, bệnh nhân gút cũng có nguy cơ cao bị suy giảm chức năng gan do phải sử dụng nhiều loại thuốc trong quá trình điều trị .

Thoái hóa khớp, biến dạng khớp, mất khả năng vận động do những cục tophi gây ra cũng là biến chứng nguy hiểm của bệnh gút. Khi những hạt tophi vỡ ra, tạo điều khiện cho vi khuẩn xâm lấn và gây ra viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết.

Bên cạnh đó, việc làm dụng thuốc giảm đau có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, loãng xương, gãy xương, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, đột tử.

Như vậy, bênh gút vô căn nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.

Dấu hiệu bệnh gút vô căn

Dấu hiệu của bệnh gút vô căn thường là cấp tính, xảy ra vào ban đêm và có những biểu hiện sau: 

  • Đau khớp đột ngột và dữ dội: Triệu chứng này xảy ra phần lớn ở khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay. Tần suất xảy ra ít hơn ở các khớp háng, vai và vùng chậu. Cơn đau có thể dữ dội, đau rát như lửa đốt, sưng phồng, nóng đỏ và trở nên nghiêm trọng nhất trong vòng 4 đến 12 giờ đầu.
  • Đau âm ỉ, kéo dài: Sau cơn đau dữ dội, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau âm ỉ, cơn đau có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, tần suất sẽ tăng dần trong những lần sau đó.
  • Viêm và sưng đỏ: Các khớp bị tổn thương trở nên sưng đỏ, phù nề và nóng rát.
  • Giới hạn khả năng hoạt động khớp: Khi bệnh tiến triển nặng, có khả năng bạn sẽ không thể cử động khớp bình thường.

Tốt hơn hết, khi gặp phải các triệu chứng của bệnh gút, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được khám và điều trị kịp thời.

Đau sưng đỏ các khớp ngón chân là dấu hiệu thường thấy ở người bệnh gút vô căn Đau sưng đỏ các khớp ngón chân là dấu hiệu thường thấy ở người bệnh gút vô căn

Điều trị bệnh gút vô căn đúng cách

Bệnh gút có thể chữa được nếu người bệnh tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Một số phương pháp điều trị bệnh gút vô căn phổ biến hiện nay bao gồm:

Sử dụng thuốc

Dùng thuốc theo sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ điều trị. Các thuốc điều trị bệnh gút vô căn phổ biến:

  • Thuốc chống viêm không steroid NSAID.
  • Thuốc colchicine.
  • Thuốc corticosteroid.
  • Thuốc ngăn chặn sản xuất acid uric.
  • Thuốc đào thải acid uric.

Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật nội soi khớp được chỉ định đối với trường hợp bị viêm khớp kéo dài. Mục đích của phương pháp này là cắt bớt bao hoạt dịch của khớp, đối với khớp bị hỏng hoàn toàn có thể thay thế bằng khớp nhân tạo. 

Bệnh gút vô căn Phẫu thuật nội soi khớp

Ngoài ra, để hỗ trợ và thúc đẩy quá trình điều trị bệnh gút vô căn thì người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt cho phù hợp. Cụ thể:

  • Lắng nghe sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Không tự ý uống thuốc hoặc bỏ thuốc khi không có chỉ định
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn biến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe
  • Tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, duy trì cân nặng ở mức hợp lý
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: tránh ăn nội tạng, hải sản, thịt đỏ nhất là gan, cá mòi. Ăn ít thực phẩm chứa nhiều chất béo. Tích cực ăn thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua,… Thay thế dùng đường tinh luyện bằng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc
  • Uống 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để giúp thanh lọc cơ thể, đào thải mọi độc tố
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, đặc biệt là bia rượu
  • Không hút thuốc lá, uống cà phê, trà, nước có ga,...
  • Chủ động khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh và điều trị sớm

Ngoài việc sử dụng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, người bệnh có thể điều trị bệnh gút theo phác đồ ACR Hoa Kỳ. Theo đó, phác đồ ACR Hoa Kỳ là một trong những cách chữa gút cực kỳ hiệu quả, có thể điều trị dứt điểm, xua tan nỗi lo tái phát bệnh. Đây là phương pháp tân tiến và được đánh giá cao trong tất cả các cách trị gút, kết hợp 2 trong 1 giữa điều trị nội khoa (giảm acid uric máu) với Vật lý trị liệu. Phương pháp này hiện đã được triển khai thực hiện tại BV Hồng Ngọc. 

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: 

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay